Thí nghiệm cho nước tổng hợp

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng ferrate (Trang 58 - 99)

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.3. Thí nghiệm cho nước tổng hợp

ở các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 7: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp (xác định

lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu) Thí nghiệm 8: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên (xác

định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu) Thí nghiệm 9: Thực hiện keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên kết

hợp với thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng PAC, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)

Bảng 2.5. Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 7, 8, 9

TT Liều lượng phèn PAC (mg/l)

Số mẫu phân tích

Giá trị pH

5 6 7 8 9 10

1 100 1 x x x x x x

2 200 1 x x x x x x

3 300 1 x x x x x x

4 400 1 x x x x x x

5 500 1 x x x x x x

6 600 1 x x x x x x

2.3.3.2. Đối với hóa chất oxy hóa keo tụ Ferrate

ở các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 10: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu) Thí nghiệm 11: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu)

Thí nghiệm 12: Thực hiện oxy hóa keo tụ nước tổng hợp từ thuốc nhuộm hoàn nguyên kết hợp với thuốc nhuộm trực tiếp (xác định lượng Ferrate, pH tối ưu thông qua hiệu suất khử độ màu) Bảng 2.6. Nghiệm thức thực hiện của thí nghiệm 10, 11, 12 TT Liều lượng Ferrate (mg/l)

Số mẫu phân tích

Giá trị pH

5 6 7 8 9 10

1 4 1 x x x x x x

2 8 1 x x x x x x

3 12 1 x x x x x x

4 16 1 x x x x x x

5 20 1 x x x x x x

6 24 1 x x x x x x

2.4

2.4.1.

-

2.4.2.

Các c u ra: độ màu, COD.

Theo SMEWW 21st Edition, 1999 APHA;

Chương này trình bày kết quả thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu suất keo tụ và oxi hóa của kali ferrate so với PAC trên nước thải lấy tại Công ty TCG và nước tổng hợp được pha từ thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm hoàn nguyên. Kết quả thí nghiệm được trình bày cụ thể trong chương 3 3.1 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM KHỬ ĐỘ MÀU NƯỚC THẢI BẰNG PAC VÀ FERRATE. 3.1.1. Kết quả thí nghiệm khử độ màu của nước thải bằng PAC 3.1.1.1. Kết quả thí nghiệm 1 (khử độ màu của nước thải trước xử lý sinh học) Nước thải thực hiện thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải Công ty TCG. Mẫu nước được keo tụ bằng PAC, liều lượng PAC thay đổi từ 100mg/l đến 600mg/l (bước nhảy là 100mg/l) và pH của thí nghiệm chạy từ 5-10 (bước nhảy 1). Trong đó, pH được điều chỉnh bằng dung dịch acid H2SO4 25% và NaOH 1N. Nước sau khi keo tụ để lắng 30 phút, sau đó lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD. Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả khử độ màu, tìm ra liều lượng PAC và giá trị pH tối ưu cho quá trình. Bảng 3.1. Kết quả thí nghiệm khử độ màu nước thải trước xử lý sinh học bằng PAC pH Liều lượng PAC (mg/l) 100 200 300 400 500 600 Hiệu xuất xử lý (%) Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD Độ màu COD 5 10 8 20 9 23 39 26 42 36 49 35 48 6 12 28 35 24 63 56 66 57 76 69 73 65 7 11 26 24 10 55 40 57 55 67 62 67 57 8 7 5 20 13 19 35 25 37 35 46 24 43

pH

Liều lượng PAC (mg/l)

100 200 300 400 500 600

Hiệu xuất xử lý (%) Độ

màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD 9 1 3 16 5 18 28 28 30 30 45 17 45 10 1 2 14 4 17 25 21 27 28 42 16 43

Hình 3.1. Biểu đồ hiệu suất khử độ màu nước thải trước sinh học bằng PAC

Hình 3.2. Biểu đồ hiệu suất xử lý COD nước thải trước sinh học bằng PAC Từ biểu đồ hình 3.1 - 3.2 cho thấy hiệu suất khử độ màu (cũng như xử lý COD) với liều lượng PAC sử dụng 500 - 600mg/l ở giá trị pH khoảng 6 - 7 sẽ đạt

hiệu quả tối ưu. Trong đó tại giá trị pH = 6 ở liều lượng PAC = 500mg/l có hiệu suất khử độ màu cao nhất được trình bày cụ thể trong biểu đồ hình 3.3. Trục tung thể hiện giá trị hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD), trục hoành thể hiện giá trị liều lượng PAC sử dụng.

