KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng xỉ thép làm cốt liệu trong chế tạo bê tông xi măng ở việt nam (Trang 77 - 99)

Để nghiên cứu các tính chất của bê tông cốt liệu xỉ thép, đề tài tiến hành nghiên cứu, so sánh một số tính chất của bê tông sử dụng cốt liệu xỉ thép (X) có thành phần cấp phối hợp lý đã tìm được trong chương 3 và bê tông đối chứng (D) sử dụng đá thiên nhiên.

H n hợp bê tông và bê tông được thí nghiệm các chỉ tiêu:

- Độ sụt của h n hợp bê tông; khối lượng thể tích và độ hút nước của bê tông.

- Tính chất cơ học của bê tông: cường độ chịu n n, cường độ chịu kéo khi uốn, và các tính chất khác như modul đàn hồi, độ chống mài mòn, tính thấm nước.

- Tính bền vững của bê tông trong các môi trường xâm thực axit (HCl 5%) và muối axit (MgSO4 5%).

Phương pháp chế tạo và bảo dưỡng mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3105:1993.

4.1.1 Ảnh hưởng của xỉ thép đến độ lưu động của h n hợp bêtông Thí nghiệm khảo sát độ sụt được tiến hành theo TCVN 3016:1993.

Khi tiến hành đúc mẫu thăm dò, kết quả thí nghiệm cho thấy, nếu xỉ thép không được ngâm bão hòa nước trước khi trộn thì h n hợp bê tông xỉ có độ sụt bằng 0 trong khi h n hợp bê tông đá có độ sụt bằng 5cm (hình 4.1).

Để khắc phục hiện tượng trên, xỉ th p được ngâm bão hòa nước trước khi trộn bê tông. Đá cũng được ngâm bão hòa nước khô bề mặt như xỉ. Kết quả thử độ sụt cho thấy, không phân biệt cấp phối, h n hợp bê tông xỉ sắt có độ sụt bằng 4cm trong khi bê tông sử dụng cốt liệu đá có độ sụt là 6cm (bảng 4.1 và hình 4.2)

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 62

(a) (b)

Hình 4.1: Độ sụt của bê tông xỉ (a) và bê tông đá (b) khi chưa ngâm bão hòa cốt liệu lớn Bảng 4.1: Kết quả đo độ sụt của h n hợp bê tông

Độ sụt của h n hợp bê tông có cốt liệu lớn là, cm

Đá khô Đá bão hòa nước Xỉ khô Xỉ bão hòa nước

5 6 0 4

Hình 4.2: Độ sụt của h n hợp bê tông

 Nhận xét:

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 63

Khi xỉ chưa được ngâm bão hòa nước, h n hợp bê tông cốt liệu xỉ khô và rời rạc.

Nguyên nhân là do xỉ thép có cấu trúc bề mặt nhiều vết r với vô số l r ng hở, nên đã hút hết nước khi nhào trộn, làm cho hồ xi măng thiếu nước, trở nên khô cứng.

Khi cốt liệu lớn đã được ngâm bão hòa nước, độ lưu động của h n hợp cốt liệu xỉ vẫn thấp hơn của h n hợp bê tông cốt liệu đá. Điều này có thể giải thích như sau:

mặc dù có hình dạng tương đối tròn hơn so với đá, nhưng do đặc điểm cấu trúc bề mặt của hạt xỉ ghồ ghề nhám ráp nên đã làm giảm tính dẻo của h n hợp bê tông. Vì vậy mặc dù có cùng tỉ lệ N/X nhưng h n hợp bê tông đá dăm vẫn dễ chảy hơn h n hợp bê tông sử dụng cốt liệu xỉ thép.

4.1.2 Ảnh hưởng của xỉ thép đến khối lượng thể tích và độ hút nước của bê tông

Khối lượng thể tích và độ hút nước của bê tông sử dụng cốt liệu xỉ và đá dăm được thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3113:1993. Kết quả thí nghiệm được tính theo công thức 4.3 4.4, thể hiện trên bảng 4.2 và 4.3.

