Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHI LỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG GIAO TIẾP: NGÔN NGỮ CỬ CHỈ
3.2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỬ CHỈ CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN XÉT THEO CHỨC NĂNG VÀ BỘ PHẬN CƠ THỂ THỰC HIỆN
3.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân xét theo bộ phận cơ thể thực hiện
3.2.2.1 Thống kê, phân loại
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “Các bộ phận cơ thể của con người gắn kết với nhau nhƣ một cỗ máy tinh vi nhất, hiện đại nhất và có thể phân chia thành các vùng cơ thể. Theo đó, các bộ phận cơ thể trên cùng một vùng luôn có sự gắn kết với nhau bằng các cử chỉ diễn ra đồng thời, thể hiện cùng một ý nghĩa hay nhiều ý nghĩa đan xen nhau.” [42, 308]. Vì vậy khi phân chia ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân chúng tôi cũng thực hiện cách phân chia theo bộ phận (vùng) cơ thể thực hiện.
Khảo sát ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân mà đúng ra là ngôn ngữ miêu tả cử chỉ của nông dân, chúng tôi nhận thấy có sự tham gia của tất cả các bộ phận: đầu, mắt, chân, tay... Các ngôn ngữ cử chỉ này đƣợc tạo ra trên cơ chế kết hợp giữa động tác + bộ phận cơ thể (hoặc bộ phận cơ thể + động tác) để tạo ra nghĩa. Các ý nghĩa này đƣợc nhận diện ở hai loại nhƣ đã nói ở trên là: độc lập (không kèm lời) và kèm lời. Ở trường hợp thứ nhất, các ngôn ngữ cử chỉ xét theo bộ phận cơ thể được nhận diện bởi các quy ước xã hội. Ở trường hợp thứ hai, các ngôn ngữ cử chỉ này được nhận ra bởi các ngôn từ đi kèm có nội dung nhấn mạnh, khẳng định và mở rộng cho cử chỉ đó.
Cụ thể, qua khảo sát ngôn ngữ cử chỉ người nông dân xét theo bộ phận cơ thể thực hiện chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân theo bộ phận cơ thể thực hiện
Giai đoạn 1930 - 1945 Từ 1986 đến nay Tổng
Bộ phận cơ thể thực hiện
Số lƣợng (lƣợt)
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng (lƣợt)
Tỉ lệ (%)
Số lƣợng (lƣợt)
Tỉ lệ (%)
637 100 688 100 1325 100
Cử chỉ của khuôn mặt 263 41,3 266 38,7 529 39,9
Cử chỉ vùng tƣ thế cơ thể 180 28,3 157 11,8 337 25,4
Cử chỉ vùng tay 99 15,5 188 14,2 287 21,7
Cử chỉ vùng đầu cổ 95 14,9 77 11,2 172 13
Biểu đồ 3.2: Phân loại ngôn ngữ cử chỉ của tầng lớp nông dân theo bộ phận cơ thể thực hiện
Theo kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong giao tiếp người nông dân sử dụng ngôn ngữ cử chỉ rất đa dạng, phong phú với tất cả các bộ phận trên cơ thể bao gồm: Vùng đầu và cổ, Vùng tư thế cơ thể, Vùng tay (cử chỉ của tay) và Cử chỉ của khuôn mặt (nét mặt). Cụ thể các cử chỉ của khuôn mặt đƣợc sử dụng với tần suất cao
nhất là 39,9%, tiếp đến là vùng tƣ thế cơ thể với 25,4%, Vùng tay là 21,7% và thấp nhất là vùng đầu cổ với 13%. Việc người nông dân sử dụng ngôn ngữ cử chỉ của khuôn mặt nhiều hơn so với các vùng khác cho thấy đây là những con người có đời sống tình cảm phong phú với nội tâm thầm kín. Họ ít giao tiếp rộng và thể hiện tình cảm bằng những hành động của tay, chân và các tƣ thế cơ thể, vốn đƣợc xem là những hành động có phần thể hiện sự mạnh mẽ.
