2.1. Tổng quan về tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật
2.1.2. Nội dung cơ bản của tác phẩm
Ngay trong Lời tựa Montesquieu đã tóm tắt nội dung tác phẩm và lưu ý những điểm chủ yếu về mặt phương pháp tác phẩm. Ông đã khảo cứu và suy xét kỹ lưỡng hệ vấn đề chính của luật pháp ở châu Âu do đó khi nghiên cứu tác phẩm Montesquieu đã đề nghị nghiên cứu trong “tính toàn vẹn của tư duy và tính chỉnh thể” của tác phẩm. Để có thể nắm được ý đồ của tác phẩm và toàn bộ cuốn sách chứ không phải là các tiểu tiết của nó. Nội dung bao quát toàn bộ tác phẩm được ông khái quát như sau:
1. Lịch sử các quốc gia dân tộc không chỉ là những lịch sử cá biệt, tồn tại trong tính đơn nhất của nó mà nó còn là một quá trình liên tục - có sự kế thừa tiếp biến và phát triển. Do đó tìm ra điểm chung và khái quát nó thành các nguyên tắc, xem xét sự việc “bản chất của sự vật" [40, 37] đó là tinh thần mà ông đã nghiên cứu tác phẩm.
2. Từ sự xem xét đó không tránh khỏi việc chúng ta phải bỏ qua một số tiểu tiết để nắm lấy cái chính yếu, cái bản chất từ khía cạnh chính trị đối với quốc gia dân tộc - đó là quyền lực chính trị tối cao, biểu hiện thông qua hiến pháp của quốc gia trong quan hệ với thể chế chính trị - pháp luật.
3. Pháp luật không thể nảy sinh bên ngoài xã hội mà nó gắn liền với xã hội - đời sống xã hội và hành động của nó. Vì thế nhân dân cần "được soi sáng” [40, 32]. Bởi vì một mặt nhà cầm quyền thường có ý đồ lợi dụng pháp
luật cho sự cai trị của mình, thế nhưng sự cai trị không chỉ dựa trên sự ngu dốt hay cưỡng chế mà cần đòi hỏi tính tự nguyện, sự tự ý thức của người bị cai trị vì thế trong mối tương quan này nhà cai trị và người bị cai trị đều cần được soi sáng tức là nắm được tinh thần pháp luật và quan hệ của chúng xét từ mối tương tác giữa thể chế chính trị - pháp luật với công dân.
4. Với điểm tựa đó Montesquieu tin rằng con người là một thực thể có lý tính thông qua giáo dục chúng ta có thể làm thay đổi định kiến của họ từ đó giáo dục và tự giáo dục làm thay đổi bản chất và đưa con người tới một xã hội tốt đẹp hơn mà ở đó họ ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình.
Theo Montesquieu trong khi khảo cứu về tinh thần pháp luật, yếu tố đầu tiên mà chúng ta lưu ý là quan hệ pháp luật và thể chế chính trị. Theo tác giả nên xuất phát từ đạo đức để khảo cứu vấn đề này, cố nhiên ở đây không đạo đức hoá nền chính trị mà chỉ xem đó là một chiều cạnh mà thôi. Montesquieu xét về lập trường chính trị ngả về thể chế cộng hoà đặc biệt là Cộng hoà dân chủ - Liên bang mà theo ông nơi đó là "Tình yêu Tổ quốc và tình yêu đối với sự bình đẳng"
[40, 35] - sự hiện tồn của nó là yếu tố quan trọng nhất cấu thành phẩm hạnh chính trị của người cai trị và công dân trong thể chế đó.
Montesquieu cho rằng: "Phẩm hạnh chính trị là động cơ thúc đẩy hoạt động của chính thể cộng hoà cũng như danh diện là động cơ thúc đẩy chế độ quân chủ. Vì thế tôi gọi phẩm hạnh chính trị là tình yêu Tổ quốc và tình yêu sự bình đẳng" [40, 35]. Do đó, mọi chính thể đều phải được xét từ phẩm hạnh chính trị, từ tính phổ quát của phẩm hạnh chính trị xác định trong các chính thể đó.
