HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú:
Cô tổ chức dưới hình thức Hội thi “ Ở nhà chủ nhật”
Cô cho trẻ đi vào chào khán giả ( có bật nhạc bài hát
“Tổ ấm gia đình”. Cô là người dẫn chương trình “ Ở nhà chủ nhật” dành cho các gia đình tí hon, xin mời các gia đình hãy giới thiệu cho khán giả biết về gia đình mình nào
-Hát theo nhạc
-Vỗ tay 2. Giới thiệu
Chủ đề của cuộc thi hôm nay là “ Vẽ chân dung người thân trong gia đình”
Lắng nghe 3. Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát mẫu
- Để cuộc thi đạt kết quả tốt, xin mời các gia đình hãy xem một số hình ảnh về chân dung người than trong gia đình của ban tổ chức chuẩn bị.
- Cô giới thiệu từng tranh ( 3 tranh)
- Mỗi bức tranh cô đưa ra, yêu cầu trẻ tự nhận xét về bức tranh đó sao cho nổi rõ hình dáng , đặc điểm từng người trong tranh ( nét mặt , đầu tóc, quần áo….)
- Sau đó cô cho trẻ phân biệt đặc điểm khác nhau cua 3 bức tranh.
- Cô giới thiệu từng bức tranh để trẻ hiểu được đặc điểm của chân dung người thân trong gia đình.
quan sát
-Nét mặt vui vẻ, tóc ngăn- dài; quần áo -
* Hoạt động 2: Hướng dẫn
- Cô hướng dẫn trẻ cách vẽ: Để vẽ được người thân trong gia đình con cần xác định con sẽ vẽ ai, người đó có đặc điểm gì?
- Trước tiên con phải vẽ khuôn mặt là nét cong kín, sau đó vẽ đến thân người, và các bộ phận khác như: chân tay, các bộ phận trên khuôn mặt. Sau đó con vẽ trang trí
Lắng nghe
các họa tiết trên quần áo rồi tô màu cho thật đẹp
* Hoạt động 3: trao đổi về ý tưởng của trẻ - Cô hỏi 2 – 4 trẻ :
+ Con định vẽ ai ?
+ Người đó như thế nào?
+ Vì sao con lại vẽ người đó?
- Cô gợi ý để trẻ mô tả đặc điểm của người đó về + Hình dáng , khuôn mặt, mái tóc , mũi , mắt….
- Cô hướng dẫn trẻ nếu trẻ nào vẽ chân dung thì đặt dọc giấy đẻ vẽ.
Con vẽ: Ông, bà, bố, mẹ, anh , chị, em…
-Nói đặc điểm của người đó
-Vì con yêu quý ông bà, bố mẹ, anh chị...
-Trẻ lắng nghe
* Hoạt động 4 : Cho trẻ thực hiện:
- Cô mở nhạc baì “ Tổ ấm gia đình”
- Cô cho trẻ thực hiện . Trong khi trẻ thực hiện cô đi từng bàn quan sát gợi mở , giúp đỡ trẻ còn lúng túng.
- Cô nhắc nhở trẻ trong khi vẽ cần chú ý đến tư thế ngồi ngay ngắn , cầm bút bằng 3 đầu ngón tay
- Động viên khuyến khích trẻ sáng tạo
-Nhắc nhở trẻ còn chưa chú ý, tập chung vào hoạt động
- Thực hiện bài vẽ của mình
* Hoạt động 5: Nhận xét sản phẩm
- Cô có hiệu lệnh cho trẻ dừng bút mang tranh lên treo trên bảng.
- Cô cho trẻ nhận xét về bức tranh:
+ Các con thích bài nào nhất? Vì sao con lại thích?
- Cô cho trẻ nhận xét về bố cục tranh , nội dung tranh ( về đường nét , cách tô màu…)
- Cho trẻ tự nhận xét 4 bài
- Cho trẻ có bức tranh đẹp nhiều người thích tự giới thiệu về bức tranh của mình
- Mang tranh lên treo - Con thích bài của bạn A-B…
-Bạn vẽđẹp.
- các nét thì gọn gang.
- Cho trẻ tự giới thiệu tranh của mình
- Cô nhận xét chung về các sản phẩm.
- Trao phần thưởng cho các gia đình 4. Củng cố:
Các con vừa được tham gia hoạt động gì?
Con vẽ những ai trong gia đình?
Giáo dục trẻ biết yêu quý người thân trong gia đình
Con được vẽ Con vẽ Bố, mẹ…
5. Kết thúc:
Cô nhận xét, động viên, tuyên dương trẻ Cô cho trẻ hát bài hát :Cả nhà thương nhau
-Hát cả nhà thương nhau
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRONG NGÀY - Số trẻ nghỉ học: ………( ghi rõ họ và tên) :
………...
Lý do:………...
………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:………...
………...
………...
- Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức các hoạt động:( Đón trẻ- thể dục sáng, Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều)
………...
………...
………...
Thứ 6 ngày 21 tháng 10 năm 2016 TÊN HOẠT ĐỘNG: LQVBTT:
Phân biệt phía trước – phía sau; phía trên phía dưới của đối tượng khác có định hướng.
Hoạt động bổ trợ: + Đọc bài đồng dao“Công cha như núi thái sơn”; “ Tay đẹp”
+ Trò chơi “ Thi xem ai nhanh”
I MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ xác định được phía trên,dưới, trước sau của đối tượng khác (có sự định hướng)
- Xác định phía trên dưới của bản thân 2 . Kỹ năng:
Phát triển tư duy, khả năng phân loại theo nhóm.
