Sự biến đổi COD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp đất ngập nước kết hợp diệt khuẩn bằng nano bạc (Trang 81 - 84)

PHẦN III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

CHƯƠNG 6: KẾT QUẢ MÔ HÌNH ĐẤT NGẬP NƯỚC

6.2. Xử lý nước thải thật bằng mô hình ĐNN

6.2.3. Sự biến đổi COD

Nguồn nước thải đầu vào được lấy từ ao nuôi tôm tại thời điểm tôm được hai tháng tuổi. Nồng độ COD đầu vào mô hình ở 3 đợt lấy nước thải từ ao là 110 mg/L (thời điểm tôm 60 ngày), 143mg/L (thời điểm tôm đƣợc 70 ngày) và 186 mg/L (thời điểm tôm 80 ngày). Kết quả ở bảng 6.6 thể hiện hiệu suất xử lý COD rất cao của mô hình ĐNN, với kết quả xử lý này thì nước thải đầu ra mô hình cho phép thải ra môi trường cũng để đảm bảo chất lượng nước cho các vụ nuôi tôm kế tiếp.

Bảng 6. 6: Kết quả xử lý nước thải của mô hình ĐNN

COD Đầu vào

(mg/L)

Đầu ra (mg/L)

Hiệu suất (%)

Tải lƣợng ô nhiễm kg COD/ha.ngày

Mẫu 1 110 11 90,00

22,91

Mẫu 2 110 12 89,09

Mẫu 3 110 10 90,91

Mẫu 4 143 16 88,81

29,79

Mẫu 5 143 15 89,51

Mẫu 6 143 15 89,51

Mẫu 7 186 20 89,25

38,75

Mẫu 8 186 21 88,71

Mẫu 9 186 21 88,71

64

Hình 6. 12: Kết quả xử lý COD trong nước thải của mô hình ĐNN

Kết quả phân tích 9 mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của quá trình xử lý nước thải ao nuôi tôm ở hình 6.12, cho thấy rằng hiệu quả của quá trình xử lý COD của nước thải ao nuôi tôm bằng mô hình ĐNN khá cao khoảng 89,39%; nồng độ COD trung bình sau khi xử lý còn lại khoảng 15,67 mg/L. Tương ứng tải lượng ô nhiễm trung bình của nước thải trước và sau khi xử lý theo bảng 6.7.

Bảng 6. 7: Hiệu quả xử lý COD theo tải lượng ô nhiễm

STT Tải lƣợng đầu vào Kg COD/ha.ngày

Tải lƣợng đầu ra

Kg COD/ha.ngày Hiệu suất %

1 22,91 2,29 90,00

2 29,79 3,33 88,82

3 38,75 4,37 88,72

Trong khi đó ở thí nghiệm trước đây bằng nước thải tổng hợp thì hiệu suất trung bình khoảng 92,73%. Tải lượng ô nhiễm tương ứng trước khi xử lý là 62,5;

100 KgCOD/ha.ngày và sau khi xử lý 3,82; 7,92 KgCOD/ha.ngày. Kết quả cho thấy

65

với cùng mô hình xử lý và tải lượng ô nhiễm COD của nước thải thực thấp hơn so với tải lượng ô nhiễm COD của nước thải tổng hợp nhưng hiệu suất xử lý COD trong nước thải thật lại thấp hơn so với nước thải tổng hợp. Điều này được giải thích là do nồng độ TDS và nhiệt độ của nước ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý COD cũng như hòa tan oxy trong nước. Theo Colt (1984) thì nồng độ TDS hay nồng độ muối và nhiệt độ của nước ảnh hưởng tỉ lệ nghịch với khả năng hòa tan oxy vào nước. Theo thí nghiệm trên thì cả 2 thí nghiệm có nhiệt độ của nước gần như nhau trong khi đó nồng độ TDS của nước thải thật thì cao hơn rất nhiều so với nước thải tổng hợp. Bên cạnh đó trong nước thải thật nồng độ COD là bao gồm những hợp chất hữu cơ khó phân hủy, còn trong nước thải tổng hợp chủ yếu là đường glucozo khả năng phân hủy dễ và dễ hấp thu bởi thực vật cũng nhƣ các vi sinh vật. Theo kết quả thu đƣợc bảng 6.6 có thể thấy rằng hiệu quả xử lý của COD giảm một phần là do tải lượng ô nhiễm tăng và nồng độ TDS trong nước thải cao và tăng dần theo thời gian thì nghiệm.

Trong khi đó kết quả thí nghiệm của tác giả Lê Anh Tuấn trong đề tài xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đất ngập nước kiến tạo tại huyện Ô Môn thì hiệu suất xử lý trung bình khoảng 83,38%, tại huyện Phong Điền 89,27%. Ở tác giả xử lý nước thải là nước ngọt, thì theo Colt (1984) nước ngọt có khả năng hòa tan oxy cao hơn nước lợ và nước mặn. Nhưng hiệu quả xử lý của tác giả bằng và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của nhóm. Theo nhóm tác giả Phan Thị Hồng Ngân và Phạm Khắc Liệu thì xử lý nước thải nuôi trồng thủy sản nước lợ bằng bể lọc sinh học hiếu khí có lớp đệm ngập nước. Bể có khả năng xử lý tốt nước thải nuôi tôm sú giống và nuôi tôm trên cát với hiệu suất xử lý COD đạt 73,7% với mô hình này thì chi phí đầu tư tương đối cao hơn so với mô hình ĐNN nhưng hiệu suất mang lại không cao bằng mô hình ĐNN. Theo Shubiao Wu cùng cộng sự, trong thí nghiệm khả năng xử lý nước thải của các loại mô hình ĐNN khác nhau thì hiệu suất xử lý của mô hình ĐNN có dòng chảy ngang có trồng cây khoảng 94,0 %. Ở đây hiệu xuất của Shubiao Wu cao hơn so với của nhóm, điều này do diện tích bề mặt mô hình của Shubiao Wu là 2,1 m2 lớn hơn nhiều so với của nhóm 0,48 m2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng phương pháp đất ngập nước kết hợp diệt khuẩn bằng nano bạc (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)