2.2. Quan niệm về ngu n gốc ản chất và nguyên t c của nhà nước Các nghiên cứu đều thống nhất cho rằng Montesquieu có khuynh hướng coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật có tính lịch sử. Nhà nước theo qua niệm của ông không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên hay sự sắp đặt có sẵn bởi một thế lực nào đó, mà nó ra đời ở một trình độ nhất định của
xã hội loài người. Và trình độ đầu tiên đó là trạng thái tự nhiên của con người.
Trong trạng thái tự nhiên này, con người sống chủ yếu bằng cảm giác và kinh nghiệm. Montesquieu viện dẫn hình ảnh người nguyên thủy làm dẫn chứng cho điều này, ông nói: “Hãy tìm một người nguyên thủy trong rừng: cái gì cũng làm cho anh ta sợ hãi và chạy trốn. Trong trạng thái đó, mỗi người đều thấy mình thấp kém và hầu như ai cũng như mình” [40, 41]. Và cũng trong trạng thái tự nhiên này, con người vận động và phát triển theo các quy luật tự nhiên.
Montesquieu cho rằng có bốn quy luật tự nhiên chi phối con người ở trạng thái tự nhiên. Quy luật đầu tiên của con người là sống hòa bình. Ông giải thích điều này là do con người trong trạng thái tự nhiên luôn luôn sống trong cảm giác yếu đuối và sợ hãi và do đó “họ không tìm cách tấn công nhau” [40, 41]. Ở đây chúng ta thấy có sự khác nhau trong cách hiểu của Montesquieu và Hobbes về con người ở trạng thái tự nhiên. Nếu như Hobbes cho rằng ban đầu con người đã có xu hướng chinh phục nhau do xuất phát từ bản tính ác, thì đối lập lại, Montesquieu lại khẳng định con người có xu hướng hòa bình và không tìm cách tấn công nhau. Và kiên quyết hơn, Montesquieu còn bác bỏ Hobbes về điều này như sau: “Hobbes hỏi: nếu con người không ở trang trạng thái chiến tranh thì tại sao đi đâu họ cũng mang vũ khí, và họ phải có chìa khóa để đóng chặt cửa Như vậy ông ta đã gán cho con người tự nhiên những việc làm khi họ thành xã hội. Thành xã hội rồi con người mới có những lý do để tấn công lẫn nhau và để tự vệ” [40, 41]. Quy luật thứ hai của con người trong trạng thái tự nhiên theo Montesquieu là tự kiếm sống. Ông giải thích là do con người ở giai đoạn này có cảm giác về nhu cầu sống và gắn liền với cảm giác về sự yếu đuối của mình nên họ phải tìm cách tự nuôi sống mình. Quy luật tự nhiên thứ ba là quy luật hôn phối. Đó là nhu cầu của nam và nữ sinh muốn chung sống với nhau. Quy luật thứ ba này là cơ sở của việc hình thành các gia đình trong xã hội con người. Và quy luật thứ tư là ý nguyện mong muốn của con người chung sống thành xã hội.
Montesquieu đã đi từ con người cá thể (quy luật một và hai) tới sự kết hợp hai cá thể (quy luật ba) và nhu cầu sinh sống thành xã hội (quy luật tư). Đó là những cơ sở cho sự thiết lập gia đình, xã hội và nhà nước trong lịch sử. Ở đây, Montesquieu khẳng định rất rõ là: Tình cảm đầu tiên của con người không phải là mong muốn thống trị. Mong muốn thống trị chỉ xuất hiện khi con người có sự thay đổi về trí tuệ và tài năng, muốn giành giật lợi ích của người khác. Chúng ta có thể thấy khá rõ trong quan niệm này Montesqueieu đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của các nhà triết học đương thời về trạng thái tự nhiên. Và theo đó, luật tự nhiên và quyền tự nhiên đã trở thành một trong những xu hướng nghiên cứu chính trong luật học và triết học chính trị thế kỷ XVI- XVII. Do đó chúng ta cũng dễ nhận thấy sự tương đồng trong quan niệm của Montesqueiu, Rousseau và Hobbes, Loke.