 Khối lượng thể tích: 0 =

0 0

V

m (4.3)

 Độ hút nước: (4.4)

Trong đó: m0- Khối lượng mẫu ở trạng thái sấy khô tới khối lượng không đổi, g m1- Khối lượng mẫu ở trạng thái bão hòa nước, g

V0- Thể tích tự nhiên của mẫu, cm3

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 64

Bảng 4.2: Khối lượng thể tích và độ hút nước của mẫu bê tông xỉ theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ

N/X mo, g m1, g V, cm30, g/cm3

0tb,

g/cm3 H, % Htb, % 1

0,48

930,2 966,7 7,0x7,2x7,1 2,60

2,59

3,92

3,96

2 935,0 972,4 7,0x7,3x7,1 2,58 4,00

3 899,0 934,5 7,3x6,9x6,9 2,59 3,95

4

0,62

916,3 963,7 7,2x7,0x7,2 2,53

2,54

5,17

4,89

5 940,1 983,4 7,2x7,3x7,0 2,56 4,61

6 911,6 956,3 7,1x7,1x7,1 2,55 4,90

Bảng 4.3: Khối lượng thể tích và độ hút nước của mẫu bê tông đá theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ

N/X mo, g m1, g V, cm30, g/cm3

0tb,

g/cm3 H, % Htb, % 1

0,48

852 889,3 7.0x7.1x7.2 2,38

2,36

4,38

4,33

2 841,3 877,1 7.1x7.1x7.2 2,32 4,26

3 839,2 875,8 7.1x7.1x7.0 2,38 4,36

4

0,62

834,5 879,7 7.2x7.2x7.3 2,21

2,26

5,42

5,42

5 842,3 889 7.1x7.2x7.2 2,29 5,54

6 827,2 871,1 7.1x7.1x7.2 2,28 5,31

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 65

Hình 4.3: Ảnh hưởng của cốt liệu xỉ th p đến khối lượng thể tích và độ hút nước của bê tông.

 Nhận xét:

Khối lượng thể tích của bê tông cốt liệu xỉ có xu hướng giảm khi tỉ lệ N/X tăng, và lớn hơn so với mẫu đối chứng. Nguyên nhân là do oxit Fe2O3 chiếm một hàm lượng lớn trong thành phần hóa học của xỉ thép, từ đó làm tăng trọng lượng của bê tông.

Kết quả thí nghiệm xác định độ hút nước cho kết quả tương tự như đo độ thấm nước. Bê tông cốt liệu xỉ hút nước ít hơn bê tông cốt liệu đá dăm, điều đó chứng tỏ bê tông cốt liệu xỉ có độ r ng mao quản b hơn, có sự sắp xếp về mặt cấu trúc bê tông đặc chắc hơn so với mẫu bê tông đối chứng sử dụng cốt liệu đá dăm.

4.1.3 Ảnh hưởng của xỉ thép đến sự phát triển của cường độ nén của bê tông Việc xác định cường độ nén của BTXM được thí nghiệm theo TCVN 3118:1993.

Mẫu thí nghiệm là mẫu chuẩn hình lập phương có kích thước 15cm x 15cm x 15cm được bảo dưỡng theo điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ 27 ± 20C và độ ẩm 95-1000C.

Sau đó mẫu được xác định cường độ nén ở tuổi 3, 14 và 28 ngày.

 Kết quả thí nghiệm:

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 66

Kết quả nghiên cứu cường độ nén mẫu được thể hiện trong bảng 4.4 hình 4.4 Bảng 4.4: Sự phát triển cường độ nén

TT Cấp phối bê tông Tỷ lệ

N/X

Cường độ bê tông , MPa

R3 R14 R28

1 Bê tông cốt liệu xỉ (X)

0,48

28,4 42,9 44,7

2 Bê tông cốt liệu đá thiên nhiên (D) 24,2 36,2 40,5 3 Bê tông cốt liệu xỉ (X)

0,62

18,4 30,6 34,1

4 Bê tông cốt liệu đá thiên nhiên (D) 17,1 27,4 30,5

Hình 4.4: Sự phát triển cường độ nén theo thời gian

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 67

`

Hình 4.5: Cường độ bê tông ở 28 ngày tuổi theo các tỷ lệ N/X

 Nhận xét:

Từ biểu đồ cường độ nén bê tông ở các ngày tuổi khác nhau nhận thấy, với tỷ lệ N/X càng thấp thì cường độ bê tông càng cao và sự phát triển cường độ ở các tuổi sớm ngày càng nhanh (hình 4.4). Cường độ của các mẫu bê tông xỉ (X) đều lớn hơn mẫu bê tông đá (D) ở các ngày tuổi. Quy luật phát triển cường độ của mẫu bê tông xỉ cũng tương tự như bê tông đá: từ 3 đến 14 ngày, cường độ phát triển nhanh, 3 ngày đạt từ 54-63%, ở 14 ngày đạt từ 89-96% so với cường độ ở 28 ngày.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả bê tông xỉ có cường độ cao hơn bê tông đá.

