CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị vốn lưu động của Công ty
2.3.1. Những kết quả đạt được
Năm 2019, công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có được những kết quả đó cũng là nhờ một phần quan trọng của hiệu quả công tác quản lý sử dụng VLĐ đó là:
Thứ nhất, chính sách đầu tư của công ty tương đối hợp lý, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, VCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ. Công ty đã đầu tư phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính xây lắp của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng VLĐ đang được nâng cao.
Thứ hai, ở cả hai thời điểm đầu và cuối năm 2019, TSLĐ của công ty luôn được tài trợ bởi toàn bộ nguồn vốn tạm thời và một phần từ nguồn vốn thường xuyên vì vậy đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty được lành mạnh, vững chắc hơn mang lại tính ổn định cho công ty.
hoàn thành ở năm 2018 đã được DN đẩy nhanh thực hiện để kịp tiến độ bàn giao như dự án các lô liền kề LKV-19A và LKV-20A tại dự án HUD Sơn Tây, đẩy mạnh thi công và thanh toán các công trình nhà liền kề khu đô thị Kiến Hưng, Hà Đông hay Tòa nhà hỗn hợp số 23 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Từ đó làm cho tính thanh khoản của VLĐ cao hơn, tốc độ luân chuyển HTK cũng nhanh hơn, làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ được cải thiện, vốn đưa vào sử dụng có hiệu quả.
Thứ 4, trong năm 2019 công ty đã thực hiện tái cơ cấu vốn đầu tư theo nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 số 01/NQ-ĐHCĐ ngày 30 tháng 03 năm 2018, thoái vốn thành công tại các công ty con và công ty liên kết, thu về số tiền gốc 12,880 tỷ đồng và khoản lợi nhuận tài chính do thoái vốn là 2,807 tỷ đồng bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của công ty
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hiện nay doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác quản trị và sử dụng VLĐ nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, mặc dù công tác quản trị vốn bằng tiền của công ty đã có những biến động tích cực, và khả năng thanh toán của công ty về cơ bản vẫn được đảm bảo nhưng chưa thực sự tốt, ngoài hệ số khả năng thanh toán hiện thời mang tính khái quát còn các hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời là những chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của công ty đều chưa đạt được mức tối ưu. Điều này tiềm ẩn rủi ro mất khả năng thanh toán nếu như thị trường có những biến động lớn.
chiếm dụng của công ty chủ yếu nằm ở phải thu ngắn hạn của khách hàng, các khoản phải thu ngắn hạn khác khá lớn đã làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Bên cạnh đó, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu của công ty đang thấp mà lại có sự suy giảm, phản ánh công tác thu hồi nợ của năm 2019 không tốt bằng năm 2018, vốn của công ty bị chiếm dụng lâu hơn dẫn đến chi phí quản lý và thu hồi nợ tăng, lãng phí, ứ đọng vốn trong thanh toán.
Thứ ba, có thể thấy so với năm 2018 thì hầu hết các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty đều tăng nhẹ. Hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty là chưa thực sự cao, công tác quản lý VLĐ còn nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ vẫn còn kém so với trung bình ngành. Chính vì thế công ty cần xem xét hiệu suất sử dụng VLĐ một cách dài hơi, có chiến lược rõ ràng và tạo ra xu hướng, chuyển biến tích cực, bền vững.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá toàn diện các mặt tích cực và hạn chế trong công tác quản trị VLĐ trong năm vừa qua, công ty cần có những giải pháp căn bản, đồng bộ và sát với tình hình thực tiễn để tiếp tục phát huy những ưu điểm và kịp thời khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, qua đó không những có thể nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị và sử dụng VLĐ, đảm bảo duy trì ổn định an toàn tài chính mà còn giúp công ty hoàn thành tốt các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong tình hình mới góp phần đưa công ty tiếp tục vững bước phát triển.