2.2. Học thuyết về ngẫu tượng
2.2.1. Các loại ngẫu tượng
Bacon là người nhiệt thành ủng hộ sự phát triển của khoa học. Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bacon đồng thời chỉ ra những hạn chế trong các khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các ngẫu tượng. Để nhận thức chân lý và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bacon coi học thuyết về các ngẫu tưởng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình.
Các ngẫu tượng có nguồn gốc hoàn toàn khách quan, bởi vì chúng một phần có trong bản chất trí tuệ con người, một phần xuất hiện trong quá trình lịch sử nhận thức của nhân loại, một phần nảy sinh trong sinh lý và nhân cách của mỗi người. Vì vậy, quá trình con người đấu tranh khắc phục những hạn chế khách quan đó cũng là quá trình con người đấu tranh vì sự hoàn thiện bản thân mình.
Việc xây dựng các khái niệm và các tiên đề thông qua phép quy nạp chân thực đương nhiên là phương tiện đúng đắn để ngăn ngừa và loại bỏ các ngẫu tượng. Nhưng ngay cả việc chỉ ra các ngẫu tượng cũng rất hữu ích. Học thuyết về ngẫu tượng đối với việc giải thích giới tự nhiên cũng giống như học thuyết về sự bác bỏ ngụy biện đối với phép biện chứng phổ biến.
Có bốn loại ngẫu tượng cản trở trí tuệ của con người. Bacon phân ra các dạng ngẫu tưởng như sau:
- Dạng ngẫu tượng loài
Nó sinh ra do việc loài người thường xuyên nhầm lẫn bản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật. Ai cũng dễ dàng gán cho sự vật những đặc tính riêng của con người.
Sở dĩ có loại ngẫu tượng này, theo Bacon, là do các giác quan cũng như trí tuệ con người còn chưa thật hoàn thiện. Một trong những biểu hiện của ngẫu tượng này là ở chỗ người ta thường hay bảo thủ, coi ý kiến và suy nghĩ chủ quan của mình là thước đo tất thảy mọi vật. Chúng ta chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng của các ngẫu tượng này bằng cách hoàn thiện các phương tiện nhận thức của con người như thực nghiệm…
Trí tuệ con người giống như chiếc gương không phẳng;khi nó trộn lẫn bản chất của mình với bản chất của các sự vật thì sẽ phản chiếu các sự vật đó dưới dạng méo mó và biến dạng [4, 35].
Lý tính của con người sử dụng mọi thứ để bảo vệ và nhất trí với điều mà một khi nó đã thừa nhận, hoặc vì đó là đối tượng của niềm tin chung, hoặc là vì nó ưa thích điều đó. Sức mạnh và số lượng các sự kiện lại chứng tỏ cho điều ngược lại, dù đó có là gì đi chăng nữa thì lý tính hoặc không để ý đến chúng, hoặc loại bỏ và bác bỏ chúng nhờ những sự phân định với lời cảnh báo thái quá và thô thiển để cho tính đáng tin cậy của các kết luận trước đây không bị loại bỏ.
Huyễn hoặc mình bằng điều kiện hư ảo, con người chỉ nhận thấy sự kiện đã diễn ra mà không để ý tới cái đã lừa mình, cho dù nó thường xảy ra nhiều hơn. Ngoài ra, thậm chí cả sự thiên vị và hư ảo đó không có, thì lý tính con người vẫn quen mắc sai lầm là nó ngả theo các luận cứ khẳng định hơn là các luận cứ phủ định, trong khi đó thì đáng ra nó phải có thái độ như nhau đối với chúng. Thậm chí, luận cứ phủ định có sức mạnh lớn hơn trong việc xây dựng mọi tiên đề chân thực.
Cái có tác động mạnh nhất đến lý tính của con người là cái có thể ngay lập tức và đột ngột làm cho nó phải kinh ngạc. Chính điều này, thường kích thích và lấp đầy trí tưởng tượng. Nó âm thầm cải biến những thứ khác khi hình dung chúng như một cái không đáng kể đang chế ngự trí tuệ của nó [4, 43].
Lý tính con người ham muốn biết chừng nào. Nó không thể tự dừng lại, không thể nằm trong sự yên tĩnh mà ngày càng tiến xa hơn. Nhưng tư duy lại
không có khả năng nắm bắt giới hạn và kết cục của thế giới, song dường như luôn cần phải hình dung một cái gì đó tồn tại xa hơn. Vì khi phân biệt tính vô hạn trong quá khứ và tính vô hạn trong tương lai, ý kiến thông thường hoàn toàn là vô căn cứ. Từ đó suy ra rằng, tính vô hạn này lớn hơn tính vô hạn kia và tính vô hạn bị rút ngắn, có thiên hướng dẫn tới cái hữu hạn. Và khi hướng tới cái ở xa hơn, nó lại quay lại với cái ở gần nó hơn, mà đó chính là các nguyên nhân hữu hạn – các nguyên nhân có nguồn gốc của chúng thực ra là bản tính con người chứ không phải bản chất của vũ trụ. Và một khi xuất phát từ nguồn gốc ấy, người ta đã xuyên tạc triết học một cách kỳ lạ.
