I. MỤC TIÊU
- Biết trả lời câu hỏi và đặt câu theo mẫu khẳng định, phủ định.
- Biết soạn mục lục sách đơn giản.
II. Các KNCB cần giáo dục trong bài:
- KN giao tiếp
- KN thể hiện sự tự tin.
- KN tìm kiếm thông tin
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết các câu mẫu của bài tập 1, 2.
- Mỗi HS chuẩn bị 1 tập truyện thiếu nhi.
III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H C CH Y UẠ Ọ Ủ Ế 1. KIỂM TRA BÀI CŨ(4’)
- Kiểm tra Bài tập 1, Bài tập 3, tiết Tập làm văn tuần 5.
2. DẠY – HỌC BÀI MỚI(30’)
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 (làm miệng)
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 HS đọc mẫu.
- Hỏi: Câu trả lời nào thể hiện sự đồng ý?
- Gọi 3 HS, yêu cầu thực hành với câu hỏi a) Em có đi xem phim không?
Yêu cầu lớp chia nhóm, 3 HS thành 1 nhóm và thực hành trong nhóm với các câu hỏi còn lại.
- Tổ chức th hỏi đáp giữa các nhóm.
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc mẫu.
- Gọi 3 HS đặt mẫu.
Yêu cầu HS tự đặt 3 câu theo 3 mẫu rồi đọc
- Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu.
- Đọc mẫu.
- Có, em rất thích đọc thơ.
- Không, em không thích đọc thơ.
- HS 1: Em (Bạn) có đi xem phim không?
- HS 2: Có, em (mình, tớ) rất thích đi xem phim.
- HS 3: Không, em (tớ) không thích đi xem phim.
- Đọc đề bài.
- 3 HS đọc, mỗi em đọc 1 câu.
- 3 HS đặt 3 câu theo 3 mẫu:
- Quyển truyện này không hay đâu.
- Chiếc vòng của em có mới đâu.
- Em đâu có đi chơi.
cho cả lớp nghe, nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS để truyện lên trước mặt, mở trang mục lục.
- Yêu cầu 1 vài em đọc mục lục sách của mình.
- Cho HS cả lớp tự làm bài vào Vở bài tập.
- Gọi 5 đến 7 HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- Nhận xét HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ(3’) - Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS về nhà nhớ đọc sách tham khảo và xem mục lục.
- Thực hành đặt câu.
- Đọc đề.
- Tìm mục lục cuốn truyện của mình.
- Đọc bài.
- Làm bài.
- Đọc bài viết.
Bài
: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 2) I. MỤC TIÊU:
- Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một số đồ chơi tự chọn đơn giản ,phù hợp - Gấp nhanh ,các nếp gấp thẳng ,phẳng.Sản phẩm đẹp.
- HS yêu thích môn gấp hình, thích tự làm đồ chơi, biết yêu quý sản phẩm do tự mình làm ra.
* Với HS khéo :Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn . Các nếp gấp thẳng, phẳng .Sản phẩm sử dụng được.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu máy bay đuôi rời gấy bằng giấy thủ công.
- Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình minh họa cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công ,nháp (khổ A4), kéo, bút thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU CHỦ YẾU 1. Kiểm tra : Thông qua trò chơi “Tôi
cần” để kiểm tra đồ dùng của HS.
- HS đáp lại lời thầy “ Cần gì – Cần gì ?”
và giơ dụng cụ theo yêu cầu của GV.
- HS nêu tên bài.
2. Bài mới:
a)Giới thiệu: Gấp máy bay đuôi rời (tt) b)Hướng dẫn các hoạt động :
Hoạt động 1:
- Ôn kiến thức về quy trình gấp máy bay đuôi rời.
- Đưa vật mẫu lên, hs quan sát và trả lời :
- HS quan sát quy trình gấp trên bảng và trả lời.
MBĐR có những bộ phận nào?
+ Có mấy bước để làm MBĐR ? + Đó là những bước nào ?
Treo bảng minh họa quy trình gấp MBĐR.
+ Muốn làm MBĐR cần giấy màu hình gì ?
Bước 1 ta làm gì ?
+ Bước 2 ta gấp phần nào ?
