Giải pháp phân cấp

Một phần của tài liệu Vai trò của xe điện lai tích hợp (phev) trong việc quản lý sự cân bằng ở lưới điện thông minh (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐA TÁC NHÂN TRONG VIỆC GIẢM SỰ MẤT CÂN BẰNG LƯỚI ĐIỆN

4.2 CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỀ XUẤT

4.2.1 Giải pháp phân cấp

4.2.1.1 Cơ chế phối hợp của MAS

Trong hình 4.2.1.1 mô tả cơ chế phối hợp của MAS dựa trên giải pháp phân cấp của hệ thống như sau :

1. Khi các PHEV có nhu cầu sạc sẽ gởi ý định cho các biến kết nối, việc các PHEV gởi các ý định được phân tích như các tác nhân sinh ra từ các PHEV. Sự kết hợp các ý định tại mỗi tác nhân biến áp sẽ là ý định sạc của các PHEV, và các BRP sẽ thông qua đó để đưa ra một sơ đồ ý định của tất cả PHEVs được kết nối với lưới điện phân phối .

2. Khi hình thành được sơ đồ ý định dựa trên yêu cầu đưa ra thì các tác nhân BRP sẽ quyết định mức năng lượng sẽ được sạc trong bước tiếp theo. Việc thực hiện của các BRP sẽ theo một chiến lược phù hợp với đồ thị được lập dựa trên việc phân tích.

3. Đối với các tác nhân BRP sau khi có chiến lược phù họp sẽ thông báo cho các tác nhân biến thế về mức năng lượng sẽ được cung cấp cho các nhánh sạc trong các bước tiếp theo. Theo đó, tác nhân của biến áp phân sẽ phân chia năng lượng này cho các PHEV đã được kết nối vào lưới .

4. Tiếp đến các tác nhân PHEV sẽ bắt đầu tính mức năng lượng được nhận trong quá trình sạc theo qui định.

Cơ chế phối hợp được đề cập sẽ thực hiện ở mức độ tần số phù hợp vào sự thích ứng các tình huống . Việc thích ứng các yêu cầu của từng trường hợp sẽ hình thành sự phối hợp dựa vào tín hiệu đồng bộ hóa từ các BRP xuống đến các PHEV

Để thực hiện những yêu cầu của tất cả PHEV và đồng thời để các BRP ước tính được sự linh hoạt chung của PHEV chúng ta phải có một dự kiến phù hợp để thể hiện mục mục đích này.

Dựa vào sự phân cấp được phân tích của giải pháp đã đề cập (MAS) ta có thể hình dung được một số tình huống giả thuyết sau :

Trong hình 4.2.1.2 là sơ đồ dự kiến của 2 PHEVs

Khi khảo sát sơ đồ này, một đồ thị dự kiến mô tả hai PHEV tại một thời điểm trong một khoảng thời gian. Chúng ta có PHEV(A) và PHEV (B). Thời gian cho

mỗi PHEV tách ra khỏi lưới là không giống nhau. Khoảng thời gian được chia thành 5 giai đoạn và mỗi giai đoạn là ẳ giờ (15’) theo trục mụ tả nằm ngang và trục còn lại chỉ ra mức năng lượng hiện hữu.

Chúng ta có thể thấy PHEV (A) sẽ tách rời khỏi lưới sau 30’ còn PHEV (B) sẽ tách rời khỏi lưới trong vòng 45’ . Giả sử trường hợp đề cập này các PHEV đều cần sạc 1kWh khi tách ra khỏi lưới.

Trong trường hợp chúng ta sạc các PHEV đồng đều như nhau theo thời gian thì khi PHEV(A) tách ra khỏi lưới thì mức năng lượng sẽ không đạt yêu cầu, và phần còn lại sẽ không thể sạc hoàn toàn cho PHEV(B) trong khoảng thời gian còn lại, do nhiều yếu tố liên quan đến tác nhân của PHEV.

Trong trường hợp khác, nếu giải pháp phù hợp sẽ giảm thiểu sự mất cân bằng như đã đề cập, BRP sẽ đưa ra một kế hoạch sạc phân cấp. Trong thời gian 15’

đầu, ưu tiên cho việc sạc đầy PHEV A với số Kwh gấp đôi khi sạc cho PHEV B.

Theo tình huống nêu ra, thì sau 15’ đầu PHEV B chỉ sạc được 50% điện năng yêu cầu . Sau 15’ đầu, PHEV A được sạc đầy và PHEV B tiếp tục sạc mới đạt yêu cầu 100% . Chúng ta thấy khi chọn tình huống phân cấp này khi các PHEV tách ra vẫn đáp ứng tình huống thời gian của PHEV A và PHEV B khởi hành trong dự định mới mức năng lượng phù hợp.

Hình : 4.2.1.2 Sơ đồ dự kiến của PHEVs

Chúng ta có thể thấy khi các PHEV được sạc theo giải pháp phù hợp thì chúng ta sẽ giảm sự mất cân bằng trên lưới điện. Tuy nhiên để thực hiện điều này thì chúng ta không thể đáp ứng cân đối các yêu cầu cùng lúc, mà cần lựa chọn mục tiêu cho tình huống cụ thể vì vậy phải có những chiến lược phù hợp dựa vào giải pháp MAS trong từng tình huống cụ thể.

Một phần của tài liệu Vai trò của xe điện lai tích hợp (phev) trong việc quản lý sự cân bằng ở lưới điện thông minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)