Con người thực ra tin vào tính chân thực của cái mà con người ưa thích.
Con người khước từ cái khó khăn – vì không đủ kiên nhẫn để tiếp tục nghiên cứu; khước từ điều tỉnh táo – vì điều này không hứa hẹn hy vọng; khước từ điều cao siêu trong tự nhiên – do mê tín; khước từ ánh sáng của kinh nghiệm – do kiêu ngạo và coi thường ánh sáng ấy để lý tính không bị chìm đắm vào những điều hẹn hạ và không vững chắc; khước từ những nghịch lý – do ý kiến được mọi người chấp nhận [4, 45].
Sự rắc rối và những sai lầm của lý tính con người chủ yếu sinh ra từ tính cổ hủ, sự không phù hợp và sự lừa dối các giác quan, vì cái thức tỉnh giác quan sẽ được đề cao hơn cái không kích thích giác quan ngay lập tức, mặc dù nó là tốt hơn. Do vậy, trực giasoc chấm dứt khi sự nhìn chấm dứt, vì việc quan sát các sự vật vô hình là không đủ hay hoàn toàn vắng mặt. Do vậy, toàn bộ sự chuyển động của tinh thần nằm trong các vật cảm giác được nhưng còn bị che đậy hay không tiếp cận được đối với con người. Cảm tính tự thân nó là yếu đuối và mắc sai lầm, những công cụ có nhiệm vụ tăng cường và làm cho giác quan trở nên sắc bén cũng không có giá trị đáng kể. Thực ra thì việc giải thích giới tự nhiên đạt được nhờ quan sát thông qua các kinh nghiệm được tổ chức một cách hợp lý.
Ở đây, cảm tính chỉ phán xét về kinh nghiệm, còn kinh nghiệm thì phán xét về tự nhiên và bản thân sự vật.
Xét về bản chất của mình, lý tính con người hướng vào cái trừu tượng và xem cái biến đổi như là cái bất biến. Nên phân chia giới tự nhiên ra thành các bộ phận thì tốt hơn là trừu tượng hóa nó. Cần phải nghiên cứu nhiều hơn về vật chất, về trạng thái nội tại của nó, về sự biến đổi của trạng thái đó, về tác động thuần túy và về quy luật tác động hay chuyển động , vì hình thức thực chất là sự bịa đặt của trí tuệ con người, trừ khi gọi các quy luật tác động ấy là những hình thức.
Tất cả những ngẫu tượng trên là ngẫu tượng loài. Chúng bắt nguồn từ thực thể đơn điệu của tinh thần con người, hoặc từ định kiến của nó, hoặc từ hạn chế của nó, hoặc từ sự chuyển động không ngừng của nó, hoặc tự sự ám thị của dục vọng, hoặc từ sự không có năng lực cảm tính, hoặc từ phương thức tri giác.
Ở đây, ta thấy việc Bacon đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn vai trò của cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải “khách quan thuần túy” của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phác các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học.
- Dạng ngẫu tượng hang động
Ngẫu tượng hang động thực chất là những sai lầm của từng con người riêng biệt.
Ngoài những ngẫu tượng đối với cả loài người, thì mỗi người còn có các đặc tính chủ quan, tâm lý, tính cách đặc thù của mình làm xuyên tạc bản chất khách quan của sự vật. Chúng còn xuất hiện do hoàn cảnh giáo dục của mỗi người cũng khác nhau nữa. Thực chất ngẫu tượng hang động chính là ngẫu tượng loài, nhưng biểu hiện ở mỗi người cụ thể ở mức độ và hình thức khác nhau. Sở dĩ gọi là “ngẫu tượng hang động” bởi vì mượn câu chuyện của Platon
về hang động. Bacon ví trí tuệ của mỗi người tựa như hang động méo mó của Platon, mà trong đó thể hiện cái bóng của các sự kiện diễn ra bên ngoài.
Con người yêu thích hoặc các khoa học và các học thuyết mà họ tự coi mình là người sáng tạo và là tác giả, hoặc các khoa học và học thuyết mà họ đầu tư vào đó nhiều sức lao động nhất và họ đã quen thuộc hơn cả. Nếu những người như vậy cống hiến mình cho triết học và cho các học thuyết phổ quát, thì họ sẽ xuyên tạc và làm hỏng chúng do tác động của các chủ ý trước đó của họ.
