Tìm cách quan sát sự ngưng tụ a/ Dự đoán

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÍ LỚP 6 THEO CÔNG văn 5512 (Trang 147 - 150)

- Hiện tượng hơi biến thành chất lỏng gọi là sự ngưng tụ.

Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi.

- Muốn dễ quan sát về sự ngưng tụ ta làm giảm nhiệt độ của hơi: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.

- HS thảo luận nhóm dự đoán được:

Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.

Hoạt động 2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán

1. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán

2. Phương pháp thực hiện:

HS hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- HS làm TN kiểm tra và rút ra được:

Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn và dễ quan sát hơn.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

GV ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, vậy bằng cách nào đó làm nhiệt độ của không khí giảm để không khí ngưng tụ nhanh hơn?

- Y/c HSHĐCN đọc mục b SGK - HSHĐCN đọc mục b SGK

- GVYC HS nêu dụng cụ để làm thí nghiệm?

- HS nêu dụng cụ thí nghiệm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, khăn lau, nhiệt kế.

- GV: giới thiệu dụng cụ và tác dụng của từng dụng cụ

? Nêu cách thực hành thí nghiệm?

- HS HĐ CN, sau đó thảo luận nhóm nêu cách làm thí nghiệm:

+ Dùng khăn khô lau mặt ngoài của 2 cốc.

+ Đổ nước màu vào 2/3 mỗi cốc. Một cốc dùng đối chứng, 1 cốc dùng làm TN.

+ Đo nhiệt độ của nước ở 2 cốc.

+ Đổ nước đá vụn vào cốc làm TN.

b/ Làm thí nghiệm kiểm tra

+ Theo dõi nhiệt độ của 2 cốc và quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.

- GV nhắc lại các bước thí nghiệm - G lưu ý khi làm thí nghiệm: Đặt 2 cốc đặt cách xa nhau.

- GV phân công nhóm trưởng và y/c nhóm trưởng điều hành nhóm của mình làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài 2 cốc thí nghiệm.

- GV Y/c các nhóm làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.

- HS các nhóm làm thí nghiệm và theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài của 2 cốc.

HS ghi chép KQ vào phiếu học tập của cá nhân.

- YCHS thảo luận nhóm trả lời C1, C2, C3, C4, C5.

- Thảo luận nhóm C1- C5 và rút ra kết luận.

C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.

C2: Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm.

Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng.

C3: Nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không phải do nước trong cốc thí nghiệm thấm ra. Vì nước ở mặt ngoài cốc không có màu, còn nước ở trong cốc có màu.

C4: Nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm do hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ lại mà có.

C5: Vậy dự đoán thí nghiệm là đúng.

- GV ?Qua thí nghiệm rút ra kết luận gì?

- HS đại diện nhóm trả lời: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn.

Kết luận: Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ sẽ sảy ra nhanh hơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP-VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để trả lời C6, C7, C8, bài tập 26 - 27.3; 26 - 27.4.

2. Phương pháp thực hiện:

- Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở

- Hình thức: hoạt động cá nhân, nhóm, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành C6, C7, C8, bài tập 26 - 27.3; 26 - 27.4.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Y/c HS HĐCN đọc và làm C6 �trình

bày.

- HĐCN đọc và làm C6 �trình bày.

- GV cho HS khác nhận xét.

GV sửa sai (nếu có):

C6: VD1: Hơi nước có trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.

VD2: Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ gương.

- HĐCN đọc và làm C7 �trình bày.

- GV cho HS khác nhận xét.

GV sửa sai (nếu có):

C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt sương đọng trên lá.

- Y/c HS HĐCN đọc và làm C8.

Thảo luận cặp đôi �trình bày.

- HĐCN đọc và làm C8, thảo luận cặp đôi �trình bày.

- GV cho HS khác nhận xét.

GV sửa sai (nếu có):

C8: Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra 2 quá trình: Bay hơi và ngưng tụ . Trong chai đậy kín có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu ngưng tụ nên lượng rượu không giảm.

Với chai không đậy nút quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ nên rượu cạn dần.

- Y/c HSHĐCN đọc làm bài tập 26 – 27.3; và trình bày

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÍ LỚP 6 THEO CÔNG văn 5512 (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(168 trang)
w