Dao động và sóng điện từ

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cấp tốc lý 12 (Trang 93 - 112)

Câu 1: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian

A. luôn ngược pha. B. luôn cùng pha. C. với cùng biên độ. D. với cùng tần số.

Câu 2: Trong cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện C thành một mạch dao động. Chu kì dao động điện từ tự do của mạch này phụ thuộc vào

A. dòng điện cực đại trong cuộn dây của mạch dao động.

B. điện tích cực đại của bản tụ điện trong mạch dao động.

C. điện dung C và độ tự cảm L của mạch dao động.

D. hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của mạch dao động.

Câu 3: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện

A. không thay đổi theo thời gian. B. Biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.

C. Biến thiên điều hòa theo thời gian. D. Biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.

Câu 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện lệch pha nhau một góc bằng

A. π/4 B. π C. π/2 D. 0

Câu 5: Tần số dao động riêng f của dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC lí tưởng là

A. 1/√2πLC B. 1/√LC C. 1/2π√LC D. 2π/√LC

Câu 6: Tần số góc của mạch dao động điện từ tự do lí tưởng được xác định bằng biểu thức

A. ω = 1/√LC B. ω = 1/√2πLC C. ω = 1/π√LC D. ω= 2π/√LC

Các đại lượng đặc trưng

Câu 1: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung 0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là

A. 2.105 rad/s B. 105 rad/s C. 3.105 rad/s D. 4.105 rad/s Câu 2: Mạch dao động điện từ lí tưởng LC có chu kì dao động riêng là

A. T = 2π/√LC B. T = 2π√L/C C. T = 2π√C/L D. T = 2π√LC

Câu 3: Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C = 4/π2pF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2,5.10-3 H. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 2,5.105Hz B. 0,5.105Hz C. 0,5.107Hz D. 5.105Hz

Câu 4: Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L mắc với tụ điện có điện dung C tạo thành mạch dao động LC.

Biết L = 2.10-2H và C = 2.10-10F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động là

A. 4π (s) B. 4π. 10−6 (s) C. 2π (s) D. 2π. 10−6 (s)

Câu 5: Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/π(mH) và tụ điện có điện dung 4/π(nF). Tần số dao động riêng của mạch là

A. 5𝜋. 105𝐻z B. 2,5.106𝐻z C. 5𝜋. 106𝐻z D. 2,5.105𝐻z

Câu 6: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10−2/π(H) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung 10−10/π(F). Chu kì dao động riêng của mạch này là

A. 4.10-6s B. 3.10-6s C. 5.10-6s D. 2.10-6s

Câu 7: Trong mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Hệ thức đúng là

A. C = 4π2L/f2 B. C = f2/4π2L C. C = 1/4π2f2L D. C = 4π2f2/L

Câu 8: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi từ C1 đến C2. Chu kì dao động riêng của mạch thay đổi

A. từ 4√LC1 đến 4√LC2 B. từ 2π√LC1 đến 2π√LC2

C. từ 2√LC1 đến 2√LC2 D. 4π√LC1 đến 4π√LC2

Câu 9: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động của mạch là f1. Để tần số dao động riêng của mạch là f1√5 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị

A. C1/5 B. 0,2C1√5 C. 5C1 D. C1√5

Câu 10: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được.

Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20pF thì chu kì dao động riêng của mạch là 3𝜇s. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180pF thì chu kì dao động riêng của mạch là

A. 1/9(𝜇s) B. 1/27(𝜇s) C. 9(𝜇s) D. 27(𝜇s)

Câu 11: Một mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm và tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ tự do với tần số f. Nếu tụ điện dung 4C thì tần số dao động riêng của mạch lúc này là

A. f/4 B. 4f C. 2f D. f/2

Câu 12: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm xác định. Biết tần số dao động riêng của mạch là f. Để tần số dao động riêng của mạch là 3f thì phải thay tụ điện trên bằng tụ điện có điện dung là bao nhiêu?

A. C/9 B. C/3 C. 9C D. 3C

Câu 13: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 4μH và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 10pF đến 640pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị

A. từ 2.10-8s đến 3.10-7s. B. từ 4.10-8s đến 3,2.10-7s.

C. từ 2.10-8s đến 3,6.10-7s. D. từ 4.10-8s đến 2,4.10-7s.

Câu 14: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì tần số dao động bằng 30kHz và khi C = C2 thì tần số dao động bằng 40kHz. Nếu C = C1C2/(C1+ C2) thì tần số dao động riêng của mạch này bằng

A. 50kHz B. 24kHz C. 70kHz D. 10kHz

Câu 15: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Khi C = C1 thì tần số dao động bằng 7,5MHz và khi C = C2 thì tần số dao động bằng 10MHz.