Hình 3.3. Hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) theo liều lượng PAC tại pH = 6 Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy hiệu quả khử độ màu (cũng như xử lý COD) đều tăng khi tăng liều lượng PAC sử dụng, nhưng đến một giá trị nhất định thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống. Cụ thể ở giá trị pH = 6 với liều lượng PAC sử dụng là 100mg/l thì hiệu quả khử độ màu (và xử lý COD) đạt giá trị thấp nhất tương ứng là 12% và 28%, khi tăng liều lượng PAC lên 300mg/l hiệu quả khử màu và xử lý COD cũng tăng theo (63% và 56%), tiếp tục tăng liều lượng PAC lên 400mg/l thì hiệu quả xử lý cũng tăng. Khi tăng liều lượng PAC lên 500mg/l ta thấy hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD đạt cao nhất với giá trị 76% và 69% nhưng tăng lượng PAC lên 600mg/l thì hiệu quả xử lý bắt đầu giảm xuống với giá trị 73% và 65%

Theo các nghiên cứu về PAC trước đây, cụ thể nghiên cứu gần đây nhất của Perng và cộng sự (2014) cho thấy rằng liều lượng chất keo tụ có mối quan hệ với hiệu quả xử lý nước thải dệt nhuộm (nước trong nghiên cứu là tổng hợp). Kết quả

nghiên cứu cho thấy rằng khi tăng liều lượng PAC từ 80mg/l đến 160mg/l thì hiệu quả xử lý tăng, nhưng tăng đến 280mg/l thì hiệu quả giảm xuống, theo tác giả khi tăng liều lượng lên quá cao dẫn đến hiện tượng quá liều (dư PAC) do đó làm giảm hiệu quả keo tụ. Kết quả thí nghiệm của tác giả cũng tương tự với những thí nghiệm về PAC được công bố trước đây. Dựa vào bảng kết quả 3.1 tại tất cả các giá trị pH đều thu được hiệu quả khử màu cũng như xử lý COD cao nhất tại liều lượng PAC sử dụng là 500mg/l, nhưng hiệu quả này lại khác nhau ở các giá trị pH nhất định.

Điều này, chứng tỏ rằng hiệu quả khử độ màu của PAC chịu ảnh hưởng bởi giá trị pH. Như vậy, trong thí nghiệm này liều lượng PAC ở mức 500mg/l và pH = 6 là giá trị thích hợp cho hiệu quả xử lý cao nhất.

3.1.1.2. Kết quả thí nghiệm 2 (khử độ màu của nước thải sau xử lý sinh học) Nước thải thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của Công ty TCG, cho qua xử lý sinh học bằng bể SBR. Mẫu nước sau bể SBR tiếp tục được keo tụ bằng PAC, liều lượng chất keo tụ và giá trị pH tương tự thí nghiệm 1. Nước sau khi keo tụ để lắng 30 phút, lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD. Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả khử độ màu, tìm ra liều lượng PAC và giá trị pH tối ưu cho quá trình.

Bảng 3.2. Kết quả thí nghiệm khử độ màu nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC

pH

Liều lượng PAC (mgl)

100 200 300 400 500 600

Hiệu suất xử lý (%) Độ

màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD 5 23 15 50 36 42 32 40 28 40 25 38 16 6 35 28 65 48 46 35 44 31 41 28 39 25 7 49 33 72 63 55 48 47 39 43 31 39 28 8 63 49 89 77 76 69 63 47 48 43 42 39 9 45 37 68 60 53 57 47 41 42 35 40 31 10 31 21 50 44 42 31 40 28 39 27 37 18

Hình 3.4. Biểu đồ hiệu suất khử độ màu nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC.

Hình 3.5. Biểu đồ hiệu suất xử lý COD nước thải sau xử lý sinh học bằng PAC Từ biểu đồ hình 3.4 - 3.5 thấy rằng hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD trong thí nghiệm này đạt hiệu quả cao với liều lượng PAC sử dụng trong khoảng 200 - 300mg/l tại các giá trị pH trong khoảng 7 - 9. Trong đó, tại giá trị pH = 8 ở liều lượng PAC = 200mg/l có hiệu suất khử độ màu cao nhất được trình bày cụ thể trong biểu đồ hình 3.6

Hình 3.6. Hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) theo liều lượng PAC tại pH = 8 Kết quả thí nghiệm bảng 3.2 cho thấy hiệu quả khử độ màu cũng như xử lý COD tăng khi tăng liều lượng PAC sử dụng, nhưng tăng đến nồng độ PAC >

