Mục III: Đặc điểm dân cư xã hội
Mục 3: Bảo vệ tài nguyên động vật
III. Phần kết luận, kiến nghị
III.1. Kết luận.
Trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học nói chung và môn Địa lí nói riêng, thì việc truyền thụ kiến thức và phương pháp giảng dạy của người thầy đối với học sinh trong một tiết dạy là quan trọng nhất.
Trong giảng dạy phải làm sao để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh cùng tích cực hoạt động. Đa số các em hiểu bài nắm bài ngay tại lớp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Muốn đạt được điều đó người thầy phải có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề có tâm huyết với nghề và phải thật sự thương yêu, tận tuỵ với học sinh, nhiệt tình và sát sao với từng đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh của các em để áp dụng vào tiết giảng sao cho không khí của tiết học được nhẹ nhàng, thoải mái, trò
thích học. Người giáo viên phải biết băn khoăn, trăn trở khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thành đạt. Hay nói cách khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thước đo tay nghề của mình.
Dưới sự hướng dẫn của thầy từ dễ đến khó, từ cụ thể đến tổng quát, có như vậy học sinh mới được đào sâu ôn luyện kiến thức, giúp các em hiểu bài nắm chắc kiến thức cơ bản, nắm sâu, nắm rộng, từ đó các em có hứng thú và yêu thích bộ môn. Bên cạnh đó giáo viên phải luôn chú trọng đến việc hình thành cho học sinh các phương pháp học tập đặc trưng của bộ môn để các em biết tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Cái gì ? Ở đâu? Như thế nào? Tại sao? … có như vậy các em mới phát triển tư duy Địa lý. Từ đó các em ham học và yêu thích môn học. Có tình yêu thiên nhiên và người lao động thể hiện qua việc tôn trọng tự nhiên, và các thành quả kinh tế- xã hội của đất nước Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung. Các em cũng có động lực để tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ, cải tạo cảnh quan môi trường mà trước hết là nơi các em sinh sống, học tập, và vui chơi.
III.2. Kiến nghị:
Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao
* Đối với Bộ GD & ĐTcần “Đổi mới Chương trình và SGK giáo dục phổ thông vì dạy học tích hợp đã trở thành nguyên lí cơ bản của giáo dục hiện đại cho nên phần nội dung môn học trong mô hình câu trúc SGK không nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống tích hợp. Cố gắng để các chủ đề này được sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn học, phân môn trong SGK.
Cần triển khai các chuyên đề, các đợt tập huấn về việc dạy học tích hợp vào không chỉ môn Địa lí mà trên tất cả các môn học THCS.
Nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các môn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ đề,... Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng hoạt động học tập của học sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận dụng kiến thức liên môn...
* Đối với nhà trường.
Đối với nhà trường cần chú trọng hơn đến vấn đề này, bằng những cách làm khác nhau, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các chuyên đề, các tiết học ngoại khóa hay hoạt động ngoài giờ lên lớp tích hợp các vấn đề như môi trường, biển đảo, vấn đề văn hóa…..sẽ tạo hừng thú học tập cho HS.
- Mua bổ sung thường xuyên tài liệu liên quan đến bộ môn Địa lý ( Vì số liệu bộ môn nó luôn thay đổi)
kiến thức về quê hương đất nước từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ tài nguyên, bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ quyền dân tộc.
* Đối với giáo viên:
- Phải có tinh thần trách nhiệm cao, phải nhiệt tình, say mê với công việc, tận tụy với học sinh. Phải có sự đầu tư, chú trọng hơn nữa trong giảng dạy, giáo dục học sinh, quan tâm đổi mới phương pháp dạy học
- Phải không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tham khảo quy trình vận dụng kiến thức liên môn vào nội dung bài học
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong quá trình dạy học nhiều năm chúng tôi tích lũy được. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Địa lý THCS.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
..., ngày 25 tháng 2 năm 20....
Đồng tác giả