CẤU TẠO MÁY ĐÙN TRỤC VÍT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn ép nhựa trong công nghiệp (Trang 21 - 26)

Cấu tạo máy đùn trục vít.: Motor - Hộp số - Phiễu nhập liệu - Xy lanh - Trục vít - Bộ phận cấp nhiệt - Đầu tạo hình

2.3.1. Cấu tạo xy lanh.Vật liệu làm xy lanh

Để đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật, xy lanh bao giờ cũng có hai phần :

Phần nòng xy lanh làm bằng thép có độ cứng cao vật liệu làm nòng xy lanh phải cứng hơn vật liệu làm trục xy lanh phần này thường dày từ10 đến 15mm.

Phần thân xy lanh dày hơn nòng xy lanh là thép chịu nhiệt cao và ăn mòn hóa học phát sinh trong quá trình gia công. Khi chế tạo xy lanh người ta đặc biệt quan tâm đến độ ổn định nhiệt.

Cửa nhập liệu: Có kích thước 1D x 2D có kèm theo tấm đóng mở cửa để điều chỉnh lượng nguyên liệu vào xy lanh (D: đường kính trục vít). Ở phần cấp liệu nhằm tăng năng suất cho máy đùn người ta chỉ tạo một số rãnhtrong xy lanh, các rãnh này chiếm khoảng 3D. Các rãnh này có nhiệm vụ ngăn cản sự quay quẩn của nguyên liệu làm cho các cánh vít có tác dụng đẩy tốt hơn (ở vùng này phải được làm nguội tốt). Xy lanh có lỗ thoát hơi: Dùng để lấy đi hơi ẩm hoặc hơi của các vật liệu dễ bay hơi hoặc hơi phát sinh trongquátrình gia công.Để quá trình thoát hơi nhanh người ta tạo xung quanh vùng thoát hơi một vùng áp suất chân không. Đường thoát hơi gồm các lỗ nhỏ có đường kính khoảng 0,2mm để tránh sự rò rỉ của nguyên liệu hoặc người ta phảm giảm áp suất đùn ở vùng thoát hơi. Cấu tạo của vít xoắn: vật liệu được vận chuyển và cấ p nhiệt đến trạng thái nóng chảy sau đó giảm áp suất xuống thấp nhất ở vùng thoát hơi và áp lực lại tăng lên đến vùng định lượng thì áp suất lại ổn định. (Sơ đồ của áp suất của xy lanh có gia đoạn thoát hơi)

2.3.2. Cấu tạo trục vít

Trục vít: Đây là bộ phận riêng của máy, quay trong xy lanh, nhiệm vụ của nó

để nhựa hóa và trộn có tác dụng như bơm một nhựa lỏng qua đầu tạo hình, trên chiều dài máy chia thành 3 vùng

Vùng vận chuyển hạt rắn (cấp liệu): Trong đó nguyên liệu thông thường ở dạng rắn.

Vùng nhựa hóa (nén ép): Gồm hỗn hợp lẫn lộn nhựa nóng chảy và các hạt rắn.Vùng phối liệu (định lượng): Ở đó vật liệu ở trạng thái chảy nhớt.

Từ khi nhập liệu di chuyển dần đến đầu tạo hình: Vật liệu sẽ biến đổi từ trạng thái rắn rồi sang trạng thái mềm cao rồi sang trạng thái chảy nhớt, khối lượng riêng thay đổi, vít xoắn cần một hệ số nén nào đó để tạo nén vật liệu di chuyển trong các rãnh vít.

Bước răng không thay đổi, ở giữa bề sâu giảm dần.

Bước vít giảm dần bề sâu không đổi.

Bước vít giảm dần, bê sâu rãnh vùng giữa giảm dần.

Bước vít không đổi, bề sâu rãnh vùng nạp liệu không đổi, vùng tiếp theo giảm dần, vùng phối liệu có thể có cánh hướng dòng.

Nói chung phương pháp áp dụng là: Thay đổi bềsâu rãnh, thay đổi bước vít, hoặc kết hợp cả hai phương pháp trên. Xét về tính năng kỹ thuật: Bước răng không đổi thìổn định kỹ thuật hơn, khi thay đổi bước răng thì sẽ thay đổi góc xoắn và thay đổi rất nhiều thông số kỹ thuật và khó khăn trong chế tạo vít xoắn.

Kích thước của vít xoắn ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, chiều dài của vít xoắn ảnh hưởng đến thời gian lưu của vật liệu trong máy.

Chiều dài các vùng phân chia trên trục vít rất quan trọng nhất là chiều dài vùng phối liệu: Chiều dài vùng phối liệu ngắn thì máy làm việc rất biến động ở nhiệt độ, áp suất, năng suất thay đổi nhiều, chiều dài vùng phối liệu dài thì làm việc ổn định hơn.

Trục vít thông thường được chế tạo bằng thép không rỉ: Hệ số ma sát nguyên liệu lên bề mặt trục vít nhỏ, để đảm bảo năng suất thì hệ số ma sát vật luệu

trên trục vít bé hơn hệ số ma sát của vật liệu trên thành xy lanh, thông thường phải làm nguội xy lanh.