200mg/l thì hiệu quả xử lý lại giảm xuống. Cụ thể ở biểu đồ hình 3.4 - 3.5 cho thấy khi nước thải có giá trị pH = 8 với liều lượng PAC sử dụng là 100mg/l thì hiệu suất khử độ màu và xử lý COD đạt giá trị tương ứng là 63% và 49%. Khi tăng liều lượng PAC lên 200mg/l thì hiệu quả tăng lên rất cao (89% và 77%), nhưng tiếp tục tăng thêm thì hiệu quả khử màu cũng như xử lý COD lại giảm, tăng liều lượng PAC đến 600mg/l thì hiệu quả khử độ màu và xử lý COD còn lại là 42% và 39%. Như vậy, tương tự thí nghiệm 1 khi liều lượng PAC sử dụng vượt giá trị thích hợp dẫn đến hiện tượng quá liều và làm giảm hiệu suất xử lý.

Mẫu nước thải sử dụng trong thí nghiệm là sau khi xử lý sinh học bằng bể SBR và tiếp tục keo tụ bằng PAC với liều lượng 200mg/l tại pH = 8 thì mẫu nước đầu ra có độ màu đạt cột B; COD đạt cột A theo QCVN 13:2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm đối với cơ sở đang hoạt động.

3.1.1.3. Kết quả thí nghiệm 3 (Xử lý bậc 2 đối với mẫu nước thải được tiền xử lý ở thí nghiệm 1)

Trong thí nghiệm này, nước thải được lấy tại bể điều hòa của Công ty TCG, tiến hành keo tụ bằng PAC (với PAC = 500mg/l, pH = 6 được xác định trong thí nghiệm 1). Mẫu nước keo tụ cho lắng 30 phút, sau đó lấy phần nước trong phía trên cho xử lý sinh học bằng bể SBR. Lấy nước đầu ra bể SBR đo độ màu và phân tích COD để đánh giá hiệu quả xử lý. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong biểu đồ hình 3.7.

Hình 3.7. Biểu đồ hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) nước thải của quá trình Hóa lý – Sinh học

Nước thải sử dụng thí nghiệm có độ màu và COD tương ứng là 1658 Pt-Co và 428mg/l. Sau khi tiến hành keo tụ bằng PAC rồi cho qua xử lý sinh học SBR thì mẫu nước đầu ra có giá trị độ màu và COD tương ứng là 189 Pt-Co và 75mg/l. Như vậy, hiệu quả khử độ màu của cả quy trình đạt 89% và xử lý COD đạt 82%, kết quả cũng cho thấy rằng COD đầu ra đạt quy chuẩn QCVN 13:2015/BTNMT cột A, khi đó độ màu vượt cột A (nhưng đạt cột B, QCVN 13:2015/BTNMT đối với cơ sở dệt nhuộm đang hoạt động)

428

75 1658

189 0

200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Đầu vào Đầu ra

COD Độ màu

3.1.1.4. So sánh hiệu quả xử lý của 2 quy trình Sinh học – Hóa lý và Hóa lý – Sinh học

Hiện nay, việc sử dụng PAC cho quá trình keo tụ - tạo bông xử lý nước thải rất phổ biến, đặc biệt đối với nước thải dệt nhuộm… Tuy nhiên quy trình xử lý ở mỗi nơi, mỗi đơn vị có đặc điểm riêng và phù hợp với tính chất nước thải. Vì vậy, việc lựa chọn quy trình xử lý nước thải phù hợp đang là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu. Trong thí nghiệm 2 và 3 mô tả hai quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm khác nhau, thí nghiệm 2 mô tả quá trình sinh học- hóa lý và thí nghiệm 3 mô tả quá trình hóa lý - sinh học, tác giả đánh giá và kết luận là quá trình xử lý nào tối ưu cho nước thải dệt nhuộm thông qua kết quả khử độ màu cũng như xử lý COD. Kết quả thí nghiệm được trình bày tổng hợp trong bảng 3.3 như sau.

Bảng 3.3. Kết quả so sánh hai quy trình xử lý sinh học-hóa lý và hóa lý-sinh học Qui trình

Thông số Sinh học – Hóa lý Hóa lý – Sinh học

COD đầu vào (mg/l) 343 428

COD đầu ra (mg/l) 78 75

Độ màu đầu vào (Pt-Co) 1358 1658

Độ màu đầu ra (Pt-Co) 155 189

Hiệu quả xử lý COD (%) 77 82

Hiệu quả khử độ màu % 89 89

Hình 3.8. Quy trình xử lý nước thải thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3

Dựa vào kết quả, ta thấy hiệu quả khử màu (và xử lý COD) của hai quy trình là tương đương nhau. Tuy nhiên, quy trình xử lý hóa lý - sinh học liều lượng PAC sử dụng là 500mg/l trong khi đó quy trình xử lý sinh học - hóa lý chỉ cần 200mg/l.

