Tổng kết Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung cần đạt

Một phần của tài liệu GIÁO án văn 6 2020 chủ đềTH (Trang 21 - 24)

(1) Kể miệng chi tiết kết thúc văn bản. Chi tiết kết thuc scó ý nghĩa gì?

- Tổ chức cho HS thảo luận. Gv quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

- Từ đó, oán nặng thù sâu

- Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh...

- Đánh mỏi mệt,chán chê không thắng được- rút quân.

=> Cuộc đấu tranh chống thiên tai gay go, bền bỉ của nhân dân ta va fmong ước chế ngự thiên tại của người Việt

4. Tổng kết

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Một kết thúc truyện như thế phản ánh sự thật LS gì? Nội dung chính của truyện?

(2) Các nhân vật ST, TT gây ấn tượng mạnh khiến người đọc phải nhớ mãi. Theo em, điều đó có được là do đâu?

(3) Truyện thể hiện nhận thức, nguyện vọng gì của nhân dân lao động ?

- Gọi HS nêu khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản?

- Gọi HS nhận xét-đọc ghi nhớ - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm.

1. Nội dung:- Cuộc thi tài giữa ST, TT - Cốt lõi LS trong các sự việc được kể:

+ Cuộc sống lao động vật lộn với thiên tai, lũ lụt hàng năm của cư dân dồng bằng Bắc Bộ.

+ Khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai, lũ lụt, xây dựng, bảo vệ cuộc sống .

2. Nghệ thuật:

- Xây dựng hình tượng nv mang dáng dấp thần linh, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.

- Tạo sự việc hấp dẫn: hai thần cùng cầu hôn MN.

- Dẫn dắt, kể chuyện lôI cuốn, sinh động.

3. ý nghĩa văn bản:

ST, TT giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước;

đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.

Hoạt động 3. LUYỆN TẬP

HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP

(1) Từ truyện ST,TT, em suy nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng trồng thêm...

(2) Vì sao văn bản ST,TT được coi là truyền thuyết?

- Phát hiện chi tiết. Xung phong trả lời câu hỏi

- Tham gia nhận xét, bổ sung...

-GV tổng hợp, kết luận

- Đảng và nhà nước ta đã ý thức được tác hại to lớn do thiên tai gây ra nên đã chỉ đạo nhân dân ta có những biện pháp phòng chống hữu hiệu, biến ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân thời xưa trở thành hiện thực.

- Thể hiện đầy đủ các đặc điểm của truyền thuyết:

+ Nhân vật, sự kiện + Yếu tố kì ảo

+ Thái độ, tư tưởng của nhân dân Hoạt động 4. VẬN DỤNG

Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt THẢO LUẬN CẶP ĐÔI * Nội dung:

(1) Quan sát hình ảnh và thảo luận, chuẩn bị bài thuyết trình bày tỏ quan điểm: bảo vệ môi trường là cách sống khôn ngoan”

- Tổ chức cho HS thảo luận. Gv quan sát, khích lệ HS.

- Tổ chức trao đổi,chia xẻ, rút kinh nghiệm.

- GV tổng hợp ý kiến.

- Nguyên nhân của tình trạng thiên tai tàn khốc.

- Hậu quả của hành động huỷ hoại môi trường.

- Một số giải pháp đề bảo vệ môi trường.

* Hình thức: văn nói

Hoạt động 5. TÌM TÒI, SÁNG TẠO

(1) Em hãy tưởng tượng và kể lại cảnh cảnh Sơn Tinh rước Mị Nương về núi bằng đoạn văn ngắn?

(2)Tìm đọc trên thư viện hoặc in-tơ-nét ba câu chuyện về thần núi, thần sông, thần biển. Ghi lại vắn tắt nội dung của ba câu chuyện đó.

(3)Sân khấu hoá truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh :

SÂN KHẤU HOÁ TRUYỆN DÂN GIAN SƠN TINH, THUỶ TINH

1. Tìm kiếm thông tin

- Từ SGK.... - Từ các nguồn khác:...

2. Xử lí thông tin trong văn bản

- Các thành viên báo cáo kết quả tìm kiếm thông tin

- Nhóm trưởng thống nhất, hình thành sơ đồ tư duy về hình thức sân khấu hoá truyện dân gian 3. Xây dựng ý tưởng cho kịch bản:

- Thống nhất hình thức chuyển thể

+ nguyên tác, sát nguyên tác, gần sát nguyên tác + Đặt tên cho tiểu phẩm + Thống nhất xây dựng kịch bản chuyển thể

- Thống nhất kịch bản chuyển thể:

+ Dự kiến nhân vật( số lượng, chính- phụ) + Phân cảnh cho kịch bản chuyển thể. VD:

- Cảnh 1:Thuỷ Tinh hẹn gặp Mị Nương để giãy bày chuyện cũ

- Cảnh2: Sơn Tinh và Mị Nương tranh cãi về việc bão lũ xảy ra thường xuyên và ghê gớm hơn - Cảnh3: Thuỷ Tinh đối chất với Sơn Tinh về nguyên nhân của hiện tượng này ( phần lớn do con người...)

4. Sáng tác kịch bản chuyển thể

- Sáng tác kịch bản từng phân cảnh ( Phân công các thành viên phụ trách) + Lời thoại và hành động nhân vật phải hợp lí.

- Các thành viên hoàn thành nhiệm vụ - Ghép các cảnh để hoàn chỉnh kịch bản + Đọc lại và chỉnh sửa.

5. Chuẩn bị cho biểu diễn

- Phân vai - Đạo cụ, trang phục sân khấu - Âm thanh, tiếng động - Kế hoạch tập.

(4) Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự theo hướng dẫn SGK.

---

Tuần 3 - Tiết 9 Ngày soạn:...

Ngày dạy:...

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: HS nắm vững mục đích giao tiếp của tự sự, có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của nó. Tháy được đặc điểm của tự sự và nhận vật, sự việc trong văn bản Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

2.Kỹ năng: Bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. Chỉ ra được nhân vật và sự việc trong hai truyền thuyết đã học.

- KNS : Giao tiếp, trình bày, viết sáng tạo, thảo luận...

3.Thái độ: HS có ý thức sử dụng hiệu quả phương thức tự sự để đạt được mục đích.

4. Phát triển năng lực: Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc, viết, nghe, nói. HS thể hiện cảm xúc và suy nghĩ cá nhân, đam mê, khát khao khám phá.

- Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ B.CHUẨN BỊ:

PHIẾU BÀI TẬP

Đọc và đánh số thứ tự vào từng ô trước các chi tiết dưới đây theo đúng trình tự xuất hiện trong truyện Thánh Gióng.

(...) Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sống phúc đức nhưng lại muộn con.

(...) Đứa bé cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc.

(...) Đứa trẻ lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc rất mạnh.

(...) Đứa bé lớn nhanh như thổi. Bà con làng xóm góp gạo nuôi chú bé, mong chú giết giặc cứu nước.

(...) Một hôm bà lão ra đồng thấy một vết chân to, ướm thử, về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé rất khôi ngô.

(...) Đứa bé đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.

(...) Đánh giặc xong, tráng sĩ cởi giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.

(...) Đứa bé vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ, phi ngựa đến nơi có giặc, giết hết lớp giặc này đến lớp giặc khác.

Một phần của tài liệu GIÁO án văn 6 2020 chủ đềTH (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w