3.2.2.2 Cử chỉ trên khuôn mặt
Con người có thể thể hiện chính mình hoặc biểu lộ cảm xúc, biểu lộ tình cảm thông qua sự biểu cảm trên khuôn mặt. Những trạng thái khác nhau biểu cảm trên khuôn mặt sẽ giúp chúng ta nhận diện được những đặc điểm riêng của mỗi người, nhóm người khi giao tiếp. Trong giao tiếp của người nông dân trong các tác phẩm văn học ở hai giai đoạn 1930 - 1945 và từ 1986 đến nay, chúng ta gặp rất nhiều ngôn ngữ cử chỉ trên khuôn mặt đƣợc hình thành do sự vận động của các bộ phận nhƣ mắt, mũi, miệng, cơ mặt và tai. Các cử chỉ đƣợc thể hiện trên khuôn mặt nhiều về số lƣợng và rất phong phú ý nghĩa biểu thị. Bởi vậy mỗi khi nét mặt thay đổi là tạo nên một nghĩa mới, thể hiện một thái độ cũng nhƣ một cảm xúc mới.
Trong văn học giai đoạn 1930 - 1945, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ cử chỉ trên khuôn mặt xuất hiện nhiều lần và đa dạng với các cử chỉ nhƣ của lƣỡi, mắt, môi, miệng, răng, trán, lông mày… mang ý nghĩa thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, mất phương hướng không biết nên làm thế nào của người nông dân khi giao tiếp. Điều này cho thấy giao tiếp bằng ngôn ngữ cử chỉ của người nông dân rất phong phú và đa dạng với các sắc thái cử động của các bộ phận trên khuôn mặt. Chẳng hạn, trong tác phẩm Bước đường cùng, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều lần cử chỉ của vùng khuôn mặt:
[113]: Pha cau mặt, tặc lưỡi, rồi đi tuột vào buồng bên cạnh. Thấy lố nhố những người, anh chấp tay vái la liệt rồi đưa một ông mặt mũi phương phi, mà anh đoán là ông lục sự:
- Lạy cụ, quan bảo xin cụ cái dấu.
[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.79]
[114]: Chị Pha nghiến răng:
- Dù ba mươi phân mà thoát được món nợ này cũng là phúc. Vả từ xưa đến giờ ông ấy có cho ai vay lãi mười phân đâu.
[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.110]
[115] Chị Pha bĩu môi:
- Tại thầy nó nghe ông nghị nên mới đến nông nỗi, chứ người khác thì việc gì?[Bến không chồng, Nguyễn Công Hoan, tr.90]
[116] Dự trừng mắt:
- Bắt chứ lại xin. Chính tôi bắt, nhưng ông lý về hùa ngay với ông chánh hội, gắt um lên, thách rằng thuế bổ thế nào, đã có quan phê bằng lòng rồi, ai không chịu đóng, cứ đi mà kêu. Được rồi tôi rủ người đi khiếu cho mà xem. Chứ các ông ấy cứ quen thói làm bừa như mọi năm gieo tai vạ cho làng, ai chịu được?
[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.116]
[117] Sửng sốt, Pha trợn mắt hỏi:
- Để rồi con chết đói? [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.191]
Rồi trong Tắt đèn:
[118] Chị Dậu cau đôi lông mày:
- Trời đất ơi! Cắm cả nhà đất để làm chuồng xí! Ăn nói như thế thì còn
trời đất nào nữa?... Thế sao thầy em không đến ông cậu hỏi tạm lấy một đồng vậy?
[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr 49]
[119] Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
[Tắt đèn, Ngô Tất Tố, tr.164]
[120] Hắn trợn mắt lên quát:
- Thế thì thằng nào ăn đi?
Ông mở tráp ra quăng hắn 5 đồng bạc. Hắn cầm lấy, “lạy ông” tử tế, rồi xách dao ra về. Từ hôm ấy hắn thành tử tế với lý Kiến, nhận là chỗ đầy tớ chân tay, nhưng lý Kiến thỉnh thoảng vẫn phải cho hắn tiền. [Chí Phèo, Nam Cao, tr.25]
[121]: Hắn xông lại gần, đảo ngược mắt, giơ tay lên nửa chừng:
- Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ cho con đi tù mà nếu không đƣợc thì... thì... thƣa cụ...
[Chí Phèo, Nam Cao, tr.30]
Giai đoạn từ 1986 đến nay, ngôn ngữ cử chỉ trên khuôn mặt vẫn đƣợc sử dụng nhƣng lại biểu thị thêm một số ý nghĩa khác. Những cử chỉ này không chỉ thể hiện sự lo lắng, sợ hãi, chán nản của một tầng lớp thấp cổ bé họng trong xã hội nhƣ trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 mà giai đoạn từ 1986 này còn thể hiện đƣợc vị trí làm chủ của người nông dân. Không còn là sự nín nhịn, nhẫn nhục mà lúc này người nông dân còn dám tức giận, phản ứng.... Ví dụ:
[122] Lão quắc mắt :
- Việc tầy đình thế mà anh cứ nhởn nhơ. Anh không nhìn thấy cái gai đang chọc vào mắt, anh không biết chúng tôi đang nát óc sao ?