Nếu C = C1+ C2 thì tần số dao động riêng của mạch này bằng

A. 12,5MHz B. 2,5MHz C. 17,5MHz D. 6,0MHz

Câu 16: Một mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 3183nH và tụ điện có điện dung 31,83nF. Chu kì dao động động riêng của mạch là

A. 2𝜇s B. 5𝜇s C. 6,28𝜇s D. 15,71𝜇s

Câu 17: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 10-4H và tụ điện có điện dung C.

Biết tần số dao động riêng của mạch là 100kHz. Lấy π2 = 10. Giá trị của C là

A. 0,25F B. 25nF C. 0,025F D. 250nF

Câu 18: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Dao động điện từ tự do trong mạch là có chu kì là

A. T =4πQ0

I0 B. T =πQ0

2I0 C. T =2πQ0

I0 D. T =3πQ0

I0

Câu 19: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là 2.10-

6C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,1π(A). Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch bằng A. 10-6/3 (s) B. 10-3/3 (s) C. 4.10-7 (s) D. 4.10-5 (s)

Câu 20: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 2,5.103kHz B. 3.103kHz C. 2.103kHz D. 103kHz

Câu 21: Trong mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biêt điện tích cực đại trên một bản tụ điện là 4.10-8C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 10mA. Tần số dao động điện từ trong mạch là

A. 79,6kHz B. 100,2kHz C. 50,1kHz D. 39,8kHz

Câu 22: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức

A. f = 1/2πLC B. f = 2πLC C. f = Q0/2πI0 D. f = I0/2πQ0

Câu 23: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là 62,8mA. Giá trị của T là

A. 2𝜇s B. 1𝜇s C. 3𝜇s D. 4𝜇s

Số dao động của mạch LC

Câu 1: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số dao động âm

tần. Cho tần số sóng mang là 800kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000Hz thực hiện một dao động toàn phần thì dao động điện từ cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là

A. 1600 B. 625 C. 800 D. 1000

Câu 2: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 800kHz. Khi dao động âm tần có tần số 1000Hz thực hiện hai dao động toàn phần thì dao động điện từ cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là

A. 1600 B. 625 C. 800 D. 1000

Câu 3: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, người ta sử dụng cách biến điệu biên độ, tức làm cho biên độ của sóng điện từ cao tần (gọi là sóng mang) biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số dao động âm tần. Cho tần số sóng mang là 1MHz. Khi dao động âm tần có tần số 5kHz thực hiện ba dao động toàn phần thì dao động điện từ cao tần thực hiện được số dao động toàn phần là

A. 200 B. 625 C. 600 D. 1200

Quan hệ điện áp – Điện tích – Dòng điện của mạch LC

Câu 1: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc ω. Gọi q0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. q0/ω2 B. q0ω C. q0/ω D. q0ω2

Câu 2: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, gồm một cuộn dây có hệ số tự cảm không đáng kể có hệ số tự cảm L và một tụ điện có điện dung C. Trong mạch có dao động điện từ riêng (tự do) với giá trị cực đại của hiệu điện thế của hai bản tụ điện bằng Umax. Giá trị cực đại Imax của cường độ dòng điện trong mạch được tính bằng biểu thức

A. 𝐼max = 𝑈max√𝐶/𝐿 B. 𝐼max = 𝑈max√L/C C. 𝐼max= 𝑈max√𝐿𝐶 D. 𝐼max = √𝑈max/√𝐿𝐶

Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C.

Trong mạch có dao động điện từ tự do. Gọi U0, I0 lần lượt là hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là thì

A. 𝑈0 = 𝐼0/√𝐿𝐶 B. 𝑈0 = 𝐼0√𝐿/𝐶 C. 𝑈0 = 𝐼0√𝐶/𝐿 D. 𝑈0 = 𝐼0√𝐿𝐶

Câu 4: Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125𝜇𝐹 và một cuộn cảm có độ tự cảm 50𝜇𝐻. Điện trở thuần của đoạn mạch không đáng kể. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 3V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. 7,5√2𝐴 B. 7,5√2𝑚𝐴 C. 0,15A D. 15mA

Câu 5: Trong mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm 4mH và tụ điện có điện dung 9nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 3V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng

A. 3mA B. 9mA C. 6mA D. 12mA

Câu 6: Trong mạch dao động điện từ LC không có điện trở thuần, có dao động điện từ tự do. Điện áp cực đại giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện cực đại trong mạch lần lượt là U0 và I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị I0/2 thì độ lớn điện áp giữa hai bản tụ điện là