2.3.3. Bộ phận cấp nhiệt và giải nhiệt

Để cung cấp nhiệt cho xy lanh trong quá trình gia công có thể sử dụng dầu gia nhiệt, hơi quá nhiệt, nhiệt điện (điện trở).

Nhiệt trên xy lanh được phân bố theo vùng nén ép, định lượng và cụm tạo hình, còn phần cấp liệu không cần cấ p nhiệt (nếu nhiệt ở vùng này không cao).

Hệ thống gia nhiệt phải có khả năng đạt nhanh nhiệt độ mong muốn và phải được kiểm soát một cách chặt chẽ và điều chỉnh được nhiệt độ từ 20 độ C đến 300 độ C.

Làm mát xy lanh: Sự làm mát xy lanh rất cần thiết để giảm nhiệt độ, tránh sự quá nhiệt, nhất là do ma sát, hiện tượng cắt xé vật liệu bên trong gây ra làm phân hủy vật liệu nhựa bên trong xylanh.

Người ta có thể làm mát xy lanh bằng nước (trường hợp nhiệt độ thấp hơn 100 độ C) và không khí (những máy hiện nay người ta thông thường làm nguội bằng 2 cách). Làm nguội bằng nước thường được bố trí ở vùng cấp liệu để tránh hiện tượng nguyên liệu bám vào thành phiễu hoặc bám dính vào trục vít. Đồng thời khống chế nhiệt không cho lan ra phần sau làm hư hỏng phần ổ bi và dầu mỡ bên trong ổ bi. Dùngnước làm mát thường có van để khống chế lượng nước và đường ống nước được chế tạo là một đường ống xoắn ốc quanh xy lanh. Không khí nguội được hệ hống quạt gió thổi qua khi nhiệt độ trên xy lanh vượt quá giới hạn cho phép, đồng thời hệ thống cung cấp nhiệt được ngắt ngay.

2.3.4. Đầu phân phối và lưới lọc

Được đặt ở giữa đầu vít xoắn và đầu định hình nó tác dụng giữ các hạt nguyên liệu chưa nhựa hóa hoàn toàn hoặc các vật liệu cứng, thô lẫn trong

phân phối thường làm bằng thép có khoan lỗ tròn trên bề mặt, lưới lọc tựa vào nó là loại thép không rỉ, lưới lọc sẽ làm tăng trở lực áp suất máy nên nó giúp cho quá trình nhựa hóa tốt hơn. Trong sản xuất khi áp lực phần đầu vít xoắn tăng lên, trường hợp này lưới lọc bị nghẽn do bẩn, phải tháo lưới lọc ra và thay lưới lọc khác. Có trường hợp sản xuất người ta thiết kế 2 cụm phân phối dòng và lưới lọc để có thể thay đổi một cách dễ dàng mà không phải dừng máy khi đang sản xuất. Đầu phân phối và lưới lọc sẽ làm tăng sức cản của dòng chảy nên tăng được tỷ lệ nén ép của vật liệu. Từ đó ta muốn điều chỉnh tỷ lệ nén ép thì còn có giải pháp là thay đổi thiết diện tạo ra dòng cản, đảm bảo tỷ lệ nén ép phù hợp nhất cho sản phẩm cần gia công.

2.3.5. Đầu định hình

Giúp cho nguyên vật liệu đang nóng chảy có hình dạng cuối cùng khi qua máy đùn, là một bộ phận quan trọng nhất trong sản xuất vì nó liên quan rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Mọi khuyết tật của đầu định hình gây ra không thể sửa chữa được ở các công đoạn sau. Có rất nhiều loại đầu tạo hình tuỳ theo loại sản phẩm.

Đầu định hình dạng ống sản xuất các sản phẩm hình trụ hay màng mỏng hình trụ.

Đầu định hình dạng lỗ cho các sản phẩm dạng sợi với các hình dạng khác nhau (sợi tròn, sợi dẹt…)

Đầu định hình dạng khe cho các sản phẩm tấm phẳng, màng phẳng.

Đầu định hình dạng Profile phức tạp (cho khung cửa sổ, cửa ra vào, nẹp các loại…)

Đầu định hình dạng ống cho sản phẩm cuối cùng dạng sản phẩm thổi (chai lọ, thùng chứa các loại). Thiết kế đầu tạo hình khác nhau cho năng suất khác nhau, chất lượng sản phẩm khác nhau và giá thành sản phẩm khác nhau. Việc thiết kế đầu tạo hình có thể quyết định sự thành công của sản phẩm xuất ra.

Để đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và thị trường đầu định hình có 3 phần:

Đầu vào,cánh đỡ trụ và phần định hình sản phẩm. Thành dẫn các dòng nóng chảy trong đầu định hình phẩi có độ bóng cao và là các đường cong trơn phẳng, không phát sinh chỗ chặn và giữ nguyên liệu lại, dòng nhựa nóng chảy phải liên tục thì cho ra sản phẩm có độ bóng bề mặt cao. Trong trường hợp sản phẩm thổi, lõi trong của đầu định hình được gắn thêm bộ phận dẫn khí nén hoặc dẫn vật liệu khác vào (đối với sản phẩm bọc dây cáp điện).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu phân tích nguyên lí hoạt động của một số máy đùn ép nhựa trong công nghiệp (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)