Sự khác nhau lớn nhất và dường như căn bản nhất giữa các trí tuệ đối với triết học và khoa học là như sau. Một số trí tuệ là mạnh mẽ và hữu dụng hơn đối với việc phát hiện ra sự khác biệt trong các sự vật, còn số khác – đối với việc phát hiện ra sự giống nhau trong chúng. Những trí tuệ cứng rắn và sắc sảo có thể tập trung suy ngẫm của mình, dừng lại ở mỗi sắc thái của các sự khác biệt. Còn những trí tuệ cao cả và linh hoạt thì nhận ra và so sánh những sự giống nhau tinh tế, có mặt ở khắp nơi giữa các sự vật. Nhưng cả hai loại trí tuệ ấy đều dễ dàng đi quá xa trong việc chạy theo hoặc những bộ phận của các vật, hoặc những cái bóng của chúng [6, 50].
Một số trí tuệ có thiên hướng tôn sùng thời cổ, số khác thì bị cám dỗ bởi tình yêu cái mới. Nhưng một số ít trí tuệ có thể tuân thủ một mức độ nào đó để không loại bỏ những cái đã được người cổ xác định một cách xác đáng và không coi thường những cái mới được tiến cử một cách có lý. Không nên tìm kiếm chân lý ở sự thành đạt có tính bất biến của một thời đại nào đó, mà phải thông qua ánh sáng của kinh nghiệm mang tính vĩnh hằng về giới tự nhiên.
Do vậy, chúng ta cần phải dứt khoát khước từ những khát vọng ấy để đảm bảo rằng chúng không khống chế trí tuệ.
Việc quan sát trực tiếp giới tự nhiên và các vật thể trong tính đơn giản của chúng sẽ nghiền nát và làm suy yếu lý tính; còn việc quan sát giới tự nhiên và các vật thể trong tính phức tạp và hình dáng của chúng sẽ làm cho lý tính choáng váng và sửng sốt. Điều này thể hiện rõ nhất ở trường phái Leucippus và
Democritus, nếu đặt trường phái này bên cạnh học thuyết của các nhà triết học khác. Vì trường phái này bị cuốn hút vào các bộ phận của sự vật tới mức coi thường cấu tạo chung; các trường phái khác thì say mê quan sát trực tiếp cấu tạo của các sự vật tới mức không thâm nhập vào tính đơn giản của giới tự nhiên. Do vậy, những quan sát trực tiếp này phải nối tiếp và thay thế lẫn nhau để cho lý tính trở nên vừa sáng suốt và vừa nhạy cảm, cũng là để né tránh được các mối nguy hiểm và các ngẫu tượng sinh ra từ đó [4, 52].
Tính thận trọng trong trực giác phải như thế nào để không cho phép có và để loại bỏ các ngẫu tượng hang động chủ yếu sinh ra hoặc từ thống trị của kinh nghiệm quá khứ, hoặc từ sự so sánh và phân chia quá nhiều, hoặc từ thiên hướng về cái nhất thời, hoặc từ sự rộng rãi và không đáng kể của các khách thể. Nói chung, cứ mặc cho mỗi người đang trực giác về bản chất của các sự vật hoài nghi cái xâm chiếm và khống chế lý tính của người ấy một cách đặc biệt mạnh mẽ. Cần phải rất thận trọng trong trường hợp ưa thích như vậy để lý tính vẫn điềm tĩnh và trong sáng. [4, 53].
Để hạn chế ngẫu tượng này, mỗi người cần phải hoàn thiện nhân cách của mình, thận trọng trong quá trình nhận thức, dựa vào kinh nghiệm tập thể…
- Dạng ngẫu tượng nơi công cộng
Nó xuất hiện do mọi người thường hay sùng bái, chạy theo các quan điểm của ai đó có uy tín hoặc ủng hộ những quan điểm phổ biến giáo điều, các tập quán truyền thống. Trong đó, bên cạnh nhiều yếu tố tích cực, cũng chứa đựng không ít những điều lạc hậu.
Các ngẫu tượng này còn xuất hiện do ngôn ngữ khoa học của chúng ta nhiều chỗ chưa thật chuẩn xác.
Đây là ngẫu tượng nặng nề nhất, chúng thâm nhập vào lý tính cùng với ngôn từ và tên gọi. Con người tin rằng lý tính của họ điều khiển ngôn từ. Nhưng
cũng có trường hợp ngôn từ chĩa sức mạnh của mình chống lại lý tính. Điều này làm cho triết học và các khoa học trở thành ngụy biện và vô dụng.