- Tuổi cao hay nghĩ dài, nó chỉ là cái bụi rền gai đáng gì mà bố và các anh phải rối lên, Ất thủng thẳng. Lão Tòng trợn mắt, hai cục lửa trong con ngươi đỏ lên đòng đọc. [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]
3.2.2.3 Cử chỉ vùng đầu và cổ
Theo kết quả khảo sát, ngôn ngữ cử chỉ vùng đầu và cổ trong giao tiếp của người nông dân có tần suất xuất hiện thấp nhất so với các vùng cơ thể khác với tỉ lệ là 13%. Ngôn ngữ cử chỉ vùng đầu cổ trong giao tiếp phi lời của người nông dân cũng mang những đặc trưng và ý nghĩa giống với người Việt nói chung như cử chỉ gật đầu biểu thị đồng ý; lắc đầu biểu thị không đồng ý; ngoái cổ biểu thị sự lưu luyến hoặc quan sát phía sau... Tuy nhiên khảo sát các ngôn ngữ cử chỉ này chúng tôi nhận thấy một số điểm đặc biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ cử chỉ vùng đầu cổ của người nông dân với những ý nghĩa cụ thể trong từng tình huống giao tiếp.
1/ Lắc đầu: Đầu đƣa sang bên phải rồi lại đƣa sang bên trái; ngoài ý nghĩa biểu hiện thị sự không tán đồng còn có các nghĩa sau:
- Biểu hiện sự ngao ngán:
[123] “Khách lắc đầu ngao ngán…”
[Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.92]
- Biểu hiện sự chán nản:
[124] “Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi: - Ấy thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi.” [Lão Hạc, Nam Cao, tr.71]
2/ Gật đầu: Đầu cúi xuống rồi ngẩng lên; thể hiện sự đồng ý.
[125] Bác Tân gật gù, cười [Bước đường cùng, Nguyễn Công Hoan, tr.111]
3/ Cúi đầu, cúi mặt: Đặc biệt, trong văn học giai đoạn 1930-1945 xuất hiện dày đặc cử chỉ “cúi đầu” của người nông dân trong giao tiếp. Cử chỉ này ngoài biểu lộ sự kính cẩn còn thể hiện một số ý nghĩa sau:
+ Thể hiện sự hổ thẹn.
[126] Mịch cúi mặt lặng im một lúc rồi mới đáp, và chỉ đáp dưới cái cúi mặt:
- Em đi bới khoai, bẻ ngô.”
Mịch cúi đầu hổ thẹn một lúc lâu. [Giông tố, Vũ Trọng Phụng, tr.281]
Tình huống này, nhân vật Mịch đi trộm ngô khoai, chợt gặp người yêu (Long) nên cô hết sức xấu hổ, ngƣợng ngập. Cảm xúc này đƣợc biểu lộ bằng cử chỉ cúi mặt.
+ Đó còn là sự ngƣợng ngập xấu hổ của Ló khi nhận tiền của lão Tòng đề làm hại Mƣa:
[127] Ló dạ lên một tiếng thật to như đứa trẻ vừa được người lớn cho kẹo rồi cúi đầu. [Ma làng, Trịnh Thanh Phong]
“ Cúi đầu” đã trở thành cử chỉ quen thuộc của giai cấp nông dân trong xã hội cũ. Nó không chỉ thể hiện nỗi buồn cố hữu của họ và còn cho thấy sự cam chịu, nhẫn nhục của lớp người này. Khi đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ miêu tả cử chỉ này thêm một lần nữa ta càng thương cảm cho số phận của những người nông dân thấp cổ bé họng trong giai đoạn 1930-1945.
3.2.2.4 Cử chỉ của tay
Ngôn ngữ cử chỉ vùng tay là những cử chỉ đƣợc hình thành do sự vận động của cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Có thể nói, đối với ngôn ngữ cử chỉ thì ngôn ngữ của tay là phong phú nhất bới vì bản thân tay tham gia nhiều hoạt động nhất của con người và vì chúng thuộc “chi trên” nên cũng dễ quan sát nhất.
