0
Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 (Trang 28 -33 )

II. Giải pháp

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Ở Việt Nam, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được chú trọng. Hàng năm chính phủ đều giành khoản chi ngân sách khá lớn cho giáo dục đào tạo (năm 2005 là 18% ngân sách), đồng thời cấp học bổng từ ngân sách nhà nước cho những cán bộ, giảng viên, nhà nghiên cứu trẻ có đủ khả năng đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Đồng thời, Chính phủ còn cho phép các trường đại học nước ngoài mở đại học tại Việt Nam và khuyến khích các công ty có vốn FDI thành lập trung tâm đào tạo lao động tại địa phương để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, nhìn chung trình độ chuyên môn và tay nghề của lao động Việt Nam cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, nhất là đối với các cơ sở tuyển dụng thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam cần tuyển dụng và thu hút nguồn nhân lực nên theo những hướng sau:

- Xây dựng cơ chế hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp, công ty, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng ”theo đơn đặt hàng’’ của các đơn vị có nhu cầu sử dụng lao động để tránh đào tạo tràn lan và không có hiệu quả.

- Thành lập một số công viên công nghệ và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D), cho phép các tri thức là Việt kiều và các công ty nước ngoài thành lập trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Tuyển chọn lao động cần phải công khai, minh bạch. Nếu tuyển chọn những cán bộ chủ chốt làm giám đốc công ty hay doanh nghiệp thì nên kiểm tra hoặc phỏng vấn trực tiếp trên cầu truyền hình để thể hiện sự công khai và tạo điều kiện cho những người ở xa có thể tham gia. ở Việt

Nam nên tuyển chọn lao động qua kênh truyền hình VTV4 để tạo thuận lợi cho Việt kiều tham gia.

- Có chính sách khuyến khích cho những cán bộ, nhà khoa học, sinh viên... đã được đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc. Tuỳ theo bằng cấp và năng lực của họ mà tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhà ở, lương bổng, vị trí và điều kiện làm việc. Đối với những tri thức là Việt kiều thì nên có chính sách khuyến khích riêng, đồng thời tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho họ.

- Chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ lao động. Việc đào tạo không chỉ thông qua hệ thống các trường chuyên ngành trong nước mà cần gửi ra nước ngoài đào tạo hoặc thuê các chuyên gia hàng đầu của nước ngoài vào làm việc ở những khâu mà ta chưa đảm đương được hoặc còn yếu (chẳng hạn kiểm toán....) Đó cũng là cách để nhanh chóng tiếp cận được những kỹ năng trong hoạt động đầu tư đáp ứng tốt hơn cho công việc trước mặt và lâu dài.

- Thành lập trung tâm tư vấn pháp luật: Sự ra đời của các trung tâm này là rất cần thiết để các doanh nghiệp, người lao động có kiến thức về pháp luật, tránh được các vi phạm về luật pháp quốc tế, đồng thời bảo vệ được lợi ích chính đáng của chính các doanh nghiệp và người lao động.

KẾT LUẬN

Như vậy, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giữ vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia, dù là nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, ...hay các nước đang phát triển đều cần đến nguồn vốn này để tiến hành các hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Đặc biệt, nguồn vốn này càng có vai trò rất quan trọng đối với đất nước Việt Nam. Bởi vì, nước ta có điểm xuất phát thấp từ một nền nông nghiệp lạc hậu chính vì vậy nguồn vốn tích lũy trong nước không đủ đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, kể từ khi luật đầu tư nước ngoài ra đời thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt: tăng trưởng kinh tế nước ta liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đạt mức 8.17% năm 2006, thu nhập bình quân trên đầu người tăng lên đáng kể, năm 2006 đạt 776 USD/người/năm. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người dân, tăng giá trị xuất khẩu...

Mặt khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định như nó gây ra nạn ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên đất nước, gây nguy hại tới mục tiêu phát triển bến vững... Vì vậy, chúng ta phải có quy hoạch tổng thể về việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nguồn vốn này phát huy tối đa vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế phát triển _ Nhà xuất bản lao động xã hội. 2. Tạp chí Kinh tế và phát triển_ tháng 1/2006.

3. Tạp chí Kinh tế và phát triển _ tháng 4/2006. 4. Báo cáo phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

5. Niên giám thống kê các năm và Bộ Kế hoạch - Đầu tư. 6. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

7. Vụ quản lý dự án - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 8. Webside:www.gso.gov.vn.

9. Webside:www.bokehoachdautu.com.vn.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

NỘI DUNG...2

Chương I. Những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài...2

1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài...2

2. Đặc điểm...3

3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài...3

4. Vai trò của nguồn vốn FDI...6

4.1. Vai trò của FDI đối với nước đi đầu tư...6

4.2. Đối với nước tiếp nhận đầu tư ( chủ yếu là các nước đang phát triển)...6

Chương II. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2006...8

1. Tác động của FDI vào tăng trưởng chung ở Việt Nam giai đoạn 1988- 2006...8

1.1. Tác động của FDI về mặt kinh tế...8

1.2. Tác động của FDI về mặt xã hội...12

2. Đánh giá những thành tựu và hạn chế của FDI ở Việt Nam thời gian qua...14

2.1. Một số thành tựu chủ yếu...14

2.2. Một số hạn chế chủ yếu và nguyên nhân...21

2.2.1. Những hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam....21

2.2.2. Một số nguyên nhân cơ bản...22

Chương III. Giải pháp...24

I. Định hướng sử dụng FDI giai đoạn 2006-2010...24

II. Giải pháp...24

1. Cải cách thủ tục hành chính...24

2. Xây dựng các khu kinh tế mở...25

3. Khuyến khích các công ty xuyên quốc gia (TNC)...27

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...28

KẾT LUẬN...30

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 (Trang 28 -33 )

×