Nếu sử dụng quy trình xử lý sinh học – hóa lý cho xử lý nước thải dệt nhuộm thì tiết kiệm được 300g PAC trên 1 m3 nước thải. Hơn nữa, đối với quy trình xử lý hóa lý – sinh học pH = 6 là giá trị thích hợp cho quá trình keo tụ nhưng mẫu nước thải đầu vào lại có pH cao từ 9 trở lên, do đó ta phải tốn một lượng acid để giảm pH về giá trị 6, để qua bể sinh học SBR lại mất một lượng kiềm để nâng pH lên khoảng 6.5 - 8.5 để vi sinh vật hoạt động hiệu quả. Trong khi đó, quy trình Sinh học - hóa lý với pH = 8 là giá trị thích hợp để keo tụ và nước sau bể sinh học cũng có giá trị pH nằm trong khoảng đó nên không cần tiêu tốn hóa chất nhiều. Như vậy, trong hai quy trình trên thì quy trình Sinh học - hóa lý khả thi về mặt kinh tế.

Keo t ụ PAC (200 mg/l)

COD = 78 mg/l Độ màu = 155 Pt-Co

B ể SBR

COD = 161 mg/l Đô màu= 510 Pt-Co

Nước thải

COD= 343 mg/l Độ màu = 1358 Pt-Co

B ể SBR

COD = 75 mg/l Độ màu = 189 Pt-Co

Keo t ụ PAC (500 mg/l)

COD = 210 mg/l Đô màu= 497 Pt-Co

Nước thải

COD= 428 mg/l Độ màu = 1658 Pt-Co

3.1.2. Kết quả thí nghiệm khử độ màu của nước thải bằng Ferrate

3.1.2.1. Kết quả thí nghiệm 4 (khử độ màu của nước thải trước xử lý sinh học) Nước thải thực hiện thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải Công ty TCG. Tuy nhiên ở thí nghiệm này, nước thải khi lấy về được tiến hành tiền xử lý bằng tác nhân Ferrate thay cho PAC như ở thí nghiệm 1, với liều lượng Ferrate thay đổi trong khoảng từ 4mg/l đến 24mg/l (bước nhảy là 4mg/l) và dãy pH của thí nghiệm chạy từ 5 - 10 (bước nhảy 1). Trong đó, pH được điều chỉnh bằng dung dịch acid H2SO4 25% và NaOH 1N. Nước sau khi keo tụ để lắng 30 phút, sau đó lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD. Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng khử độ màu và rút ra liều lượng Ferrate sử dụng tối ưu tại một giá trị pH nhất định.

Bảng 3.4. Kết quả thí nghiệm khử độ màu nước thải trước xử lý sinh học bằng Ferrate

pH

Liều lượng FERRATE (mg/l)

4 8 12 16 20 24

Hiệu xuất xử lý (%) Độ

màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD Độ màu

COD 5 19 17 21 18 24 21 23 27 22 29 18 34 6 22 15 23 17 29 21 32 30 24 32 25 35 7 27 21 29 23 33 26 34 34 30 36 26 37 8 29 25 32 28 33 32 37 52 35 52 33 53 9 27 22 29 25 30 26 32 35 32 38 22 39 10 22 19 24 20 30 22 34 28 24 28 16 29

Hình 3.9. Biểu đồ hiệu suất khử độ màu nước thải trước sinh học bằng Ferrate

Hình 3.10. Biểu đồ hiệu suất xử lý COD nước thải trước sinh học bằng Ferrate Kết quả từ biểu đồ hình 3.9 cho thấy hiệu quả khử độ màu trong thí nghiệm này không cao ở các liều lượng Ferrate sử dụng tương ứng với giá trị pH khác nhau.

Khi đó hiệu quả khử độ màu cao nằm ở khoảng pH từ 7 - 9 với liều lượng Ferrate sử dụng từ 16-20mg/l. Trong đó, tại giá trị pH = 8 với liều lượng Ferrate = 16mg/l có hiệu suất khử độ màu cao nhất được trình bày cụ thể trong biểu đồ hình 3.11

Hình 3.11. Biểu đồ hiệu suất khử độ màu (và xử lý COD) nước thải trước sinh học theo liều lượng Ferrate tại pH = 8

