A = {In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Thái lan, việt nam}
B = {sin-ga-po, Bru-nây, Cam-pu- chia}
4. Củng cố ( 3 phút): Trong phần luyện tập.
? Hai cách viết {15} và 15 khác nhau như thế nào?
Lưu ý: Ký hiệu , dùng chỉ quan hệ giữa phần tử với tập hợp; kí hiệu , = dùng chỉ quan hệ giữa hai tập hợp.
5. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút):
- Về xem lại các bài tập đã giải, xem trước bài “ Phép cộng và phép nhân”
- Làm bài tập 35, 36, 38, 40, 41/8 SBT.
V. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Ngày soạn: 19/ 08/ 2019 Tiết 6 Ngày giảng: / 08/ 2019
§5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- HS nắm vững các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng; biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
2. Kĩ năng :
- HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
- HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng, phép nhân vào giải toán.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;
- Nhận biết được vẻ đẹp của toán học và yêu thích môn Toán.
4. Tư duy:
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
5. Về phát triển năng lực học sinh:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ kẻ khung ghi các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên /15 SGK, ghi sẵn các đề bài tập ? SGK, SBT, phấn màu.
HS : Sách giáo khoa và SBT
III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp. Phương pháp luyện tập, học tập hợp tác nhóm nhỏ.
- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.
IV. Tiến trình dạy học – Giáo dục : 1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
? Gọi tên các thành phần trong các phép tính sau: a + b = c ; x.y = z a + b = c
(Số hạng) ( Số hạng) (Tổng) x . y = z (Thừa số) (Thừa số) (Tích)
? Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhất có chiều dài là 14m, chiều rộng là 6m?
Chu vi: (14 + 6) . 2 = 40 (m) Diện tích: 14 . 6 = 84 (m2) 3. Giảng bài mới:
Đvđ ( 1 phút): Ở tiểu học các em đã học phép cộng, phép nhân các số tự nhiên.
Tổng của hai số tự nhiên bất kỳ cho ta 1 số tự nhiên duy nhất. Tích của 2 số tự nhiên bất kỳ cũng cho ta 1 số tự nhiên duy nhất. Trong phép cộng và phép nhân có 1 số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Tổng và tích của hai số tự nhiên - Thời gian: 15 phút
- Mục tiêu : + HS được nhắc lại về tổng và tích của hai số tự nhiên.
+ HS biết dùng dấu "+" để chỉ phép cộng, dấu "." để chỉ phép nhân - Hình thức dạy học: Dạy học theo cá nhân.
- Phương pháp: Vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề - Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời
Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng GV: Sử dụng kiểm tra bài cũ và nhắc lại
GV: Giới thiệu phép cộng và phép nhân, các thành phần của nó như SGK.
? Nếu gọi chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích và chu vi của HCN đó tính theo công thức nào ?
HS: S = a.b C = (a +b).2
GV: Giới thiệu qui ước: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ, hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta viết không cần ghi dấu nhân giữa các thừa số.
Vd: a.b = ab ; x.y.z = xyz ; 4.m.n = 4mn GV cho HS làm ?1
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
GV: Chỉ vào các chỗ trống đã điền ở cột 3 và cột 5 của bài ?1 (được ghi bằng phấn màu) để dẫn đến kết quả bài ?2.
GV: Cho HS làm bài 30 a/17 SGK.
? Em hãy nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích?
HS:(Kq tích =0)
1. Tổng và tích của hai số tự nhiên: ( Sgk )
a ) a + b = c ( SH) ( SH ) ( Tổng) b) a . b = c (TS) (TS) (Tích)
Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số, ta có thể không viết dấu nhân giữa các thừa số
VD: a.b = ab x.y.z = xyz 4.m.n = 4mn
?1
a 12 21 1 0
b 5 0 48 15
a+b 17 21 49 15
a.b 60 0 48 0
?2
a) Tích của 1 số với số 0 thì bằng 0.
? Vậy thừa số còn lại phải ntn?
HS: Thừa số còn lại phải bằng 0
? Tìm x dựa trên cơ sở nào?
HS: Số bị trừ = số trừ + hiệu
HS: Lên bảng thực hiện. GV nhận xét.
GV: Nhắc lại mục b bài ?2 áp dụng để tính.
b) Nếu tích của 2 thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.