Một là, do xỉ có bề mặt ghồ ghề, lồi lõm nên khả năng dính bám của nó với nền vữa xi măng tốt hơn đá. Hai là, hình dáng của hạt xỉ tương đối vuông vắn, trong khi đó đá dăm có chứa nhiều hạt thoi dẹt hơn nên khả năng chịu lực k m hơn.

Tuy nhiên, khi quan sát bề mặt mẫu bị nén vỡ của mẫu thì thấy đường phá hoại đi qua hạt cốt liệu xỉ nhiều hơn so với đá (hình 4.6). Ngoài lý do là mối liên kết giữa xỉ và đá xi măng tốt hơn thì điều này có thể giải thích là do mác theo độ nén dập xi lanh của xỉ (60MPa) thấp hơn so với đá dăm (80MPa).

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 68

(a) (b)

Hình 4.6: Nén mẫu (a) và bề mặt mẫu bê tông xỉ bị phá hoại 4.1.4 Ảnh hưởng của xỉ thép đến mô đun đàn hồi của bê tông

Đúc mẫu bê tông hình trụ có kích thước 15cm x 30cm, bảo dưỡng trong điều kiện tiêu chuẩn, sau 28 ngày tiến hành thí nghiệm xác định mô đun đàn hồi theo TCVN 5276:1993 (hình 4.7).

Hình 4.7: Hình ảnh thí nghiệm mô đun đàn hồi của bê tông

Cũng như cường độ n n, mô đun đàn hồi là một chỉ tiêu quan trọng của bê tông. Giá trị này phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ N/X cũng như các tính chất của cốt liệu sử dụng cho bê tông. hi hàm lượng cốt liệu lớn, cường độ, mô đun đàn hồi của cốt liệu tăng lên và hàm lượng xi măng, tỉ lệ N/X giảm thì mô đun đàn hồi của bê tông tăng lên [4].

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 69

 Kết quả thí nghiệm:

Bảng 4.5: Mô đun đàn hồi của bê tông xỉ theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ N/X 1,

daN/cm2

0

1 

  (x10-3)

E0=

0 1

0 1

x103, daN/cm2

E0tbx103, MPa 1

0,48

124 0,357 346

33,6

2 124 0,379 326

3 124 0,370 334

4

0,62

95 0.323

292

29,8

5 95 0,309

305

6 95 0,316

299

Bảng 4.6: Mô đun đàn hồi của bê tông đá theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ N/X 1,

daN/cm2

0

1 

  (x10-3)

E0=

0 1

0 1

x103, daN/cm2

E0tbx103, MPa 1

0,48

113 0,391 287

28,6

2 113 0,411 273

3 113 0,373 300

4

0,62

85 0,302 279

25,4

5 85 0,360 234

6 85 0,339 248

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 70

Hình 4.8: Ảnh hưởng của tỉ lệ N/X đến mô đun đàn hồi

Nhận xét:

Kết quả thí nghiệm cho thấy trị số mô đun đàn của bê tông xỉ lớn hơn bê tông đá, và đều tăng lên khi tỉ lệ N/X giảm, hàm lượng cốt liệu lớn tăng. Cấp phối bê tông xỉ có N/X=0,62 vẫn có giá trị mô đun đàn hồi cao hơn bê tông đá có N/X=0,48. Điều này có thể giải thích là do xỉ có hàm lượng oxit sắt cao, nên mô đun đàn hồi của cốt liệu xỉ lớn hơn nhiều so với cốt liệu đá, dẫn đến kết quả là bê tông xỉ có mô đun đàn hồi cao hơn bê tông đá. Một điều thú vị là với cùng tỉ lệ N/X, cả hai cấp phối bê tông xỉ đều có giá trị mô đun đàn hồi gấp 1,17 lần bê tông đá.