Theo kết quả khảo sát ở trên, ngôn ngữ cử chỉ của tay không phải là ngôn ngữ cử chỉ xuất hiện với tần suất lớn nhất trong giao tiếp của người nông dân. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có sự thay đổi lớn của các cử chỉ vùng tay của người nông dân trong giao tiếp từ giai đoạn 1930 – 1945 đến giai đoạn từ 1986 đến nay. Sự thay đổi này góp phần thể hiện sự thay đổi vị trí xã hội, sự thay đổi của vai giao tiếp người nông dân qua hai giai đoạn văn học. Vì vậy, chúng tôi xin tìm hiểu sâu những cử chỉ thường gặp ở tay trong giao tiếp của người nông dân.
Khảo sát ngôn ngữ cử chỉ của tay, chúng tôi nhận thấy, phương thức để tạo nghĩa cho các ngôn ngữ cử chỉ này đều kết hợp theo mô hình: từ ngữ chỉ động tác + tay (xua, nắm, vung, giơ ... + tay) hoặc: tay + từ ngữ chỉ động tác (tay + chống hông, vò đầu...) để tạo ra nghĩa. Ngoài ra, có những trường hợp, dù không xuất hiện bộ phận là tay nhƣng qua miêu tả động tác lại cho thấy cử chỉ của tay và tạo ra ý nghĩa thông báo. Các ý nghĩa này đƣợc nhận diện ở hai loại nhƣ đã nói ở trên là: độc lập (không kèm lời) và kèm lời. Ở trường hợp thứ nhất, các ngôn ngữ cử chỉ xét theo bộ phận cơ thể được nhận diện bởi các quy ước xã hội. Ở trường hợp thứ hai, các ngôn ngữ cử chỉ
này đƣợc nhận ra bởi các ngôn từ đi kèm có nội dung nhấn mạnh, khẳng định và mở rộng cho cử chỉ đó.
Cử chỉ vẫy tay, giơ tay là những cử chỉ mà người Việt thường dùng để thay cho lời chào trong cả giao tiếp quy thức và phi quy thức. Đây là cử chỉ biểu thị sắc thái thân thiện, hòa đồng, thường dùng để chào những đối tượng ở không gian xa. Cử chỉ vẫy tay được tạo ra bởi cánh tay giơ cao hơn đầu với lòng bàn tay hướng về phía đối tượng giao tiếp và chuyển động đều đặn theo phương ngang. Giơ tay chào với bàn tay ngang đầu, lòng bàn tay hướng về phía đối tượng giao tiếp cũng là một cử chỉ phổ biến có thể bắt gặp ở mọi đối tƣợng ở cả hai giới với địa vị xã hội và lứa tuổi khác nhau trong cộng đồng người Việt. Hai cử chỉ này có thể dùng độc lập, thay thế cho lời chào tạm biệt và đƣợc nhận ra ý nghĩa nhờ vào quy ƣớc xã hội; hoặc có thể dùng kèm với những lời chào kiểu nhƣ: “Chào nhé”, “Tạm biệt nhé”, “Đi/ về nhé”... Ví dụ:
[128] - Nghĩa! Vào xếp hàng lên xe mau - chú Vạn giục. Đi nhé! Hãy noi gương trai làng Đông, chiến đấu giỏi. Mày cứ nhìn chú đây mà sống.
Mắt Hạnh hoa lên nhìn những cánh tay vẫy vẫy từ cửa xe. Đoàn xe đi khỏi, không gian chợt lắng đi. Hạnh cứ đứng lặng...
[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.98]
Cử chỉ vỗ vai chuyển tải nhiều thông điệp nhƣng trong giao tiếp nông dân chủ yếu đƣợc dùng với ý nghĩa động viên khích lệ:
[129] Mắt ông Khiên sáng lên vỗ bốp vào vai Nghĩa:
- Mày khá lắm! Xứng đáng là vị trưởng nam tương lai của dòng họ Nguyễn, bố mẹ cũng đã lo tính từ lâu nhưng khổ nỗi vừa rồi lo được đám cưới cho chị Cả mày là nhẵn túi.
[Bến không chồng, Dương Hướng, tr.62]
Cử chỉ này thường được dùng ở nam giới, với đối tượng là người lớn tuổi dành cho người ít tuổi hơn hoặc là hai đối tượng có tuổi tác và vị thế xã hội ngang nhau như bạn bè đồng nghiệp.
