Phân tích kết quả thí nghiệm và Tính toán lý thuyết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng cốt inox gia cường đối với ứng xử uốn dầm kính (Trang 79 - 84)

Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

5.5 Phân tích kết quả thí nghiệm và Tính toán lý thuyết

Kết quả tính toán lý thuyết ở chương 3 và tính toán thực nghiệm ở chương 4 được cụ thể hóa bằng biểu đồ (Hình 5.16 và Hình 5.17). Trong biểu đồ tác giả có thể hiện kết quả tính toán theo mô hình đề xuất của luận văn và so sánh với mô hình đề xuất của Louter [1].

5.5.1 So sánh kết quả của các mô hình đề xuất:

Từ các kết quả khảo sát thực nghiệm ở chương 4, tác giả đã đề xuất các mô hình tính toán phù hợp hơn với luận văn (ở chương 3). Kết quả tính toán của các mô hình đề xuất này có sự sai lệch so với kết quả của thực nghiệm và sự sai lệch này được trình bày cụ thể như sau:

- Mô hình luận văn:

Các giá trị của cả 2 nhóm dầm kính AF-R và FT-R được trình bày ở Hình 5.13 với: trục x là giá trị Mmax được tính toán theo mô hình luận văn; trục y là các giá trị Mmax của khảo sát thực nghiệm. Qua biểu đồ, đường thẳng xu hướng của các giá trị Mmax thể hiện sự sai lệch giá trị Mmax giữa mô hình lý thuyết đề xuất với các giá trị Mmax khi khảo sát thực nghiệm.

Hình 5.13 Biểu đồ giá trị Mmax khi tính toán theo mô hình luận văn và thực nghiệm.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

65 Mô hình của Louter:

Các giá trị trong biểu đồ lấy giống như mô hình luận văn, tuy nhiên các giá trị này tính toán theo mô hình của Louter và được trình bày ở Hình 5.14.

Hình 5.14 Biểu đồ giá trị Mmax khi tính toán theo mô hình Louter và thực nghiệm.

 Nhận xét:

Từ biểu đồ Hình 5.13 và Hình 5.14, kết quả tính toán lý thuyết theo mô hình luận văn có sự sai lệch giữa lý thuyết và thực nghiệm ít hơn so với các mô hình Louter.

Sự khác biệt ở mô hình đề xuất của tác giả so với mô Louter là do: a) Trong quá trình khảo sát thực nghiệm, tác giả nhận thấy các lớp kính cường lực FT của cả hai loại dầm kính đều làm việc đến giai đoạn phá hoại cuối cùng; b) Trong quá trình chịu tải trọng uốn, các dầm kính AF-R và FT-R đều cho thấy ứng xử giòn và rất giòn. Từ các kết quả tính toán ở trên, mô hình luận văn đề xuất (theo mục 3.2 chương 3) cho kết quả tính toán lý thuyết phù hợp nhất với các khảo sát thực nghiệm của luận văn.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

66 5.5.2 Phân tích tải trọng:

- Nhóm mẫu FT:

Hình 5.15 Biểu đồ so sánh Mmax giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm mẫu FT-R.

- Nhóm mẫu AF:

Hình 5.16 Biểu đồ so sánh Mmax giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm mẫu AF-R.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

67

 Nhận xét:

Qua biểu đồ Hình 5.15 và Hình 5.16, có thể nhận thấy được giá trị Mmax theo tính toán lý thuyết và kết quả thực nghiệm có sai lệch. Theo mô hình đề xuất tính toán lý thuyết của luận văn: Mô hình luận văn, khi so sánh giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm loại dầm kính ghép gia cường AF-R có giá trị Mmax trung bình đạt 59% và đạt 63% cho mẫu dầm kính ghép gia cường FT-R; Theo mô hình của Louter [1], dầm kính ghép gia cường AF-R có giá trị Mmax trung bình đạt 19% và đạt 22% cho mẫu dầm kính ghép gia cường FT-R. Điều này cho thấy kết quả tính toán lý thuyết của mô hình đề xuất của là khá phù hợp với các thực nghiệm của luận văn.

Theo Hình 5.3a, 5.3b, sơ đồ ứng suất biến dạng tại vị trí T2 của lớp kính thường trong dầm kính ghép AF, giá trị biến dạng εT2được cải thiện cụ thể tăng từ 0.830/00 lên 1.240/00 nhờ vào lớp cốt gia cường. Lớp cốt gia cường làm phân phối lại ứng suất khi lớp kính thường bị nứt trong quá trình chịu tải trọng uốn.

5.5.3 Phân tích hàm lượng:

- Nhóm mẫu FT:

Hình 5.17 Biểu đồ so sánh hàm lượng giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm mẫu FT.

Chương 5: Kết quả nghiên cứu và bàn luận

68 - Nhóm mẫu AF:

Hình 5.18 Biểu đồ so sánh hàm lượng giữa tính toán lý thuyết và thực nghiệm mẫu AF.

Nhận xét:

Trong tính toán lý thuyết theo hình 5.17, 5.18 ta thấy ở cả hai biểu đồ hàm lượng của mẫu AF và FT, hàm lượng cốt gia cường càng tăng thì giá trị Mi/Mo càng cao. Điều này phù hợp với khảo sát thực nghiệm có được.

Phần kết luận và kiến nghị được trình bày trong chương 6 của luận văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng cốt inox gia cường đối với ứng xử uốn dầm kính (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)