Phần lớn ngôn từ có nguồn gốc là ý kiến thông thường và mổ xẻ các vật trong giới hạn hiển nhiên nhất đối với lý tính của đám đông. Khi lý tính sắc bén hơn và sự quan sát chăm chú hơn muốn xem xét lại giới hạn này để nó phù hợp hơn với giới tự nhiên, thì ngôn từ trở thành vật cản. Từ đó, hóa ra là những cuộc tranh luận ầm ĩ và hào hùng giữa các nhà khoa học thường biến thành những cuộc tranh luận về ngôn từ.
Những ngẫu tượng mà ngôn từ gán cho lý tính có hai loại. Một số - tên gọi của các vật không tồn tại; số khác – tên gọi của các vật tồn tại, nhưng là tên gọi không rõ ràng, được xác định không tốt, được trừu tượng khỏi các vật một cách thiếu thận trọng và không khách quan. Loại thứ nhất bắt nguồn từ các lý luận trống rỗng và sai lầm. Loại bỏ ngẫu tượng này là dễ hơn, vì để loại bỏ chúng thì thường xuyên bác bỏ và làm cho lý luận trở nên lỗi thời là đủ. Nhưng loại ngẫu tượng khác là phức tạp và bám rễ sâu. Đây là loại sinh ra từ những sự trừu tượng tồi và thiếu kinh nghiệm.
Ví dụ với từ “ẩm ướt”.
Nó biểu thị những cái dễ dàng lan tỏa xung quanh một vật thể khác;
những cái tự thân chúng không có tính ổn định; những cái chuyển động về mọi hướng; những cái dễ dàng phân chia và phân tán; những cái dễ dàng hợp nhất và tập hợp; những cái dễ dàng chảy và chuyển động; những cái dễ dàng liên kết với những vật khác và làm cho chúng ẩm ướt; những cái dễ dàng biến thành chất lỏng hay tan ra nếu trước đó chúng đã là cứng.
Từ trên là sự biểu thị không rõ ràng những hành động khác nhau, không cho phép một sự hợp nhất hay quy giản nào. Ví dụ có thể thấy rằng ngọn là là ẩm ướt, không khí là không ẩm ướt. Và như vậy, chúng ta thấy hoàn toàn rõ ràng rằng, khái niệm này chỉ được trừu tượng hóa một cách không cân nhắc kĩ
càng từ nước và từ các chất lỏng thông thường mà không có một sự kiểm tra thích đáng nào.
Mặc dù vậy, trong các danh từ vẫn có những mức độ không thích dụng và sai lầm khác nhau. Hàng loạt tên gọi của các thực thể, đặc biệt là loại thấp và loại có nguồn gốc tốt, là ít sai lầm hơn( ví dụ, các khái niệm “mật”, “đất sét” là tốt, còn khái niệm “đất” là tồi); loại xấu hơn là những hành động như sản xuất, làm hư hỏng, làm thay đổi; loại xấu nhất là những chất lượng( loại trừ những trực giác cảm tính trực tiếp) như nặng, nhẹ, mỏng, cong…Thêm vào đó, trong mỗi loại, một số khái niệm tất yếu tốt hơn một ít số khác, tùy thuộc vào việc giác quan con người lĩnh hội, vô số sự vật như thế nào [4, 56].
Quan niệm trên đây của Bacon có nhiều điểm hợp lý và tiến bộ. Trong khoa học, cần phải có sự nghiên cứu và xem xét mọi cái một cách khách quan, chứ không nên chạy theo uy tín cá nhân của ai đó hoặc số đông…Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuật ngữ, khái niệm chưa chính xác là điều cản trở sự phát triển khoa học, mà chúng ta cần khắc phục.
- Dạng ngẫu tượng nhà hát
Nó đề cập đến ảnh hưởng có hại của nhiều học thuyết, quan niệm thống trị làm cản trở quá trình nhận thức chân lý. Phê phán tệ sùng bái cá nhân của nhiều nhà khoa học thời đó, Bacon khẳng định “chân lý là con gái của thời gian chứ không phải của uy tín”. Để tìm ta chân lý, chúng ta không nên rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận, nhưng cũng không nên giáo điều trong nhận thức.
Ngẫu tượng nhà hát không phải là tính bẩm sinh và không thâm nhập vào lý tính một cách bí ẩn mà được công khai truyền đạt và lĩnh hội từ các lý luận bịa đặt và từ các quy tắc chứng minh sai lầm.
Các ngẫu tượng rạp hát hoặc lý luận là rất nhiều chúng có thể còn nhiều hơn nữa, và một lúc nào đó chúng có thể sẽ còn nhiều hơn nữa. Nếu trong suốt nhiều thế kỷ, trí tuệ con người không bận tâm đến tôn giáo và thần học, và nếu