Cử chỉ xua tay trong giao tiếp nông dân đƣợc dùng để biểu thị sự không đồng ý, ra hiệu cho đối tác không cần tiếp tục nói nữa; đấm tay bộc lộ sự giận dữ hoặc quyết tâm; đập tay (xuống chiếu, xuống bàn) tỏ ý chấm dứt, cắt ngang trước một vấn đề nào đó. Ví dụ:
[130] Ông Hàm đập tay xuống chiếu. Thoắt cái, ông lại ngồi vào đúng cái chiếu trưởng họ của mình:
- Chú không phải dạy khôn tôi!
[Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nguyễn Khắc Trường, tr.219]
Các cử chỉ này cũng thường dùng ở nam giới để thể hiện thái độ, vị thế của người nói với đối tượng giao tiếp.
Một cử chỉ của tay đƣợc miêu tả nhiều trong các tác phẩm giai đoạn 1930 - 1945 là cử chỉ chắp tay vái lạy nhƣ: tay vái dài, chắp tay lạy, vái chào, quỳ lạy... Đây là những cử chỉ của người có vị thế thấp (về tuổi tác hoặc quyền lực) đối với những người có vị thế xã hội cao. Đây cũng được xem là những hành động thể hiện thân phận, địa vị của người nông dân xưa trong xã hội cũ.
Chúng tôi đã thống kê đƣợc những cử chỉ của tay đƣợc miêu tả trong giao tiếp của người nông dân như sau:
Bảng 3.3: Giá trị thông báo của ngôn ngữ cử chỉ của tay trong giao tiếp của người nông dân
STT CỬ CHỈ CỦA TAY GIÁ TRỊ THÔNG BÁO
1 Xua tay Không đồng ý, ra hiệu cho đối tác
không cần tiếp tục nói nữa.
2 Đập tay Tỏ ý chấm dứt, cắt ngang trước một vấn
đề nào đó
3 Đấm tay Thể hiện sự giận dữ hoặc quyêt tâm
4 Khoát tay Cắt ngang và dứt khoát
5 Vung tay Sự dứt khoát không chấp nhận, không muốn.
6 Giơ tay - Phát biểu
- Ngăn việc gì đó
7 Chắp tay Cầu xin, cầu nguyện
8 Vỗ tay
- Tán đồng, tâm đắc một ý kiến, một hành vi nào đó
- Khen ngợi, khích lệ
9 Nắm tay (năm ngón khép chặt, bàn tay nắm chắc)
- Thể hiện tình cảm bị kích động, uy quyền, báo thù.
- Thể hiện thái độ kiên quyết, nguyện vọng muốn thực hiện điều gì đó …
10 Nắm tay (người khác)
- Niềm tin tưởng vào đối phương, tình bạn.
- Tình cảm thương yêu, trìu mến, cảm thông, chia sẻ, an ủi, khích lệ…
11 Hai tay nắm vào nhau Ý chí, niềm tin
12 Hai tay đan vào nhau
- Thể hiện tinh thần lo lắng, sốt ruột.
- Thể hiện sự trịnh trọng hoặc muốn điều khiển cuộc đàm phán
13 Xoa tay vào nhau
- Chuẩn bị làm việc gì đó
- Chứng tỏ biết cách giải quyết việc gì đó.
14 Chỉ tay vào mặt Nhắc nhở, đe dọa
15 Bỏ thõng tay xuống Thể hiện sự chán nản, buông xuôi
16 Vỗ vai Động viên, khích lệ
17 Vỗ lƣng Động viên, khích lệ
18 Vỗ trán Suy nghĩ
19 Vỗ đầu Suy nghĩ
20 Vỗ đùi Tâm đắc, tán đồng
21 Dần hai nắm tay xuống Biểu lộ sự giận dữ nhƣng có vẻ kìm nén 22 Tay vò đầu Lúng túng, bối rối, chƣa đƣa ra giải
pháp hoặc không có ý kiến
23 Vung nắm đấm lên Hăm họa
24 Tay chống hông (háng) Sự sẵn sàng hay sự hung hăng 25 Úp hai bàn tay vào mặt (khóc
nức nở)
Thể hiện sự ấm ức
26 Đƣa tay bóp trán Thể hiện sự suy tƣ, trăn trở
27 Tay vái dài Bày tỏ sự kính cẩn
28 Cầm tay nhau Thể hiện tình cảm thân thiết, gần gũi
29 Véo đùi Trêu ghẹo, đùa cợt
30 Đặt tay lên ngực (đối phương) Thể hiện tình cảm với đối phương (tình cảm nam nữ)