A. √3𝑈0/4 B. 3U0/4 C. 3U0/2 D. √3𝑈0/2

Câu 7: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với tần số góc 10000rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9C, khi cường độ dòng điện trong mạch 6.10-6A thì điện tích trên tụ điện là

A. 4.10-10C B. 6.10-10C C. 2.10-10C D. 8.10-10C

Câu 8: Trong một mạch dao đọng lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Gọi L là độ tự cảm và C là điện dung của mạch. Tại thời điểm t, hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u và cường độ dòng điện trong mạch là i. Gọi U0 là hiêu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện và I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức liên hệ giữa u và i là

A. 𝑖2 = 𝐶(𝑈02− 𝑢2)/𝐿 B. 𝑖2 = 𝐿(𝑈02− 𝑢2)/C C. 𝑖2 = 𝐿𝐶(𝑈02− 𝑢2) D. 𝑖2 = √𝐿𝐶(𝑈02− 𝑢2) Câu 9: Trong mạch dao động điện từ lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa giữa hai bản tụ là U0. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ này là U0/2 thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng

A. 𝑈0

2 √3𝐿

𝐶 B. 𝑈0

2 √5𝐿

𝐶 C. 𝑈0

2 √5𝐶

𝐿 D. 𝑈0

2 √3𝐶

𝐿

Câu 10: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50mH và tụ điện có điện dung C.

Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện 𝑖 = 0,12cos2000𝑡 (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ hiệu dụng thì điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng

A. 12√3𝑉 B. 5√14𝑉 C. 6√2𝑉 D. 3√14𝑉

Câu 11: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Biết giá trị cực đại của cường độ dòng điện trong mạch là I0 và giá trị cực đại của điện tích trên một bản tụ điện là q0. Giá trị của f được xác định bằng biểu thức

A. 𝐼0/2𝑞0 B. 𝐼0/2𝜋𝑞0 C. 𝑞0/𝜋𝐼0 D. 𝑞0/2𝜋𝐼0

Câu 12: Một mạch dao động LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của tụ điện là q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,5I0 thì điện tích của tụ điện có độ lớn

A. 𝑞0√2/2 B. 𝑞0√3/2 C. 𝑞0/2 D. 𝑞0√5/2

Câu 13: Trong mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 18nF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 6𝜇𝐻. Trong mạch đang có dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 2,4V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có giá trị là

A. 92,95mA B. 131,45mA C. 65,73mA D. 212,54mA

Câu 14: Mạch dao động LC thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại trên tụ là 12V. Tại thời điểm điện tích trên tụ điện có giá trị q = 6.10-9C thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 𝑖 = 3√3𝑚𝐴. Biết cuộn dây có độ tự cảm 4mH. Tần số góc của mạch là

A. 25.105rad/s B. 5.104rad/s C. 5.105rad/s D. 25.104rad/s

Câu 15: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50mH và tụ điện có điện dung C.

Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm là 12V. Ở thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch bằng 0,03√2𝐴 thì điện tích trên tụ điện có độ lớn bằng 15√14𝜇𝐶. Tần số góc của mạch là

A. 2.103rad/s B. 5.104rad/s C. 5.103rad/s D. 25.104rad/s Quan hệ thuận nghịch trong mạch LC

Câu 1: Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm 𝐿3 = (9𝐿1+ 4𝐿2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 9mA B. 4mA C. 10mA D. 5mA

Câu 2: Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L1 hoặc cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là 20mA hoặc 10mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm 𝐿3 = (9𝐿1+ 7𝐿2) thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 9mA B. 4mA C. 10mA D. 3,3mA

Câu 3: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là

A. 0,25 B. 0,5 C. 4 D. 2

Biểu thức trong mạch LC

Câu 1: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện. Khi hoạt động, cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức 𝑖 = 0,025cos(5000𝑡)𝐴. Biểu thức điện tích ở một bản tụ điện là

A. 𝑞 = 5.10−6cos(5000𝑡)𝐶 B. 𝑞 = 125.10−6cos(5000𝑡 − 𝜋/2)𝐶 C. 𝑞 = 125.10−6cos(5000𝑡)𝐶 D. 𝑞 = 5.10−6cos(5000𝑡 − 𝜋/2)𝐶

Câu 2: Trong một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích trên mỗi bản tụ điện có biểu thức 𝑞 = 3.10−6cos(2000𝑡)𝐶. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là

A. 𝑖 = 6cos(2000𝑡 − 𝜋/2)𝑚𝐴 B. 𝑖 = 6cos(2000𝑡 + 𝜋/2)𝑚𝐴

C. 𝑖 = 6cos(2000𝑡 − 𝜋/2)𝐴 D. 𝑖 = 6cos(2000𝑡 + 𝜋/2)𝐴

Câu 3: Trong một mạch dao động LC lí tưởng, cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5mH, cảm ứng từ tại điểm M trong lòng cuộn cảm biến thiên theo thời gian theo phương trình 𝐵 = 𝐵0cos(5000𝑡)𝑇 (với t đó bằng giây).