4.1.5 Ảnh hưởng của xỉ thép đến cường độ chịu kéo của bê tông

Cường độ chịu k o đúng tâm của bê tông thường khó xác định nên cường độ chịu k o được xác định thông qua cường độ chịu kéo gián tiếp là cường độ chịu kéo khi uốn.

Cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông được xác định theo TCVN 3119:1993. Mẫu thí nghiệm có hình dầm kích thước 10cm x10cmx40cm.

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 71

Hình 4.9: Thí nghiệm cường độ chịu kéo uốn

 Kết quả thí nghiệm:

Mẫu được đặt lên máy thử cường độ kéo khi uốn, tăng tải đến khi mẫu bị phá hoại.

Kết quả thí nghiệm được tính toán theo công thức:

(4.1)

Trong đó:

P- Tải trọng uốn gãy mẫu, daN.

l=30cm- Khoảng cách giữa hai gối tựa.

a=10cm- Chiều rộng tiết diện ngang của mẫu.

b=10cm- Chiều cao tiết diện ngang của mẫu.

=1.05- Hệ số tính đổi về mẫu chuẩn

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 72

Bảng 4.7: Cường độ chịu kéo khi uốn của mẫu bê tông xỉ theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ N/X

P, daN Rku, daN/cm2

Rku tb, Mpa 1

0,48

1423,4 44,8

4,5

2 1451,4 45,7

3 1387,0 43,7

4

0,62

1249,9 39,4

3,4

5 925,2 29,1

6 1087,3 34,2

Bảng 4.8: Cường độ chịu kéo khi uốn của mẫu bê tông đá theo tỉ lệ N/X TT Tỉ lệ N/X

P, daN Rku, daN/cm2

Rku tb, Mpa 1

0,48

1040,9 32,8

3,1

2 969,7 30,5

3 983,1 31,0

4

0,62

645,0 20,3

2,4

5 871,9 27,5

6 759,0 23,9

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 73

Hình 4.10: Cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông tương ứng với các tỉ lệ N/X khác nhau Theo TCVN 3119:1993, cường độ kéo dọc trục của bê tông, Rk, được tính theo cường độ kéo khi uốn, Rku, bằng công thức:

Rk = 0,58xRku (4.2)

Từ đó có thể suy ra cường độ kéo dọc trục của bê tông như bảng sau:

Bảng 4.9: Cường độ chịu kéo dọc trục của bê tông theo tỉ lệ N/X Cấp phối

N/X=0,48 N/X=0,62

Xỉ thép Đá dăm Xỉ thép Đá dăm

Cường độ kéo dọc trục, MPa 2,6 1,8 2,0 1,4

 Nhận xét:

Là vật liệu giòn nên cường độ chịu kéo khi uốn của bê tông rất thấp so với cường độ chịu n n. Cũng như cường độ n n, cường độ kéo của bê tông chủ yếu phụ thuộc vào tổng diện tích mặt ngoài của cốt liệu, chất lượng tiếp xúc giữa hạt cốt liệu và những đặc tính đàn hồi khi k o cũng như độ đặc chắc của cấu trúc bê tông [6]. Từ kết quả thí nghiệm nhận thấy, trong khi các mẫu bêtông cốt liệu xỉ có tỉ lệ cường độ kéo khi uốn và cường độ nén là 1/10 thì tỉ lệ này đối với mẫu đối chứng là thấp hơn, bằng 1/13. Ngoài nguyên nhân do sự tiếp xúc tốt giữa hạt cốt liệu xỉ thép và đá xi măng,

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 74

cũng có thể giải thích do cốt liệu xỉ thép có mô đun đàn hồi cao hơn cốt liệu đá nên cũng làm tăng cường độ chịu kéo uốn của bê tông lên. Với cường độ kéo uốn bằng 4,5MPa, cấp phối bê tông cốt liệu xỉ với tỉ lệ N/X=0,48 hoàn toàn có thể dùng để chế tạo mặt đường bê tông xi măng từ cấp III trở xuống [20].

4.1.6 Ảnh hưởng của xỉ thép đến tính thấm nước của bê tông

hả năng chống thấm nước của bê tông được thí nghiệm theo TCVN 3116:1993.