Khi con người được tổ chức thành xã hội, Montesquieu cho rằng con người bị “Mất cảm giác yếu đuối, cảm giác về bình đẳng trước đây cũng mất”
[40, 42]. Nguyên nhân chủ yếu nảy sinh tình trạng chiến tranh giữa con người theo Montesquieu là do “Mỗi dân tộc riêng biệt dần dần nhận thức được sức mạnh của mình…mỗi cá nhân của dân tộc cũng bắt đầu nhận thức về sức mạnh của mình và tìm cách chiếm ưu thế trong xã hội” [40, 42]. Đó là cơ sở cho sự ra đời các luật thực tiễn. Bởi lẽ theo Montesquieu, con người sống trong xã hội “muốn duy trì được các trật tự phải quy định mối quan hệ giữa người cai trị và người bị cai trị” [40, 42]. Montesquieu phân chia luật thực tiễn thành hai loại: Luật chính trị và luật dân sự. Riêng về điểm này, chúng ta thấy có sự tương đồng giữa quan niệm của Montesqueiu và người kế cận của ông sau này-J. Rousseau khi cho rằng: trước khi con người bước vào giai đoạn hình thành xã hội, thì có con người tự nhiên và ở giai đoạn tự nhiên đó, con người cũng đã có rằng buộc với nhau. Tuy nhiên, đó không phải là những rằng buộc pháp lý mà là những quy định do con người tự quy ước với nhau.
Trên cơ sở hai luật của thực tiễn, Montesquieu cũng có luận giải về công pháp
quốc tế. Ông viết: “Công pháp quốc tế tất nhiên phải dựa trên nguyên tắc: mỗi một dân tộc trong hòa bình phải làm điều tốt nhất, trong chiến tranh phải cố gắng hết sức mình làm ít điều xấu cho lợi ích thực tế của loài người” [40, 43].
Quan điểm này của Montesquieu khá tiến bộ khi ông bàn tới thiết chế duy trì mối quan hệ con người với con người trong xã hội cũng như việc thiết lập các quy tắc ứng xử giữa các dân tộc với nhau.
Như vậy có thể thấy trong quan niệm của Montesqueiu sự ra đời của nhà nước “là sản phẩm muộn hơn của sự phát triển lịch sử con người” [40, 92]. Sự ra đời của pháp luật và nhà nước là tất yếu khi con người chuyển từ trạng thái tự nhiên bước vào trạng thái xã hội, khi mà trạng thái hòa bình bị thay thế bằng các cuộc chiến tranh lẫn nhau. Hay nói cách khác, sự ra đời của nhà nước là sảm phẩm của những mâu thuẫn không thể điều hòa được.
