CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết về quy hoạch sử dụng đất
Trong nội dung này, trình bày các lý thuyết và kỹ thuật đƣợc sử dụng trong mô hình CLUE-S ở trong hai hạng mục quan trọng là đánh giá thích nghi và bố trí sử dụng đất.
2.1.1. Các khái niệm, định nghĩa trong quy hoạch sử dụng đất
FAO đã sử dụng các khái niệm khá phong phú, bao gồm: Đất đai, đơn vị đất đai, đặc tính đất đai, chất lượng đất đai, loại hình sử dụng đất đai… Dưới đây là một số khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến:
Đất đai (Land): là diện tích bề mặt của trái đất, các đặc tính của nó bao gồm các thuộc tính tương đối ổn định, hoặc có thể dự báo theo chu kỳ của sinh quyển bên trên và bên dưới nó như: không khí, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, quần thể động thực vật. Đất đai cũng là kết quả hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại, mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể tới việc sử dụng đất đai bởi con người trong hiện tại và tương lai.
Tính chất đất đai (Land Characteristic – LC): là những thuộc tính của đất đai có thể đo đạc hoặc ước lượng được, thường được sử dụng làm phương tiện để mô tả các chất lƣợng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng thích hợp cho các loại hình sử dụng đất đai khác nhau.
Chất lượng đất đai (Land Quality – LQ): là những thuộc tính phức hợp phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều đặc tính đất đai. Chất lượng đất đai thường đƣợc chia thành ba nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo yêu cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn.
Loại sử dụng đất chính (Major kind of land use): là sự phân chia ở mức cao các loại hình sử dụng đất. ví dụ: Nông nghiệp nhờ mưa, nông nghiệp có tưới, cây hằng năm, cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất lâm nghiệp…
Loại hình sử dụng đất (Land Utilization Type hay Land Use Type – LUT): Là loại sử dụng đất đƣợc mô tả hoặc đƣợc xác định chi tiết hơn loại sử dụng đất chính. Một loại hình sử dụng đất có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một điều kiện kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng đất bao gồm các thông tin về sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao động, biện pháp kỹ thuật, yêu cầu về cơ sở hạ tầng, mức thu nhập.
2.1.2. Lý thuyết quy hoạch sử dụng đất tổng hợp có sự tham gia của người dân Những năm gần đây, thuật ngữ: ―Sự tham gia‖ hay ―Sự tham gia của người dân‖ đã được sử dụng rãi bởi cộng đồng các nhà nghiên cứu phát triển ở trong nước cũng như quốc tế. Mục tiêu của sự tham gia của người dân trong các dự án quy hoạch là nhằm năng cao chất lƣợng, tính khả thi và khả năng áp dụng vào thực tiễn.
Hai thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nghiên cứu phát triển các chiến lược, phương pháp và công cụ để tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân. FAO (Food and Agriculture Organization- Tổ chức nông lương thế giới) và GTZ (Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit (GTZ) GmbH) là hai tổ chức đã có những đóng góp to lớn cho công tác này thông qua kinh nghiệm thực hiện dự án ở các nước đang phát triển như Philippines, Thailand, Cambodia, và một số nước khác. Tuy nhiên phương pháp luận này chỉ mới được chính thức thâm nhập vào nước ta gần gây thông qua dự án hợp tác giữa Việt Nam và Đức, cụ thể là, dự án Phát triển Lâm nghiệp Xã hội sông Đà (SFDP) bắt đầu năm 1995. Kết quả của dự án đã chứng minh rằng đây là một phương pháp luận phù hợp cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, đặc biệt cho quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp vi mô [87].
Định nghĩa về sự tham gia:
Tham gia là một quá trình tương tác và hợp tác trong phân tích, hoạch định và ra quyết định trong đó có sự tham gia của tất cả các nhóm có liên quan. Nó là quá trình cho phép những người tham gia trình bày những điều quan tâm và chú ý của họ, để dẫn đến những quyết định hài hòa với lợi ích của các nhóm khác nhau. Hoặc có thể định nghĩa là ―một quá trình trong đó các nhóm liên quan tác động và chia sẻ giám sát đối với hoạt động phát triển, các quyết định và các nguồn gây ảnh hưởng đến họ‖(Nguồn: http://www.worldbank.org/wbi/sourcebook/sb0100.htm).
Trong một dự án có sự tham gia, đóng góp của người bản địa đến việc đưa ra quyết định trong quá trình xây dựng ý tưởng, hoạch định và thực thi dự án phải được tôn trọng.