Điện dung của tụ điện là

A. 8mF B. 2mF C. 2𝜇𝐹 D. 8𝜇𝐹

Câu 4: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện phẳng có điện dung 5nF, khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 4mm. Điện trường giữa hai bản tụ điện biến thiên theo phương trình 𝐸 = 1000cos(5000𝑡)(kV/m) (t đo bằng giây). Cường độ dòng điện cực đại là

A. 0,1A B. 1,5/√3𝑚𝐴 C. 15/√3𝑚𝐴 D. 0,1mA

Câu 5: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện phẳng có điện dung 5nF, khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 4mm. Điện trường giữa hai bản tụ điện biến thiên theo phương trình 𝐸 = 1000cos(5000𝑡)(kV/m) (t đo bằng giây). Độ lớn cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm thuần L khi điện áp trên tụ điện bằng nửa giá trị cực đại là

A. 0,1mA B. 1,5/√3𝑚𝐴 C. 15/√3𝑚𝐴 D. 0,05√3𝐴

Câu 6: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện phẳng có điện dung 5nF, khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 4mm. Điện trường giữa hai bản tụ điện biến thiên theo phương trình 𝐸 = 1000cos(5000𝑡)(kV/m) (t đo bằng giây). Độ lớn cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm thuần L khi điện áp trên tụ điện bằng điện áp hiệu dụng trên tụ điện là

A. 0,1mA B. 0,1/√2𝐴 C. 1/√2𝑚𝐴 D. 1mA

Câu 7: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện phẳng có điện dung 5nF, khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 4mm. Điện trường giữa hai bản tụ điện biến thiên theo phương trình 𝐸 = 1000cos(5000𝑡)(kV/m) (t đo bằng giây). Dòng điện chạy qua cuộn cảm thuần L có biểu thức là

A. 𝑖 = 100cos(5000𝑡)𝑚𝐴 B. 𝑖 = 100cos(5000𝑡 + 𝜋/2)𝑚𝐴

C. 𝑖 = 100cos(5000𝑡 + 𝜋/2)𝜇𝐴 D. 𝑖 = 20cos(5000𝑡 − 𝜋/2)𝑚𝐴

Câu 8: Trong mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện phẳng có điện dung 5nF, khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 4mm. Điện trường giữa hai bản tụ điện biến thiên theo phương trình 𝐸 = 1000cos(5000𝑡 − 𝜋/4)(kV/m) (t đo bằng giây). Dòng điện chạy qua cuộn cảm thuần L có biểu thức là

A. 𝑖 = 100cos(5000𝑡 + 𝜋/4)𝑚𝐴 B. 𝑖 = 100cos(5000𝑡 − 𝜋/2)𝜇𝐴

C. 𝑖 = 100cos(5000𝑡 + 𝜋/2)𝜇𝐴 D. 𝑖 = 20cos(5000𝑡 − 𝜋/4)𝜇𝐴

Giá trị tại hai thời điểm trong mạch LC

Câu 1: Một mạch dao động lí tưởng có chu kì 2𝜇s. Tại một thời điểm, điện tích trên tụ điện là 3𝜇𝐶 sau đó 1𝜇s dòng điện có cường độ 4𝜋(𝐴). Tìm điện tích cực đại trên tụ

A. 10−6𝐶 B. 5.10−5𝐶 C. 5.10−6𝐶 D. 10−4𝐶

Câu 2: Một mạch dao động LC lí tưởng có chu kì T = 10-3s. Tại một thời điểm điện tích trên tụ điện bằng 6.10-7 C, sau 5.10-4s cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,6𝜋. 10−3𝐴. Tìm điện tích cực đại trên tụ

A. 10-6C B. 10-5C C. 5.10-5C D. 10-4C

Câu 3: Một mạch dao động LC lí tưởng có chu kì T = 10–3s. Tại một thời điểm điện tích trên tụ điện bằng 6.10–7C, sau 7,5.10-4s điện tích trên tụ điện bằng 8.10-7 C. Tìm điện tích cực đại trên tụ

A. 10-6C B. 10-5C C. 5.10-5C D. 10-4C

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi cấp tốc lý 12 (Trang 93 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)