- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả.
- Giáo viên theo dõi, sửa chữa lỗi đọc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích.
? Em hiểu “nắng đào” là nắng như thế nào?
? “Phòng” ở đây là gì ?
? Trong bài có nhắc đến loài chim tu hú. Em biết gì về loài chim này?
? Dựa vào bài soạn chuẩn bị ở nhà, hãy cho biết bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Chia bố cục: 6 câu đầu (phần 1), 4 câu cuối (phần 2)
- Giáo viên chiếu: 2 phần
? Quay trở lại nhan đề bài thơ, em nhận thấy nhan đề bài thơ có gì đặc biệt?
? HS đọc 6 câu thơ đầu.
? Qua phần bạn đọc em nhận thấy giọng điệu của 6 câu thơ đầu có gì đặc biệt?
? Với giọng điệu vui tươi, hào hứng Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh mùa hè . Theo em, bức tranh mùa hè được tác giả miêu tả trực tiếp hay gián tiếp?
Vì sao em biết?
? Vậy bức tranh mùa hè ấy được hiện lên qua những phương diện nào?
? Quan sát vào bức tranh mùa hè trong 6 câu thơ trên và cho biết bức tranh mùa hè được mở ra bằng những âm thanh nào ?
2. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Bức tranh mùa hè
- Phần 2: Tâm trạng của người tù cách mạng.
- Nhan đề: - Chưa trọn vẹn nghĩa.
- nhan đề bài thơ bỏ lửng như vậy sẽ gây tò mò, cuốn hút và gợi liên tưởng
3. Phân tích
a. Bức tranh mùa hè
Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
- giọng điệu: vui tươi, hào hứng
- Miêu tả gián tiếp (chỉ là tái hiện trong tâm tưởng, miêu tả qua trí tưởng tượng). Vì nhà thơ đang bị giam trong nhà lao.
- Âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian
* Âm thanh:
+ Tu hú gọi bầy + Tiếng ve ngân
+ Tiếng diều sáo
? Những âm thanh đó có gì đặc biệt?
? Vậy những âm thanh ấy đã gợi ra một cuộc sống như thế nào?
GV bình: Bức tranh mùa hè được mở ra bằng âm thanh của tiếng chim tu hú gọi bầy, âm thanh của tiếng ve ngân nga trên vòm lá xanh râm mát và trên trời cao là âm thanh vi vu của diều sáo tạo thành bản nhạc giao hưởng tưng bừng, rộn rã. Để rồi sau những âm thanh ấy là một thế giới rộn ràng, tưng bừng, tràn trề sức sống đã mở ra, thức dậy, mời gọi làm cho nhân vật trữ tình quên đi nỗi cô đơn
? Vậy những màu sắc ấy được gợi lên qua những hình ảnh thơ nào ?
? Qua những chi tiết, hình ảnh thơ trên em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của nhà thơ ?
? Thông qua những tính từ gợi tả màu sắc, em hình dung ra một bức tranh mùa hè như thế nào ?
GV bình : Bằng một loạt các tính từ chỉ màu sắc đặc biệt là sự sáng tạo trong dùng từ “nắng đào” (nắng hồng) nhà thơ Tố Hữu đã vẽ lên một bức tranh rực rỡ sắc màu, tràn trề nhựa sống.
? Bức tranh mùa hè đâu chỉ có âm thanh, màu sắc mà còn đong đầy hương vị. Em hãy tìm những chi tiết thơ miêu tả hương vị ấy ?
? Qua hai từ đang và từ dần, giúp em cảm nhận điều gì?
GV bình : Các phó từ : đang dần trong câu thơ “Lúa chiêm đang chín, trái
-> âm thanh quen thuộc, gần gũi, là những âm thanh đặc trưng của mùa hè
-> gợi cuộc sống tươi vui, tưng bừng, rộn rã.
* Màu sắc:
- Màu vàng:
+ lúa chiêm chín + của bắp vàng hạt
- Màu hồng của nắng: nắng đào - Màu xanh của trời
-> Dùng những tính từ gợi tả màu sắc
đẹp, rực rỡ, hài hòa, tươi tắn.
* Hương vị:
+ lúa chiêm đang chín + trái cây ngọt dần.
-> đang , dần: phó từ chỉ sự vận động của sự vật.
cây ngọt dần” đã diễn tả được sự sống đang vận động bên trong từng sinh thể. Các từ “đang ”, “dần” kết hợp với từ “chín ”, “ngọt” gợi ra sự vật đang trong giai đoạn căng tròn, viên mãn, ngọt ngào.
? Vậy một cuộc sống với hương vị như thế nào được gợi ra từ những hình ảnh thơ trên
GV : Bức tranh mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hươngvị được mở thêm ra qua hình ảnh nào ?
? Theo em tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào trong hai câu thơ trên ?
?Một không gian như thế nào hiện lên qua hai câu thơ đấy?
GV : Bầu trời xanh cao rộng, hình ảnh con diều sáo lộn nhào trong không gian rộng lớn, bao la của bầu trời đầy nắng, gió, tất cả gợi ra một không gian tự do, thoáng đạt.
Qua phần cảm nhận chi tiết, hình ảnh trên, em hãy nhận xét khái quát về cảnh mùa hè ở 6 câu thơ đầu?
- Giáo viên vừa chiếu vừa bình: Với hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, thân thiết đã giúp người đọc cảm nhận được âm thanh tưng bừng, rộn rã. Bức tranh của mùa hè cũng được phối màu khá độc đáo, chan chứa ánh sáng, rực rỡ sắc màu: sắc vàng của lúa chiêm, của bắp, sắc hồng của nắng, sắc xanh của trời. Và đâu đó ngọt ngào, ngan ngát hương thơm của đồng lúa chín, của những trái cây trong vườn.
Rõ ràng, 6 câu thơ đầu không có một từ ngữ nào nói về mùa hè nhưng chúng ta vẫn nhận ra mùa hè thật sôi động, tràn đầy sức sống qua các hình
-> hương vị ngọt ngào.
* Không gian:
- Trời xanh càng rộng càng cao - Diều sáo lộn nhào từng không…
-> cặp từ hô ứng, tính từ, hình ảnh sống động, dấu chấm lửng.
-> không gian bao la, rộng lớn, tự do, khoáng đạt.
-> Bức tranh mùa hè đẹp, tràn đầy sức sống, chan chứa ánh sáng, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, không gian bao la, khoáng đạt, gợi cuộc sống tự do.
ảnh: tiếng chim tu hú, lúa chiêm, trái cây, vườn, tiếng ve, diều sáo... Đây chính là bức họa bằng thơ được cảm nhận trong tâm tưởng của người chiến sĩ bị giam cầm trong ngục tối. Phải chăng đây là một cuộc vượt ngục bằng tinh thần, ý chí. Thật đúng như Hồ Chí Minh đã từng viết:
Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao
? Từ đó em cảm nhận gì về nét đẹp tâm hồn của người tù cách mạng.
* Gv chuyển giao nhiệm vụ :
HS tìm hiểu tiếp 4 câu còn lại của bài thơ. Khái quát được nội dung và nghệ thuật
=> Tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tự do.
Hết tiết 81 TIẾT 82
Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản( tiếp) a)Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của văn bản nắm được bức tranh tâm trạng người tù.
b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ khai thác văn bản.
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: quan sát thơ, lắng nghe câu hỏi-> suy nghĩ, trả lời-> khái quát