Định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia:
Trước khi thảo luận thế nào là PLUP, chúng ta cần biết thế nào là quy hoạch sử dụng đất. Theo FAO (1993, 1), ―quy hoạch sử dụng đất đai có nghĩa là đánh giá một cách có hệ thống tiềm năng đất đai, nước, các lựa chọn sử dụng đất và các điều kiện kinh tế xã hội nhằm lựa chọn và làm theo các chọn lựa sử dụng đất đai một cách tốt nhất… ‖ Quy hoạch sử dụng đất đai nhằm cân đối nhu cầu sử dụng đất đai khác nhau của các đối tƣợng sử dụng đất khác nhau khi có sự cạnh tranh đối với nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn. FAO cho rằng có hai điều kiện phải đƣợc thoả mãn cho một quy hoạch phù hợp: nhu cầu thay đổi sử dụng đất phải đƣợc chấp nhận bởi những người có liên quan, và sự quyết tâm về mặc chính sách để đưa quy hoạch vào thực thi. Trong định nghĩa này, sự tham gia của người dân đã được nhấn mạnh.
Có nhiều định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai có sự tham gia (PLUP) đề xuất bởi nhiều cơ quan khác nhau, tuy nhiên, hai định nghĩa sau đây thường được trích dẫn:
- PLUP là một quá trình lặp đi lặp lại và có hệ thống đƣợc thực hiện nhằm tạo nên môi trường thích hợp cho sự phát triển bền vững tài nguyên đất đai đáp ứng nhu cầu cần thiết và cấp bách của con người. Nó đánh giá các tiềm năng và hạn chế về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, thể chế và pháp lý đối với sự chọn lựa và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, và cho phép người dân
đƣa ra các quyết định về việc làm thế nào để phân bổ các nguồn tài nguyên đó.
- PLUP là một quá trình lặp đi lặp lại trên cơ sở hội thoại giữa các nhóm có liên quan nhằm đạt đƣợc sự thoả thuận và quyết định một hình thức sử dụng đất đai bền vững ở khu vực nông thôn cũng nhƣ việc triển khai và giảm sát việc thực thi.
Ở cả hai định nghĩa trên, như thuật ngữ PLUP ngụ ý, vai trò của người bản địa được ghi nhận và trao quyền trong quá trình quy hoạch. Người bản địa được tạo điều kiện để nói lên ý kiến của họ liên quan đến việc sử dụng tài nguyên đất đai, và làm thế nào để đất đai mang lại lợi ích cho cả cộng đồng.
Tại sao quy hoạch sử dụng đất cần có sự tham gia của người dân?
Như các định nghĩa về PLUP cho thấy, việc kết hợp người dân trong quá trình quy hoạch rất quan trọng đối với sự thành công và hiệu quả của một dự án. Đặc biệt, sự giam gia của người dân có thể giúp:
- Tăng cường chất lượng của quy hoạch.
Các chuyên gia về quy hoạch, với kiến thức và kinh nghiệm, có vai trò quan trọng trong quá trình quy hoạch. Tuy nhiên, chúng ta không nên trông chờ họ dự báo và hiểu hết tất cả các yếu tố có tác động đến kết quả dự án. Mặc khác, người dân có thể thiếu hiểu biết về nguyên tắc và quá trình quy hoạch, nhƣng có khả năng cung cấp các thông tin và ý tưởng quý giá cho các nhà quy hoạch. Về lâu dài, các dự án, chương trình bắt nguồn từ công chúng, được hướng dẫn bởi các chuyên gia, thì thường mang tính sáng tạo hơn so với các dự án mà không có sự tham gia của công chúng trong quá trình hoạch định.
- Tránh sự tranh chấp giữa các chủ thể
Ở các cơ quan quy hoạch, các cuộc họp tranh luận về các vấn đề quy hoạch nói chung bắt nguồn khi các nhóm hay các cá nhân tiếp cận một dự án quy hoạch với một quan điểm giới hạn, chỉ xem xét các câu hỏi nhƣ mật độ, sử dụng, và các chương trình riêng lẻ.
Một quá trình quy hoạch hợp lý bao gồm thành phần của sự kết hợp của công chúng trong thiết kế, khuyến khích các cá nhân xem xét, thảo luận xem dự án dự định triển
khai có tăng cường hay làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống của khu vực lân cận và khu dự án hay không. Điều này cho phép cộng đồng đƣa ra các quyết định dựa vào các mục tiêu, giá trị được chia sẻ. Hơn nữa, quá trình đó cho phép người dân hiểu được chính xác họ sẽ nhận được gì, đảm bảo sự ủng hộ của người dân ở ngay giai đoạn triển khai dự án.