Kết quả từ biểu đồ hình 3.11 cho thấy khi tăng liều lượng Ferrate từ 4mg/l đến 16mg/l thì hiệu suất khử độ màu cũng tăng với giá trị từ 29% lên 37%, đặc biệt hiệu suất khử độ màu cao nhất tại liều lượng Ferrate 16mg/l và giảm khi tiếp tục tăng liều lượng Ferrate. Tương tự, hiệu suất xử lý COD tăng khi tăng liều lượng Ferrate từ 4mg/l đến 24mg/l, hiệu suất xử lý COD thấp nhất là 25% tại liều lượng 4mg/l và tăng dần đến 53% tại liều lượng 24mg/l, đặc biệt hiệu suất xử lý COD tăng mạnh từ 32% lên 52% trong khoảng liều lượng Ferrate 12 – 16mg/l, nhưng khi liều lượng Ferrate nằm ngoài khoảng này thì hiệu suất xử lý COD tăng rất chậm.

Do là hóa chất mới, chưa được sử dụng rộng rãi nên hiện nay các nghiên cứu về đặc tính của Ferrate không nhiều, đặc biệt trong trong lĩnh vực xử lý nước thải dệt nhuộm vẫn chưa có nghiên cứu nào về Ferrate. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Carr JD và cộng sự (năm 1981) trên một số loại nước thải thì hiệu quả xử lý của Ferrate phụ thuộc vào liều lượng Ferrate, giá trị pH và tỷ lệ Ferrate với các chất hữu cơ trong nước nên có thể sử dụng một số nghiên cứu trên thế giới về Ferrate để đối chiếu. Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Jia-Qian Jiang và cộng sự (năm 2003) đối với nước mặt, nghiên cứu chỉ ra rằng, hiệu quả xử lý nước với Ferrate cao

ứng với liều lượng thấp, khi tăng liều lượng Ferrate đến 4mg/l thì hiệu suất xử lý độ màu tăng dần đến gần 100%, tuy nhiên khi tiếp tục tăng liều lượng thì hiệu quả xử lý màu có xu hướng giảm do màu trong dư lượng Ferrate tạo ra. Cũng với nghiên cứu đó của Jiang và cộng sự (năm 2002) đã chỉ ra rằng khi tăng liều lượng Ferrate đến 4mg/l, hiệu quả xử lý COD là rất cao, tiếp tục tăng thêm liều lượng thì hiệu quả xử lý tiến gần đến 100% nhưng rất chậm, và đến một liều lượng nào đó thì hiệu quả xử lý không thể tăng thêm được nữa vì đến khi này thì lượng chất hữu cơ trong nước thải đã giảm xuống, tỷ lệ Ferrate sẽ lớn hơn so với tỷ lệ chất hữu cơ nên hiệu quả xử lý sẽ tăng chậm lại. Trong thí nghiệm này liều lượng Ferrate = 16mg/l là thích hợp cho quá trình xử lý độ màu, nếu tiếp tục tăng liều lượng sử dụng dẫn đến hiện tượng quá liều (dư) Ferrate sẽ gây ra độ màu của sắt trong nước, hiệu quả xử lý COD tăng nhưng không đáng kể. Theo quan sát và kết quả thí nghiệm cho thấy Ferrate không thể thực hiện quá trình oxy hóa keo tụ nước thải dệt nhuộm lấy từ Công ty TCG vì trong nước có chất ức chế quá trình oxy hóa keo tụ của Ferrate.

Tuy nhiên, độ màu của nước thải cũng có sự biến đổi rất nhanh khi cho Ferrate vào, đó là do quá trình oxy hóa của Ferrate đã làm thay đổi tính chất của các hợp chất màu có trong nước thải dệt nhuộm. Tại pH = 8 là giá trị tối ưu cho quá trình tiền xử lý nước thải dệt nhuộm bằng Ferrate, tại giá trị này thuận lợi cho Ferrate oxy hóa cắt mạch các chất hữu cơ, chính vì vậy hiệu quả xử lý COD đạt cao nhất.

3.1.2.2. Kết quả thí nghiệm 5 (khử độ màu của nước thải sau xử lý sinh học) Nước thải thí nghiệm được lấy tại bể điều hòa của Công ty TCG, cho qua xử lý sinh học bằng bể SBR. Mẫu nước sau bể SBR tiếp tục được oxy hóa keo tụ bằng Ferrate, liều lượng chất keo tụ và giá trị pH tương tự thí nghiệm 4. Nước sau khi oxy hóa keo tụ để lắng 30 phút, lấy phần nước trong phía trên đo độ màu và phân tích COD. Dựa vào kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả khử độ màu, tìm ra liều lượng Ferrate và giá trị pH tối ưu cho quá trình.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm bằng ferrate (Trang 58 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)