Quan điểm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 66)

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN MA TÚY

3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong

3.1.1. Tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử phải gắn liền với liền với mục tiêu, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp

Cải cách tư pháp luôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và đã được thể hiện ở nhiều văn kiện, Nghị quyết nhưng tập trung nhất là Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/02/2002; Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24/5/2005; Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ X, XI; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án…” [11, tr. 179]. Quán triệt các quan điểm đó, việc tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy phải không ngừng phát huy và bảo đảm việc Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố. Bảo đảm chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung là

“nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”[3]. Một trong những nội dung cải cách tư pháp của Đảng ta khi đề cập về chức năng thực hành quyền công tố của VKS là nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên toà, bảo đảm tranh tụng dân chủ, minh bạch với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác... Do vậy, bảo đảm thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy phải có những biện pháp ban đầu và lâu dài

đáp ứng mục tiêu chung phát huy tính dân chủ tại phiên tòa, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng. Tại phiên tòa hình sự, Kiểm sát viên phải phát huy tích cực tính chủ động, không ngừng nâng cao kỹ năng, năng lực thực hành quyền công tố.

Bảo đảm chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự về ma túy cần phân định rõ ràng giữa hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Đồng thời, việc thực hành quyền công tố đó cũng cần đáp ứng yêu cầu về xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người.

Tăng cường công tác thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự không chỉ là những quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành mà cần phải tạo lập một khuôn khổ pháp lý vững chắc để trên cơ sở đó bảo đảm VKS thực hiện tốt chức năng quyền công tố.

3.1.2. Tăng cường công tác thực hành quyền công tố phải phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành và địa phương

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, trước hết phải đáp ứng được đòi hỏi của yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là về tội ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Trong những năm gần đây, với tình hình tội phạm ma túy diễn biến tính chất ngày càng phức tạp, phạm vi ngày càng mở rộng, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa, có tính tổ chức, câu kết chặt chẽ… Trước diễn biến nêu trên, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm ma túy, VKS hai cấp tỉnh Bắc Ninh phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố với tinh thần không để xảy ra oan, sai nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trên địa bàn tỉnh

còn phải gắn với yêu cầu của ngành về đảm bảo tổ chức hoạt động của bộ máy cũng như đội ngũ cán bộ, KSV theo chỉ tiêu địa phương. Đó là nguồn kinh phí đầu tư vào cơ sở điều kiện vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện phục vụ nghiệp vụ, trang thiết bị; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KSV.

Do vậy, đòi hỏi lãnh đạo VKS hai cấp cần tranh thủ nguồn lực tại các chương trình, đề án của ngành, sự hỗ trợ của các cấp ủy địa phương bảo đảm thực hiện mục tiêu quan trọng nhất là nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của VKS.

3.1.3. Tăng cường công tác thực hành quyền công tố gắn liền với việc nâng cao chất lượng đôi ngũ Kiểm sát viên.

Đội ngũ cán bộ, công chức đóng vai trò, ý nghĩa quyết định đến sự thành bại, hoạt động hiệu quả của bộ máy nhà nước. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, công chức tư pháp, trong đó có đội ngũ kiểm sát viên cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau: Có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc mà mình đảm nhiệm. Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hình thành trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như trong thực tiễn công tác và đời sống xã hội. Có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp. Tự giác thực hiện đúng các quy định của pháp luật trên tinh thần kỷ cương, trách nhiệm, nghiêm minh. Không được làm những điều sai trái với đạo đức, lương tâm nghề nghiệp. Tôn trọng quyền con người, quyền công dân. Gương mẫu trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tự ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống. Tóm lại, đội ngũ kiểm sát viên phải đáp ứng được những tiêu chí mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án ma túy từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)