Montesquieu đã “phân tích nhà nước như liên minh của các công dân và nhà nước như tập hợp của những người cai trị” [21, 92]. Nghiên cứu về Montesquieu, tác giả luận văn nhận thấy có sự tương đồng trong cách lý giải sự ra đời nhà nước của ông với quan niệm của triết học Mác-Lênin. Và dường như cái mà sau này Lênin viết “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được” [19, 9] thì trong tư tưởng của mình, Montesquieu đã bước đầu đề cập tới khi ông lý giải về sự ra đời của các luật thực tiễn. Đồng thời ở đây, tác luận văn cũng bác bỏ một số ý kiến nghiên cứu về Montesquieu cho rằng Montesquieu đã rơi vào quan điểm duy tâm thần bí khi lý giải nguồn gốc ra đời nhà nước có viện dẫn tới thượng đế. Bởi lẽ, theo chúng tôi, mặc dù trong chương 1 quyển I của Bàn về tinh thần pháp luật Montesquieu có nói tới Thượng đế song điều đó không hoàn toàn đồng nhất với việc Montesquieu coi Thượng đế là “cú hích” tạo ra nhà nước. Sự viện dẫn này chỉ giống như “bình phong” cho những quan điểm duy vật mà chưa có điều kiện “ánh sáng” trước thời cuộc của Montesquieu mà thôi. Nó cũng giống như cách mà ngay những dòng đầu Lời tựa của tác phẩm
Montesquieu đã viết: “Nếu như vô số những điều sách này viết ra, có điều nào làm cho bạn đọc khó chịu, trái với mong đợi của tôi, thì ít ra cũng không phải là tôi viết với ác ý. Tôi không hề có ý bài xích. Platon đã từng cảm ơn Trời được sinh vào thời Socrate, thì tôi cũng xin cảm ơn Trời được sống dưới thời chính phủ này” [40, 31].
Khi nghiên cứu về nhà nước, các nhà triết học chính trị cũng đánh giá cao những đóng góp của Montesquieu trong việc phân biệt hai khái niệm cơ bản để nghiên cứu về các hình thức nhà nước. Hai khái niệm đó là: Bản chất của nhà nước và Nguyên t c của nhà nước.
Trong quan niệm của Montesquieu, Bản chất nhà nước biểu hiện thực chất của mối quan hệ giữa người cầm quyền và người bị quản lý. Hay theo cách Montesquieu gọi trong tác phẩm đó là “Quan hệ giữa người cai trị và người bị cai trị” [40, 42]. Bản chất nhà nước này quy định và biểu hiện cơ cấu, cơ chế của chính phủ. Nó quy định nội tại của mỗi hình thức nhà nước cầm quyền. Từ bản chất của nhà nước sinh ra các Luật chính trị, Luật tổ chức của chính thể và các Luật hiến pháp. Còn Nguyên t c của nhà nước trong quan niệm của Montesquieu là cái làm cho chính phủ hoạt động. Nó là “động lực làm chuyển động công dân và đẽo gọt ra tinh thần chung” [21, 93.]. Nói cách khác, Nguyên t c của nhà nước trong quan niệm của Montesquieu được ví như những giây cương trong cỗ xe ngựa khi vận chuyển. Các nguyên tắc nhà nước tốt sẽ tạo bàn đạp giúp chính thể đó vận hành tốt và ngược lại, các nguyên tắc nhà nước kém thì sẽ kéo lùi sự vận hành nhà nước. Từ các nguyên tắc này sinh ra các Luật dân sự và các Luật xã hội. Nghiên cứu tác phẩm, chúng ta có thể thấy: mặc dù Montesquieu không hề dành một chương nào dành cho việc trình bày lý luận chung về Bản chất và Nguyên t c của nhà nước; Song qua tám quyển đầu với một lượng khảo cứu tư liệu lịch sử phong phú, có thể nhận thấy tư duy lôgic và lý luận vô cùng sắc sảo của nhà Khai sáng đệ nhất Montesquieu về nhà nước.
Từ sự phân tích về nguồn gốc nhà nước và hai công cụ của hình thức nhà nước (Bản chất và Nguyên tắc của nhà nước), Montesquieu bắt tay vào việc khảo cứu tỉ mỉ các hình thức nhà nước cụ thể trong lịch sử. Từ lịch sử đã hiện tồn, Montesquieu cho rằng đã có ba loại chính thể hay ba phương thức cai trị: dân chủ, quân chủ và chuyên chế. Ông định nghĩa: “Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao.
Chính thể quân chủ thì chì một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị, mà không có luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi” [40, 46]. Sự phân chia và định nghĩa đó về cơ bản không khác mấy so với các triết gia về lịch sử chính trị như: Aristote, Poliby… Điểm mới trong quan niệm về chính thể đó là sự tương quan của nó với pháp luật, tinh thần pháp luật là như thế nào Đây chính là điều mà Montesquieu đã làm nổi bật.