Tất cả các mẫu thí nghiệm đều được tăng áp lực nước từ cấp thấp nhất 2 daN/cm2 đến cấp áp lực tương ứng với mác chống thấm là B12. Kết quả nghiên cứu cho thấy không xuất hiện hiện tượng thấm nước ở cả mẫu bê tông cốt liệu xỉ và mẫu bê tông cốt liệu đá tự nhiên. Tuy nhiên, khi bửa mẫu thì thấy chiều sâu thấm nước ở các mẫu là khác nhau mặc dù độ chênh lệch giữa mẫu bê tông cốt liệu xỉ và mẫu bê tông đối chứng là không nhiều (bảng 4.10).

(a) (b)

Hình 4.11: Chiều sâu thấm của bê tông cốt liệu xỉ thép có tỉ lệ N/X=0,48(a) và N/X=0,62(b) Bảng 4.10: Chiều sâu thấm nước của bê tông cốt liệu xỉ th p và bêtông cốt liệu đá dăm

Cấp phối

N/X=0,48 N/X=0,62 Xỉ thép Đá dăm Xỉ

thép Đá dăm

Chiều sâu thấm, cm 2 2,5 4,5 5,1

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 75

Sự thấm lọc nước dưới áp lực thủy tĩnh của bê tông có độ đặc chắc trung bình chủ yếu theo mao quản thô thông nhau có đường kính > 1m và theo những hốc r ng bé giữa miền tiếp xúc giữa đá xi măng và cốt liệu. Những hốc r ng này được tạo thành do sự tách nước bên trong khi các hạt xi măng trầm lắng, hoặc do sự xuất hiện kẽ nứt co ngót trong bê tông [6]. Khi tỉ lệ N/X càng tăng, lượng chất kết dính càng giảm thì lượng nước dư thừa trong đá xi măng càng tăng. L r ng mao quản trong bê tông do lượng nước dư thừa bốc hơi càng nhiều, do đó nước dễ dàng thấm qua.

Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả về cường độ nén của bêtông: mẫu càng đặc chắc thì cường độ càng cao.

Đối với các công trình đường giao thông, bê tông cần có độ chống thấm nước hợp lý. Kết quả thí nghiệm cho thấy hoàn toàn có thể ứng dụng các cấp phối bê tông xỉ với mác chống thấm B12 để làm mặt đường bê tông xi măng.

4.1.7 Ảnh hưởng của xỉ thép đến độ mài mòn của bê tông

Độ mài mòn của bê tông được thí nghiệm ở trạng thái khô tự nhiên trong không khí theo TCVN 3114:1993. Mẫu có hình khối lập phương kích thước 7.07cmx7.07cmx7.07cm. Độ mài mòn được đặc trưng bằng sự hao mòn khối lượng của bề mặt mẫu trong suốt quá trình mài, tương ứng với một quãng đường dài 600m. Chọn mặt chịu tác dụng mài mòn là mặt hở khi đúc mẫu như lúc chịu lực thực tế.

(a) (b)

Hình 4.12: Mẫu bê tông xỉ trước (a) và sau (b) khi bị mài mòn

 Kết quả thí nghiệm:

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 76

Độ mài mòn M được tính bằng g/cm chính xác đến 0.01g/cm theo công thức M = (m0-m1)/F. Trong đó m0 là khối lượng mẫu trước lúc mài (g), m1 là khối lượng mẫu sau 4 chu kỳ mài (g), F là diện tích mặt mẫu bị mài F (cm2).

Bảng 4.11: Kết quả độ mài mòn của mẫu bê tông xỉ theo tỉ lệ N/X

TT Tỉ lệ N/X mo, g m1, g F, cmxcm M, g/cm2 Mtb, g/cm2 1

0,48

1005 991 7,09x7,13 0,28

0,30

2 984 968 7,10x7,12 0,32

3 977 962 7,14x7,07 0,30

4

0,62

954 927 7,23x7,10 0,53

0,41

5 977 956 7,19x7,18 0,41

6 996 977 7,23x7,14 0,37

Bảng 4.12: Kết quả độ mài mòn của mẫu bê tông đá theo tỉ lệ N/X

TT Tỉ lệ N/X mo, g m1, g F, cmxcm M, g/cm2 Mtb, g/cm2 1

0,48

893 871 7,15x7,16 0,43

0,45

2 890 866 7,16x7,14 0,47

3 893 870 7,10x7,14 0,45

4

0,62

863 839 7,12x7,2 0,47

0,50

5 861 834 7,18x7,16 0,53

6 862 836 7,18x7,16 0,50

 Nhận xét:

Từ bảng kết quả độ mài mòn cho thấy, các mẫu bê tông cốt liệu xỉ đều có độ mài mòn thấp hơn đáng kể so với bê tông sử dụng cốt liệu đá dăm. Nguyên nhân là do cấu trúc đá xi măng của bê tông đá dăm r ng hơn, cường độ thấp hơn bê tông cốt liệu xỉ nên dễ bị bong tróc, mài mòn. Ngoài ra, do cốt liệu xỉ th p có khả năng chống hao mòn tốt hơn cốt liệu đá dăm, từ đó góp phần làm cho độ chống mài mòn

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 77

của bê tông khi sử dụng cốt liệu xỉ th p tăng lên. Đáng lưu ý là mặc dù có tỉ lệ N/X=0,62 nhưng bê tông cốt liệu xỉ vẫn ít bị mài mòn hơn bê tông đá dăm có tỉ lệ N/X=0,48. Điều này hoàn toàn hợp lý khi xỉ thép có độ hao mòn Los angeles (11,6%) thấp hơn nhiều so với đá dăm (20,3%).

Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, cấp phối bê tông sử dụng cốt liệu xỉ thépvới tỉ lệ N/X=0,48 có thể dùng cho thi công mặt đường BTXM với đường ô tô cấp III trở lên (độ mài mòn ≤ 0,3g/cm2), và bê tông cốt liệu xỉ thép có N/X=0,62 có thể dùng cho mặt đường BTXM cấp IV trở xuống (độ mài mòn ≤ 0,6g/cm2) [20].

4.1.8 Độ bền chống xâm thực của bê tông khi sử dụng cốt liệu xỉ thép

Mẫu bê tông sau khi được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn đến 28 ngày tuổi, được ngâm trong môi trường muối MgSO4 5% và dung dịch axit HCl 5% trong thời gian 2, 3 và 4 tháng (8, 12 và 16 tuần). Sau khi kết thúc thời gian ngâm trong dung dịch xâm thực, mẫu bê tông được lấy ra, lau khô ráo bề mặt mẫu trước khi tiến hành kiểm tra cường độ chịu n n.

(a) (b)

Hình 4.13: Bề mặt mẫu sau khi ngâm 2 tháng trong HCl (a) và MgSO4 (b)

HVTH: Tôn Nữ Phương Nhi 78

4.1.8.1 Ngâm trong dung dịch HCl 5%

 Kết quả thí nghiệm:

Bảng 4.13: Sự phát triển cường độ nén của bê tông khi ngâm trong dung dịch HCl 5%

TT Cấp phối bê tông Tỷ lệ

N/X

Cường độ bê tông , MPa R2t R3t R4t 1 Bê tông cốt liệu xỉ (X)

0.48

38,0 31,8 29,5

2 Bê tông cốt liệu đá thiên nhiên (D) 39,6 38,5 35,6 3 Bê tông cốt liệu xỉ (X)

0.62

28,34 24,2 21,9

4 Bê tông cốt liệu đá thiên nhiên (D) 29,4 27,7 25,0

Hình 4.14: Cường độ nén của bê tông khi ngâm trong nước 1 tháng (R28) và khi ngâm trong dung dịch HCl 5% 2, 3 và 4 tháng.

 Nhận xét:

Từ biểu đồ nhận thấy cường độ chịu n n của bê tông càng giảm nếu thời gian ngâm trong dung dịch axit càng lâu. Mặc dù cường độ ban đầu (ở 28 ngày) cao hơn, nhưng sau khi ngâm trong axit, cường độ chịu n n của các mẫu bê tông cốt liệu xỉ đều giảm và thấp hơn bê tông cốt liệu đá tự nhiên (hình 4.14)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng xỉ thép làm cốt liệu trong chế tạo bê tông xi măng ở việt nam (Trang 77 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)