Tình hình ứ ng d ụng công nghệ trộn sâu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp trụ xi măng đất để gia cố nền đất yếu dưới nền đường đắo cao trong điều kiện cà mau (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN V Ề GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG TRỤ ĐẤT

1.1.2. Tình hình ứ ng d ụng công nghệ trộn sâu ở Việt Nam

1.1.2.1. Các kết quả nghiên cứu trong nước

Năm 1961-1962, cơ quan tiến hành những nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam về đất gia cố vôi dùng trong xây dựng mặt đường là bộ môn cầu đường trường Đại học Bách Khoa (nay là bộ môn Đường ô tô và đường thành phố trường đại học xây dựng Hà Nội). Tiếp đó nhiều cơ quan nghiên cứu khác như Viện kỹ thuật giao thông (nay là Viện Khoa học Công nghệ Giao thông vận tải), viện thiết kế Bộ giao thông, đã thực hiện đề tài này trong phòng thí nghiệm và trên các đoạn đường thử nghiệm: Trần Hưng Đạo, Đại Cồ Việt - Hà Nội. Ngoài ra trước năm 1975, giải pháp xử lý nền đường gia cố vôi cũng được áp dụng cho tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Giờ.

Khoảng giữa thập niên 70, trong hiệp định hợp tác song phương công ty Linden - Alimark (Thụy Điển) đã xuất khẩu sang Việt Nam một giàn khoan thi công trụ vôi

LPS4 trong số 06 giàn sản xuất đợt đầu ở Thụy Điển. Giàn thi công trụ vôi này có thể thi công đạt độ sâu tới 8m. Công suất thi công khoảng 300m trụ/ngày.

Trong vài năm gần đây, một vài công ty xây dựng ở Việt Nam có sử dụng thiết bị mua từ hãng Hercules AB Thụy Điển để thi công trụđất - xi măng theo phương pháp DJM xử lý nền móng cho các bồn chứa dầu ở đồng bằng Sông Cửu Long như khu Công Nghiệp Trà Nóc, thành phố Cần Thơ. Phương pháp dùng trụ đất - xi măng cho trường hợp vừa nêu với chiều dày lớp đất yếu trên 30m tỏ ra hiệu quả hơn về thời gian và giá thành so với các giải pháp khác như cọc bê tông cốt thép, cừ tràm…

Ngày 27 tháng 12 năm 2006, tiêu chuẩn thiết kế - thi công - nghiệm thu trụđất trộn xi măng là TCXDVN 385:2006 “ Phương pháp gia cố nền đất yếu bằng trụ đất xi măng” do Viện khoa học Công nghệ xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Vụ khoa học Công nghệ Xây dựng đề nghị, Bộ xây dựng ban hành theo Quyết định số 38/2006/QĐ-BXD.

Tiêu chuẩn 9403:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 385:2006 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định - Bộ Khoa học Công nghệ công bố.

1.1.2.2. Ứng dụng trụ đất xi măng ở Việt Nam

Công nghệ trộn sâu đã được miêu tả trong quyển “xử lý sự cố nền móng công trình” của giáo sư Nguyễn Bá Kế xuất bản năm 2000. Năm 2002 viện Khoa học Công nghệ đã có nghiên cứu về trụđất xi măng. Hiện nay Bộ Xây dựng đã nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn thiết kế trụđất xi măng.

Năm 2002 một số công trình đã ứng dụng trụ đất xi măng vào xây dựng các công trình trên đất yếu. Cụ thể như cảng Ba Ngòi (Khánh Hòa) đã sử dụng 4000m trụ đất xi măng có đường kính 60cm, thi công bằng phương pháp trộn khô, xử lý nền cho bồn chứa xăng dầu đường kính 35m, cao 4m ở Cần Thơ.

Năm 2004 trụ đất xi măng được ứng dụng để gia cố nền móng cho nhà máy nước huyện Vũ Bản, tỉnh Hà Nam, xử lý móng cho nền chứa xăng dầu ở Đình Vũ, tỉnh Hải Phòng. Các dự án trên đều sử dụng bằng phương pháp trộn khô với độ sâu trên 20m.

Tháng 5 năm 2004 các nhà thầu Nhật đã sử dụn g công nghệ Jet - Grouting để sửa chữa các khuyết tật cho cọc nhồi của cầu Thanh Trì (Hà Nội).

Năm 2005, thêm một số dự án sử dụng trụ đất xi măng như: dự án thoát nước khu đô thị Đồ Sơn (Hải Phòng), dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh đi Trung Lương, dự án cảng Bạc Liêu và một số công trình khác như:

- Công trình Vĩnh Trung Plaza, thành phố Đà Nẵng:

Chủ đầu tư: Công ty Đức Mạnh

Tập đoàn TENOX KYUSYU là đơn vị thiết kế và thi công.

Diện tích mặt bằng: 13.000 m2 Số lượng trụđất - xi măng: 2.765 trụ Đường kính trụđất - xi măng: 800mm Chiều dài trụ: 17m

Hình 1.4. Vĩnh Trung Plaza (Đà Nẵng) - Công trình Cụm cảng Hàng không Cần Thơ:

Công trình này do Cụm cảng hàng không Miền Nam, Cục hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Giao thông vậ tải làm Chủ đầu tư.

Công ty thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC thiết kế.

Đơn vị thi công: Công ty xây dựng công trình hàng không - ACC.

Tổng diện tích 108.000m2.

Chiều dài trụđất - xi măng 6m, đường kính 600mm, mật độ 01 trụ/m2.

Hình 1.5. Khoan cọc xi măng đất gia cố nền đất yếu tại sân bay Cần Thơ - Công trình cảng Hiệp Phước

Công trình bờ kè sông cảng Hiệp Phước sử dụng trụđất xi măng dạng tường để gia cố bờ kè (hình 1.4).

Tường CDM được cấu tạo bởi 9 trụ CDM, các trụ CDM chồng lên nhau một đoạn là 0,3m. Chiều rộng của tường 23,7m, chiều dài gia cố CDM 950m. Khoảng cách mỗi tường tính từ tim là 3,5m.

- Đại lộ Đông Tây, thành phố Hồ Chí Minh:

Dự án có chiều dài toàn tuyến 21,89km, đi qua địa bàn các quận 1, 2, 4, 5, 6, 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh, cải thiện hệ thống giao thông nội thị hiện đang quá tải. Đại lộ Đông Tây hiện nay là trục chính để các phương tiện giao thông ra vào Sài Gòn để đi và về các tỉnh miền Đông và miền Tây. Đây là tuyến đường huyết mạch nối các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, tạo thành mối liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Công trình sử dụng trụđất xi măng gia cố nền Đường kính trụ: 600mm;

Chiều dài trụ: 16m.

- Nhà máy điện Nhơn Trạch I Đồng Nai:

Đường kính cọc: 600mm

Tổng chiều dài thi công: 15.000m

Công nghệ trộn: Trộn khô.

- Đường nối cầu Thủ Thiêm với Đại lộ Đông Tây:

Đường kính cọc: 600mm

Tổng chiều dài thi công: 100.000m Công nghệ trộn: Trộn khô.

- Hầm chui đường sắt vành đai đường Láng Hòa Lạc:

Đường kính cọc: 600mm

Tổng chiều dài thi công: 150.000m Công nghệ trộn: Trộn khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp trụ xi măng đất để gia cố nền đất yếu dưới nền đường đắo cao trong điều kiện cà mau (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)