3 Giáo dục – thái độ:
- Trẻ biết yêu thương , quý trọng những người thân yêu trong gia đình ( ông , bà , bố , mẹ .anh chị em)
- giáo dục trẻ biết cách chăm sóc bản thân của mình và những người thân trong gia đình
II . CHUẨN BỊ :
1.Đồ dùng của cô và của trẻ:
- một số con vật bằng nhựa -.Một số đồ chơi Gấu,búp bê - Cặp sách ,mũ dép…
- Sa bàn có nhà và các con vật
2.Địa điểm :- Tổ chức trong lớp học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức gây hứng thú
- Cô cùng trẻ đọc đồng dao : “Công cha như núi thái sơn”; “ Tay đẹp”
- Đàm thoại và trò chuyện với trẻ
- các con vừa đọc bài đồng dao nói về cái gì?
- cơ thể chúng mình có mấy cái tay ?
- Trẻ đọc cùng cô
- Nói về người thân trong gia đình, về bản thân
- tay của chúng ta dùng để làm gì ?
- để tay luôn sạch đẹp chúng mình phải làm gì ? 2. Giới thiệu:
- Chúng mình hãy ngồi thật đẹp để chúng mình vào bài học ngày hôm nay nhé
Vâng ạ 3. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn xác định phía trên, dưới , trước, sau của bản thân :
- Cô mời một bạn lên hát tặng cả lớp bài hát “đi học”
Cô hỏi trẻ:
- Bạn Vân đang đi đâu đây?
- Trên đầu concó gì?
- Dưới chân con là gì?
- Phía trước con có gì?
- Phía sau con có gì?
- Con có nhận xét gì về các đồ vật xung quanh con - Cô cho trẻ tự xác định các đồ vật phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của bản thân và trả lời.
- Trẻ lên hát
- Bạn đang đi lên hát ạ - Có quạt trần, bóng điện - Là đôi dép, sàn nhà - Có các bạn
- có bảng, ti vi...
- Trẻ cùng chơi
* Hoạt động 2: Xác định phía trên, dưới, trước, sau của đối tượng khác:
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 số đồ dùng cá nhân( bàn chải, khăn mặt, dép …) và hỏi trẻ
- các con có những đồ dùng gì ?
- Những đồ dùng này dùng để làm gì ?
- Các con hãy đặt những đồ dùng này theo yêu cầu của cô
- Cô nói: + Đặt quả bóng Phía trước búp bê + Đặt bàn chải Phía sau búp bê
- Trẻ nhận đồ dùng
- bàn chải, khăn mặt, dép - Để vệ sinh cá nhân ạ
- Trẻ thực hiện
+ Đặt cái nơ Phía trên búp bê + Đặt đôi dép Phía dưới búp bê
- Vậy các bạn cùng cô kiểm tra xem chúng mình đẫ làm đúng chưa nhé:
+ phía trước bạn búp bê là đâu? Chính là phía trước mặt và trước ngực của búp bê.
+ phía sau bạn búp bê là đâu? Chính là phía sau lưng của búp bê.
+ phía trái bạn búp bê là đâu? Chính là phía bên tay trái của búp bê.
+ phía phải bạn búp bê là đâu? Chính là phía bên tay phải của búp bê
- trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ trả lời - trẻ trả lời
*Hoạt động 3: Luyện xác định phía trên, dưới, trước ,sau của đối tượng (có sự định hướng)
- Cô kể câu chuyện trong gia đình bạn Lan có các con vật cún con, mèo con, gà con. Khi Lan đi học về cún con, mèo con và gà con cùng chạy ra chào bạn Lan
- Phía trước của bạn Lan có gì ? - Cún con ở phía nào của bạn ? - Mèo con ở phía nào của bạn ? - Gà con ở phía nào của bạn ?
* Để các con vật xung quanh ngôi nhà - Phía trước ngôi nhà có gì ?
- Phía sau ngôi nhà có gì ? - Phía trên ngôi nhà có gì ?
Hoạt động 4: Trò chơi luyện tập
Cho trẻ chơi trò chơi “thi xem ai nhanh”
- Cho trẻ vừa đi, chạy vừa hát, khi cô yêu cầu về
- Lắng nghe cô kể - Trẻ trả lời
- Đoán theo gợi ý của cô
-Quan sát vè trả lời theo gợi ý của cô.
- Hứng thú tham gia
chỗ ngồi của mình thì trẻ chạy thật nhanh về đúng vị trí mà cô yêu cầu
Cô yêu cầu về phía sau ghế Phía trước ghế Phiá trên ghế 4. Củng cố:
- Cho trẻ nhắc lại tên bài học
- Động viên, khuyến khích trẻ
- Phân biệt phía trước – phía sau; phía trên phía dưới
của đối tượng khác có định hướng.
5. Kết thúc:
- Chuyển hoạt động
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRONG NGÀY - Số trẻ nghỉ học: ………( ghi rõ họ và tên) :
………...
Lý do:………...
………...
Tình hình chung của trẻ trong ngày:………...
………...
………...
- Rút kinh nghiệm sau khi tổ chức các hoạt động:( Đón trẻ- thể dục sáng, Hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ăn, ngủ, hoạt động chiều)
………...
………...
………...
Những nội dung biện pháp cần quan tâm để tổ chức trong tuần tiếp theo
………
………
………...
………
………
………
………
………
………...………....
……….
..., Ngày...tháng...năm...
Người kiểm tra ( Kí, ghi rõ họ tên )