- Nhận xét, chốt ý, chú ý làm chậm các thao tác khó khi gấp đầu và cánh MBĐR.
+ Bước 3 ta gấp phần nào của MBĐR ? - Gọi HS nêu lại quy trình gấp bước
3.
+ Bước 4 ta làm gì ?
- Hãy nêu cách thực hiện bước 4.
- Cho 1, 2 HS lên phóng thử.
- Giới thiệu, HS quan sát nhận xét.
- Đầu, cánh, thân và đuôi.
- HS : có 4 bước.
Bước 1 : Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật nhỏ.
Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay.
Bước 3 : Làm thân và đuôi máy bay.
Bước 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.
- HS quan sát.
- Hình chữ nhật.
- HS trả lời.
- HS nêu miệng (1,2 hs).
- HS khác nhắc lại.
- HS quan sát quy trình gấp và trả lời.
- HS trả lời. HS khác nhắc lại.
Hoạt động 2 :
Tổ chức cho HS thực hành
- Chia lớp thành nhóm 4 HS để thực hành.
- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chậm.
- Hướng dẫn trang trí thêm trên cánh máy bay.
- Cho HS tham gia đánh giá nhận xét.
- Chốt lại, góp ý chung.
- Đại diện 2 đội : 2 em lên phóng máy bay.
- HS quan sát, nêu nhận xét.
- HS thực hành cá nhân theo nhóm 4 HS.
3. Nhận xét – Dặn dò :
Liên hệ giáo dục tư tưởng : học giỏi để lớn lên làm phi công lái được máy báy.
- HS nhận xét, góp ý.
………
An toàn giao thông
Bài 5: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông.
2. Kỹ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm 3. Thái độ:
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
+ Phương tiện giao thông thô sơ: Không có động cơ như xe đạp, xích lô, xe bò…
+ Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe gắn máy.
* Điều luật có liên quan: Đ3, khoản 12,13 (luật GTĐB) III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to
2. Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài(3’)
Hàng ngày, các em thấy có các loại xe gì trên đường - Học sinh tự nêu: Xe máy, ô tô, xe đạp…
Giáo viên: Đó là các phương tiện giao thông đường bộ - Vài em nhắc lại
Đi bằng gì nhanh hơn. Xe máy, ô tô nhanh hơn.
Phương tiện giao thông giúp người ta đi lại nhanh hơn, không tốn nhiều sức lực, đỡ mệt mỏi. Giáo viên ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông(12’) a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên treo hình 1+hình 2 lên bảng
- Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh.
- Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng…
- Học sinh quan sát hình 1,2 - Hình 1: Xe cơ giới
- Hình 2: Xe thô sơ
- Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn
- Xe thô sơ: Ngược lại c. Kết luận: Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa
Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy…
Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm
Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm
Giáo viên: Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an cần nhường đường cho loại xe đó.
Hoạt động 3: Trò chơi(10’) a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức ở hoạt động 2 b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm - Các nhóm thảo luận trong 3 phút ghi tên
- Nếu em đi về quê em đi bằng phương tiện giao thông nào?
- Vì sao?
- Có được chơi đùa ở lòng đường không? vì sao?
phương tiện giao thông đường bộ đã học vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày - Học sinh chọn phương tiện - Nêu lý do
- Không – vì rất nguy
c. Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp… đi lại. Các em không chạy nhảy, đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Quan sát tranh(5’) a. Mục tiêu:
Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại.
b. Cách tiến hành - Treo tranh 3,4
- Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường?
- Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào?
- Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy?
- Học sinh quan sát tranh
- Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo - Xe cơ giới (ô tô, xe máy…) vì nó đi nhanh - Quan sát và tránh từ xa
c. Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
- Vài em nhắc lại kết luận. 2 em đọc ghi nhớ.
V. Củng cố:(2’)
Kể tên các loại phương tiện giao thông Chơi trò chơi: Ghi tên vào đúng cột
Cử 2 đội chơi: Mỗi đội 2 người sử dụng 1 bảng phụ kẻ sẵn 2 cột:
Giáo viên đọc tên phương tiện. Các đội nghe và tự xếp vào các cột cho đúng
………
………
………
……..
Đạo đức