Mô ph ỏng kết hợp hai chiều

Một phần của tài liệu Cải thiện lưu lượng giao thông sử dụng thuật toán virtual traffic light và giao thức định tuyến dymo trên nền omnet++ (Trang 83 - 87)

Việc sử dụng công cụ mô phỏng giao thông đường bộ SUMO kết hợp với công cụ mô mô phỏng mạng OMNeT++ có thể cung cấp cái nhìn sâu hơn trong hoạt động của các giao thức VANET hơn là chỉ thực hiện trên từng công cụ. Đặc biệt là trong trường hợp sự thông tin liên lạc có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giao thông đường bộ, chẳng hạn như qua các gói tin lưu lượng. Một sự đánh giá như vậy yêu cầu một sự kết hợp cả hai công cụ mô phỏng.

Hình 5.4: Tổng quan của khung mô phỏng được kết hợp[10]

Trong suốt quá trình chạy mô phỏng, các module đó trao đổi các lệnh, cũng như sự di động qua các kết nối TCP. OMNeT++ là một bộ mô phỏng dựa trên sự kiện, do đó nó có nhiều sự di động bởi việc lập thời gian biểu diễn các sự chuyển động của nút tại các khoảng thời gian định kỳ. Đều này cũng phù hợp với cách tiếp cận của SUMO, cũng như thời gian thời gian mô phỏng theo các bước rời rạc.

Như mô tả trong hình 5.4, các module đều khiển được tích hợp với OMNeT++ và SUMO đã có thể đệm các lệnh bất kỳ đến giữa các bước thời gian để đảm bảo sự đồng bộ các khoảng đã được đồng bộ. Tại mỗi bước thoawifgian, OMNeT++ sẽ gửi tất cả các lệnh được đệm đ ến SUMO và kích khởi bước thời gian tương ứng của bộ mô phỏng giao thông đường bộ. Sau khi hoàn thành bước thời gian mô phỏng đường bộ, SUMO sẽ gửi một chuỗi các lệnh và vị trí của tất cả các phương tiện đã được khởi tạo

trở lại module OMNeT++. Đều này cho phép OMNeT++ tương tác với sự di chuyển nhận được bởi việc đưa ra các nút mới, bởi việc xóa các nút đã đạt đến đích của chúng, và bởi sự di chuyển các nút tương ứng với sự sao chép mô phỏng giao thông đường bộ của chung. Sau khi xử lý tất cả các lệnh đã nhận được và di chuyển các nút tương ứng với thông tin di chuyển của chung, OMNeT++ sau đó tiếp tục mô phỏng cho đến bước thời gian được lên kế hoạch tiếp theo, cho phép các nút tương tác với các sự kiện môi trường thay đổi.

Hình 5.5 biểu diễn sự tương tác giữa cả hai bộ mô phỏng trong dạng sơ đồ tuần tự các bản tin. Sử dụng giao thức “yêu cầu/đáp ứng” đơn giản, giao thông đường bộ trong SUMO có thể được tác động bởi OMNeT++ trong một số cách. Quan trọng nhất, các bước thời gian được phát ra để xúc tiến mô phỏng trong SUMO. Thêm vào đó, các phương tiện có thể dừng để tạo ra ùn tắc giao thông nhân tạo, chúng có thể được bắt đầu lại để giải quyết các ùn tắt đó, và mỗi phương tiện được mô phỏng có được định tuyến lại một cách riêng lẻ xung quan các đoạn đường bất kỳ.

Hình 5.5: Sơ đồ các bả tin trao đổi giữa các module của hai bộ mô phỏng[10]

Hình 5.5 cũng minh họa hai giai đoạn xen kẽ của sự mô phỏng kết hợp là kết quả từ cách tiếp cận này. Trong giai đoạn đầu, các lệnh gửi tới SUMO, và trong giai đoạn thứ hai, sự thi hành của chúng được kích khởi, kết quả sự di động được ghi nhận. Theo cách này, cả hai bộ mô phỏng được kết hợp chặt chẽ và SUMO có thể thi hành một bước mô phỏng sau khi tất cả các sự kiện trong một bước thời gian đã được xử lý trong mô phỏng mạng. Bộ mô phỏng mạng được xúc tiến mô phỏng vi mô giao thông đường bộ chỉ tại các khoảng thời gian cố định. Đều này có nghĩa rằng đồ chi tiết các khoảng thời gian có thể đủ mịn để có được kết quả thực tế. Từ quan điểm thi hành, đều này không phải là vấn đề bởi vị mô phỏng giao thông đường bộ có thể được xử lý nhanh hơn so với mô phỏng các mạng vô tuyến.

Một phần của tài liệu Cải thiện lưu lượng giao thông sử dụng thuật toán virtual traffic light và giao thức định tuyến dymo trên nền omnet++ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)