Trong các thể chế đó sự phân định các thể chế ban đầu xuất phát từ số lượng người nắm quyền, dần dần nó được chuyển hóa thành chế độ cai trị khác nhau. Khảo cứu nền chính trị cộng hoà, mức độ tham gia của dân chúng sẽ tạo nên thể chế cộng hoà dân chủ (toàn thể dân chúng), hoặc Cộng hoà quý tộc (một bộ phận dân chúng - quý tộc) và chính thể chuyên chế (một kẻ cai trị duy nhất). Từ khía cạnh pháp luật Montesqueiu viết: “Luật quy định đầu phiếu là luật cơ bản của chính thể dân chủ” [40, 47], cùng với nó: “Luật về cách bầu cử cũng là một luật cơ bản trong nền dân chủ” [40, 51]. Với hệ thống pháp luật đó chính thể cộng hoà dân chủ là chính thể mà ở đó: “Dân chúng có quyền lực tối cao. Phải tự mình làm lấy những điều có thể làm tốt được, còn những điều mà dân không thể làm tốt thì phải giao cho các vị bộ trưởng thừa hành” [40, 48]. Montesquieu xác lập nền dân chủ từ sự tham gia tối đa của quần chúng vào việc cai trị.
Đối lập với thể chế dân chủ, chính thể chuyên chế cho thấy: “Việc đặt chức tể tướng là một luật cơ bản” [40, 54]. Về thực chất toàn bộ quyền lực
nằm trong tay nhà vua, các chức vụ còn lại chỉ là “Tai mắt” của sự chuyên chế mà thôi.
Sự vận hành của thể chế quý tộc thì gắn liền với viện Nguyên lão, nơi đó các nhà quý tộc định ra pháp luật để cai trị dân chúng. Sự phân tích trên cho thấy thể chế chính trị và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, Montesquieu đã cho thấy rằng:
Một là: Không có thể chế nào là tuyệt đối.
Hai là: Sự cân bằng hay nói chính xác là sự phân chia và phối hợp quyền lực của Nhà nước và vai trò của dân chúng thông qua hệ thống pháp luật là đối tượng được khảo cứu. Qua đó cho ta biết chính thể đó thuộc loại nào.
Rộng hơn nữa, Montesquieu đi tìm nguyên tắc của các chính thể đó.
Với chính thể dân chủ: “Người dân chấp hành luật pháp với ý thức mình làm cho mình, tự gánh lấy gánh nặng của mình” [40, 56], vì thế nguyên tắc cơ bản của thể chế dân chủ - sự tham gia rộng rãi của quần chúng trên cơ sở ý thức về pháp luật (quyền và nghĩa vụ của mình).
Chính thể quân chủ thì gắn liền với nguyên tắc về sự danh diện. Chính thể chuyên chế - nguyên tắc cơ bản: sự sợ hãi. Montesquieu cũng lưu ý không nên tuyệt đối các nguyên tắc cấu thành chính thể mà các nguyên tắc này có tính tương đối và khi nghiên cứu phải khảo sát từ sự biểu hiện xem như tính chất của chính thể đó. Để đạt được điều này cần tới giáo dục và tất yếu có luật giáo dục.
Trong ba thể chế: Dân chủ, quân chủ và chuyên chế - bất kỳ thể chế nào cũng cần đến giáo dục. Nó đảm bảo tính minh bạch về quyền và nghĩa vụ của công dân, xác lập sự hiện tồn của thể chế thông qua sự phổ quát hoá các nguyên tắc cấu thành thể chế đó. Montesquieu khẳng định: “Các luật về giáo dục trong mỗi chính thể tất nhiên là không giống nhau: Trong chính thể quân chủ mục đích của giáo dục là danh diện, trong chính thể dân chủ là đạo đức,