- Đảm bảo việc thực thi dự án một cách hiệu quả và nhanh chóng
Sự phản đối của người dân có thể dẫn đến việc ngừng hoặc làm chậm các dự án tốt và làm tăng chi phí. Dự án mà được phát triển thông qua việc tham gia của người dân thường rất ít khi vấp phải những trở ngại trên cũng như vấn đề chi phí.
- Đảm bảo các quy hoạch tốt không bị tác động, ảnh hưởng qua thời gian.
Cơ quan nhà nước, ban quy hoạch, các nhà quản lý, nhà quy hoạch đến và đi. Do đó, thậm chí một dự án tốt cũng có nguy cơ bị huỷ bỏ qua thời gian. Bằng cách kết hợp người dân địa phương trong quá trình quy hoạch, một đội quy hoạch có thể bảo đảm rằng các bản quy hoạch sẽ ổn định và kéo dài.
- Tăng cường cảm giác tin tưởng của cộng đồng vào nhà nước.
Thông qua việc tham gia đóng góp vào các dự án, các quy hoạch có ảnh hưởng đến đời sống của họ, người dân sẽ tin tưởng hơn vào các chính sách, các chương trình của nhà nước. Họ sẽ cảm thấy rằng, chính họ là chủ nhân của cộng đồng nơi họ sinh sống chứ không phải nhà quy hoạch hay nhà nước.
Trong những năm gần đây, công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp đã nhận đƣợc nhiều sự chú ý và đầu tư từ nhà nước, về mặt tiền của và thể chế. Tuy nhiên, hầu hết các dự án quy hoạch sử dụng đất đai đƣợc tiến hành bởi các cơ quan khác nhau dựa chủ yếu vào hướng dẫn đưa ra bởi Tổng cục Địa chính, này là Bộ Tài nguyên Môi trường, mà yếu tố về sự tham gia đã không được xem xét một cách hợp lý. Do đó, cần thiết phải đưa ý tưởng về sự tham gia của người dân vào các dự án quy hoạch ở cấp vi mô. Để áp dụng phương pháp mới này, đòi hỏi nó phải được thể chế hoá trong các hướng dẫn quy hoạch. Do đó trong thời gian tới cần thiết phải tiến hành các nghiên cứu liên quan để xây dựng hướng dẫn.[87]
Mô hình CLUE-S dựa trên phương pháp quy hoạch sử dụng đất non-FAO, cụ thể là đi theo hướng quy hoạch tổng hợp, có sự tham gia của người dân (GTZ, 1999) [9].
Phương pháp quy hoạch sử dụng đất là non-FAO thể hiện rõ nhất ở phương pháp đánh giá đất đai khi dựa trên phương pháp thống kê để xét mối quan hệ về không gian giữa quá khứ, hiện trạng phân bổ các loại cây trồng đối với các tính chất đất đai. Trong suốt lịch sử canh tác tại một khu vực, thông qua qúa trình chọn lọc tự nhiên trong sinh học (đối với các loại cây trồng) và người dân áp dụng phương pháp
―thử và sai‖ để lựa chọn vùng trồng các loại cây khác nhau để áp dựng phương pháp thống kê vào trong quy hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào lịch sử và hiện trạng sử dụng đất để xem xét tương quan về không gian với các tính chất đất đai để tiến hành phương pháp đánh giá sử dụng đất theo phương pháp thống kê là ý tưởng về đánh giá đất của mô hình CLUE-S. Cũng từ các kết quả thống kê (khả năng thích nghi đƣợc ƣớc tính thông qua mô hình LRM) là cơ sở để tiến hành bố trí sử dụng đất trong mô hình CLUE-S. Nhƣ vậy khẳng định rằng CLUE-S:
- Đánh giá đất đai theo phương pháp non-FAO, sử dụng phương pháp hồi quy logistic, bao gồm đánh giá tài nguyên đất đai (land resources) và đánh giá sử dụng đất (land use).
- Bố trí sử dụng đất cần xem xét đến khả năng thích nghi của các LUT dựa trên nhu cầu sử dụng đất. Kết quả bảng nhu cầu sử dụng đất kế thừa từ các quy hoạch chuyên ngành trong khu vực nghiên cứu.
Nhận xét: Đánh giá thích nghi đất đai và bố trí sử dụng đất là hai nội dung không thể thiếu trong lập quy hoạch sử dụng đất. Dù đánh giá đất đai theo phương pháp FAO hay non FAO đều dựa trên cơ sở đánh giá tài nguyên đất đai và sử dụng đất.
Trong bố trí sử dụng đất CLUE-S sử dụng các kết quả thống kê để tính toán quá trình thay đổi sử dụng đất tại từng vị trí trong kỳ quy hoạch.