Tình hình sản xuất dây hợp kim nhôm AlZr trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo hợp kim nhôm chịu nhiệt al zr dùng để sản xuất dây cáp điện (Trang 38 - 41)

LUẬN VĂN THẠC SĨ | LÝ THÁI PHÁP - KỸ THUẬT VẬT LIỆU

cũng như công nghệ đúc liên tục (CC), và nhu cầu của thị trường châu Âu hiện nay khoảng 2000-3000 tấn/năm. [18]

Hiện nay với quy mô công nghiệp, các hợp kim Al-Zr thường được sản xuất bằng công nghệ đúc cán liên tục Continuus Properzi (CCR), và SCR của công ty Southwire. Phương pháp đúc liên tục (CC) và ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp sản xuất không liên tục.

Hình 1. 17 Các quy trình sản xuất dây hợp kim nhôm Al-Zr 1.5.1. Phương pháp đúc và cán liên tục Continuus Properzi (CCR)

Quy trình CCR có thể được chia thành ba giai đoạn cơ bản:

 Nấu luyện hợp kim: nấu chảy, tạo hợp kim và đúc trên bánh xe đúc

 Cán nóng ra kích thước dây cán  9.5mm

 Kéo dây thành phẩm

 Xử lý nhiệt

1.5.2. Phương pháp SCR [19]

Đây là quy trình sản xuất liên tục hợp kim nhôm của công ty Southwire (Mỹ) tạo sản phẩm trung gian là dây cán hợp kim nhôm chất lượng cao và đồng bộ tính chất điện và tính chất cơ học.

LUẬN VĂN THẠC SĨ | LÝ THÁI PHÁP - KỸ THUẬT VẬT LIỆU

Quá trình lọc liên tục kim loại nóng chảy trước khi đúc sẽ loại bỏ nứt do tạp chất có kích cỡ lớn. Sản phẩm đồng đều về tính chất trong suốt cuộn dây

1.5.3. Phương pháp đúc liên tục

Trong phương pháp đúc liên tục, kim loại nóng chảy ở 709C hướng về một khuôn đúc bằng đồng có đường kính 1100mm, quay với tốc độ 2 vòng/ phút, được làm mát từ 4 hướng bằng nước, nhiệt độ thanh đúc khi ra khỏi khuôn khoảng 450C [18]

Phương pháp đúc liên tục hợp kim được mô tả trong bằng sáng chế US.Patent.

No 6,672,368 B2. Có sơ đồ như Hình 1.18

Hình 1. 18 Sơ đồ hình chiếu tổng quát phương pháp đúc liên tục [20]

Kim loại lỏng đi qua lòng khuôn là hai bánh xe đúc, hình dạng mặt cắt ngang của vật đúc là hình dạng khe hở của 2 bánh xe đúc, vật đúc có thể dạng thanh hoặc dạng tấm, sau khi ra khỏi khuôn vật đúc được làm mát bằng nước. Tốc độ đúc từ 7m/phút. Tuy nhiên, trong phương pháp này thường xảy ra hiện tượng thiên tích vật đúc.

1.5.4. Phương pháp sản xuất không liên tục

Hợp kim được đúc thỏi trong khuôn kim loại, cán nóng sau đó sẽ được kéo nguội và hóa già nhân tạo. Phương pháp này thu được thành phẩm với chất lượng có thể chấp nhận được, tuy nhiên việc sản xuất theo từng mẻ mà không đúc liên tục thì chỉ sản xuất dây cán hợp kim với số lượng hạn chế do kích thước phôi nhất định, và chỉ sản xuất một lượng dây cán tương ứng và các cuộn dây cán riêng biệt sẽ được hàn lại nhằm làm tăng chiều dài dây. Thỏi đúc sau khi tạo thành dây cán sẽ phải cắt bỏ

LUẬN VĂN THẠC SĨ | LÝ THÁI PHÁP - KỸ THUẬT VẬT LIỆU

phần đầu do chất lượng không đảm bảo, nên phương pháp này sẽ sinh ra một lượng phế liệu đáng kể. Ngoài ra việc hàn dây có thể không đảm bảo tính đồng nhất về cấu trúc cũng như tính chất cho toàn bộ cuôn, hơn nữa khó khăn trong việc đảm bảo điều kiện giống nhau trong nung nóng và cán của các thỏi đúc khác nhau tạo ra những cuộn dây cán có tổ chức hạt khác nhau.

Quá trình sản xuất không liên tục tạo một khoảng thời gian đáng kể làm cho nhôm bị oxy hóa. Đó là thời gian trong quá trình làm nguội phôi đúc, thời gian nung trước dây cán đến quá trình làm nguội dây cán, hay quá trình tôi của dây cán. Kết quả cho thấy dây cán bị oxy hóa đáng kể, gây cứng dây cán, làm dây cán bị đen mờ.

Thêm vào đó, khả năng oxy hóa cao và dây cán cứng sẽ gây cản trở cho việc kéo dây.

1.5.5. Tình hình sản xuất dây cáp điện chịu nhiệt ở nước ta

Hiện nay theo khảo sát thì sản phẩm dây cáp điện siêu nhiệt đã có sản phẩm thương mại sản xuất tại Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất với các đối tác nước ngoài. Tuy nhiên việc nghiên cứu chế tạo hệ hợp kim Al- Zr-Si sử dụng nguồn nguyên liệu tinh quặng zircon vẫn là đề tài còn mới mẻ, chưa có công ty nào triển khai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và chế tạo hợp kim nhôm chịu nhiệt al zr dùng để sản xuất dây cáp điện (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)