Phương pháp sản xuất Lean

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo lean một nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Phương pháp sản xuất Lean

Việc áp dụng Lean vào phát triển phần mềm linh hoạt là một khái niệm hữu ích, chủ yếu là vì nó cung cấp cơ hội sử dụng các khái niệm của Lean như loại bỏ lãng phí và đưa ra chuỗi giá trị trong sản xuất phần mềm. Phát triển phần mềm Lean thực chất là một bản dịch của Lean trong sản xuất vào sản xuất phần mềm (Bjornvig và cộng sự, 2010). Nhiều nguyên tắc Lean được chia sẻ giữa cộng đồng sản xuất linh hoạt và gần đây phát triển phần mềm Lean đã đạt được một danh tiếng vững chắc trong cộng đồng linh hoạt (Poppendieck và cộng sự 2003, 2006; Bjornvig và cộng sự, 2010). Mục đích của phần tiếp theo là thiết lập một khuôn khổ phát triển phần mềm theo Lean bắt đầu với triết lý cốt lõi của sản xuất tinh gọn

2.4.1 Triết lí Lean

(Nguồn: http://www.strategosinc.com/) Hình 2-5: Lịch sử phát triển các mô hình sản xuất

Lean là một triết lý quản trị quá trình bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS).

TPS được phát triển từ những năm 1950 trở đi. Ohno quan sát thấy một nhu cầu cải thiện hệ thống sản xuất để cạnh tranh trong thị trường xe hơi hiện đang cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản. Mục tiêu chính của ông là để rút ngắn thời gian dẫn giữa lượng đặt hàng và xe hơi trong dây chuyền sản xuất (Ohno 1988). Thảo luận và đạt được cải tiến liên tục hiệu quả, ông đã phát minh thuật ngữ giá trị. Giá trị được định nghĩa là bất kỳ hành động hoặc quá trình mà khách hàng sẽ sẵn sàng trả tiền. Khách hàng trong định nghĩa này là bất cứ ai tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ. Poppendieck và cộng sự (2003) lập luận rằng cùng những định nghĩa này áp dụng cho sản xuất phần mềm, thiết kế, thử nghiệm trong một nỗ lực phát triển là không có giá trị cho đến khi khách hàng thu được giá trị từ việc bàn giao các tính năng sản phẩm phần mềm mới (Poppendieck và cộng sự 2003). Triết lý Lean cũng bao gồm loại bỏ lãng phí, loại bỏ bất cứ điều gì mà không mang lại giá trị cho khách hàng. Nếu một hoạt động được xác định là lãng phí, nó nên được loại bỏ càng nhanh càng tốt

(Ohno1988). Khi lãng phí được loại bỏ, chất lượng được cải thiện và thời gian sản xuất, chi phí sản xuất giảm.

2.4.2 Lean trong sản xuất các sản phẩm khác (không phải phần mềm)

Vào giữa những năm 1940, công ty Toyota với nhu cầu nâng cao hiệu quả sản xuất để cạnh tranh, đồng thời tại thời điểm đó ngành công nghiệp ô tô Mỹ có năng suất cao khoảng chín lần hơn Toyota (Ohno, 1988). Để tìm ra cách sản xuất hiệu quả hơn Toyota đã tiến hành xem xét phương pháp sản xuất của Mỹ, phương pháp sản xuất này được dựa trên suy nghĩ truyền thống đó là sản xuất hàng loạt (Wu và Wee, 2009). Tuy nhiên phương pháp này là không phù hợp với Toyota vì hạn chế về nhu cầu (Ohno,1988). Vì vậy Toyota sử dụng kết hợp lý thuyết Ford để tạo nên một phương pháp mới để sản xuất những chiếc xe và đặt tên là hệ thống sản xuất Toyota (TPS). Các nguyên tắc cần được thực hiện trong quá trình phát triển để đạt được việc loại bỏ lãng phí theo TPS là:

- Thiết lập dòng chảy công việc một cách liên tục - Gia tăng giá trị từ nhu cầu để tránh dư thừa, lãng phí - Loại bỏ sự quá tải của những người tham gia vào quá trình - Ngăn ngừa các vấn đề chất lượng ngay sau khi phát hiện

- Sử dụng các phương pháp ổn định để duy trì khả năng dự đoán, sử dụng công nghệ để hỗ trợ người lao động cũng như sử dụng các công cụ trực quan để làm nổi bật vấn đề.

Hai trụ cột của triết lý quản lý TPS là"Tôn trọng con người" và "Cải tiến liên tục”.

Việc đầu tiên gia tăng giá trị cho các tổ chức là tôn trọng nhân viên, đối tác và khách hàng. Sau đó là tổ chức áp dụng TPS cần tạo ra văn hoá cải tiến liên tục, bằng cách cho phép các nhà phát triển thử nghiệm, lặp lại và học hỏi.

2.4.3 Các lĩnh vực sản xuất áp dụng phương pháp Lean

Bên dưới là kết quả nghiên cứu của Alessandro và cộng sự năm 2011 về các lĩnh vực được đề nghị áp dụng Lean và những thực hành được đề nghị cho từng lĩnh vực. Trong đó sản xuất phần mềm hiện tại đang áp dụng 13 thực hành tốt nhất (13

best practices) và được đề nghị thêm 4 thực hành (best practices) khác để nâng cao hiệu quả sản xuất như sau

Bảng 2-6: Những thực hành hiện tại và đề nghị thực hành Lean theo lĩnh vực

Lĩnh vực

Số lượng các thực hành hiện tại

Số lượng các thực hành được đề nghị

Tổng số các thực hành cho từng lĩnh vực

1 Ô tô, máy tự động 19 6 25

2 Không gian vũ trụ 14 7 21

3 Phát triển phần mềm 13 4 17

4 Hàng tiêu dùng 9 6 15

5 Dịch vụ 9 4 13

6 Xây dựng 6 10 16

7 Quân đội 5 7 12

8

Chuỗi cung ứng thực

phẩm 4 7 11

9 Mỏ (dự án) 4 6 10

Chi tiết các thực hành và công cụ Lean được đề nghị áp dụng trong lĩnh vực phần mềm như sau:

Hiện tại:

1. Phương pháp tiếp cận Lean

2. Đồng bộ hóa các nhóm dự án/chuẩn hóa quy trình 3. Sự tham gia của khách hàng

4. Tối ưu hóa dòng chảy thông tin (giao tiếp) 5. Tập trung vào hiệu suất đầu ra/thành quả đầu ra 6. Kỹ thuật/thiết kế tinh gọn

7. Tinh gọn hệ thống phân phối

8. Xem dự án như là một hệ thống sản xuất tạm thời/nhất thời 9. Công cụ hỗ trợ trực quan/quản lý trực quan

10. Kaizen (Kaizen in product quality/reliability/Maintainability) 11. Quản lý yêu cầu một cách tinh gọn

12. Nâng cao, phát triển các nhóm đa chức năng 13. Niềm tin vào khả năng tự quản lý của nhóm Đề xuất áp dụng:

1. Tổ chức hội thảo về Lean 2. Bài học kinh nghiệm Lean 3. Dịch vụ tinh gọn (Lean service)

Một phần của tài liệu Đề xuất mô hình sản xuất phần mềm theo lean một nghiên cứu tình huống tại tp hồ chí minh (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)