CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát thi hành án phạt tù
- Yếu tố pháp luật:
Hoạt động kiểm sát THAPT được thực hiện thông qua các quyền năng pháp lý mà Nhà nước trao cho Viện kiểm sát. Do đó, yếu tố pháp luật là yêu tố quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng kiểm sát THAPT. Pháp luật luôn đặt ra phải được thực hiện một cách nghiêm minh, tạo ra trật tự cần thiết để các quan hệ xã hội tồn tại và phát triển theo những định hướng mong muốn có lợi cho xã hội, cho xã hội cũng như cho các cá nhân104. Hoạt động kiểm sát THAPT chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan – đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để
101 Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr. 173.
102 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 07.
103 Nguyễn Ngọc Chí (chủ nhiệm) (2012), “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trước yêu cầu cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học (Đề tài Nhóm A; mã số QGTĐ.10.18), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr. 84-85.
104 Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 411.
VKSND thực hiện kiểm sát THAPT.
Bên cạnh đó, kiểm sát THAPT là tổng hợp các hoạt động của VKSND để phát hiện, khắc phục và xử lý hành vi, quyết định vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT; do đó, kiểm sát THAPT phụ thuộc rất lớn vào các quy định của pháp luật về THAPT. Pháp luật Việt Nam quy định chặt chẽ trình tự, thủ tục THAPT; chế độ quản lý, giáo dục, cải tạo người chấp hành án phạt tù và cụ thể về các thẩm quyền của VKSND khi kiểm sát THAPT - đây là điều kiện để VKSND sử dụng làm căn cứ xác định vi phạm cũng như đưa ra các biện pháp yêu cầu các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong THAPT có vi phạm khắc phục và xử lý vi phạm; đạt được mục đích kiểm sát THAPT.
Như vậy, khi các quy định của pháp luật về THAPT và kiểm sát THAPT đầy đủ, phù hợp, thống nhất, cụ thể, rõ ràng thì việc hiểu, thực hiện, áp dụng các quy định của cán bộ, Kiểm sát viên sẽ khách quan, chính xác, thống nhất. Ngược lại, nếu các quy định của pháp luật về THAPT và kiểm sát THAPT không đầy đủ, không cụ thể hoặc có mâu thuẫn, chồng chéo thì gây khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động này. Nói cách khác, hoạt động kiểm sát THAPT phụ thuộc vào sự hoàn thiện của hệ thống các văn bản pháp luật mà cụ thể là hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, Luật Tổ chức VKSND, Luật THAHS và các văn bản pháp luật liên quan. Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan đến kiểm sát THAPT dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng có thể tập trung ở ba tiêu chí cơ bản là: tính toàn diện, tính thống nhất, đồng bộ và tính phù hợp, khả thi105. Tính toàn diện của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm sát THAPT đòi hỏi mọi hoạt động của Viện kiểm sát trong THAPT đều phải được điều chỉnh bằng pháp luật; tính thống nhất, đồng bộ thể hiện ở sự thống nhất giữa các văn bản điều luật và từng điều luật quy định về kiểm sát THAPT; tính phù hợp, khả thi đòi hỏi hệ thống pháp luật phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, các qjuy định pháp luật được ban hành phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật
105 Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 382.
hiện hành (cơ cấu tổ chức, trình độ của đội ngũ cán bộ...)106.
Do đó, yếu tố pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến kiểm sát THAPT.
- Yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ:
Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cán bộ, Kiểm sát viên bao gồm trụ sở làm việc, các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiệp vụ, các phương tiện đi lại, phương tiện thông tin... Các yếu tố này có tác động không nhỏ đến chất lượng kiểm sát THAPT. Nếu cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị và điều kiện làm việc tốt, đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, Kiểm sát viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, nếu cơ sở vật chất, điều kiện làm việc thiếu thốn, lạc hậu... sẽ gây khó khăn cho hoạt động kiểm sát THAPT. Ngoài cơ sở vật chất và điều kiện làm việc, cán bộ, Kiểm sát viên làm nhiệm vụ kiểm sát THAPT cần được trang bị thiết bị kỹ thuật đặc thù như phương tiện tra cứu cơ sở dữ liệu luật, phương tiện để kiểm tra số lượng phạm nhân và việc thực hiện chế độ cho phạm nhân, phương tiện đi lại, thông tin, phương tiện bảo hộ...
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, Kiểm sát viên cũng ảnh hưởng đến hoạt động kiểm sát THAPT, nếu chế độ đãi ngộ tốt thì cán bộ, Kiểm sát viên sẽ không phải lo đời sống bản thân và gia đình, toàn tâm, toàn ý thực hiện tốt nhiệm vụ được giao107 và như vậy góp phần quan trọng nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT.
Vì vậy, khi đề ra biện pháp nâng cao chất lượng kiểm sát THAPT của VKSND không thể không tính đến các yếu tố cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ.
- Trình độ, năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên
Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kĩ năng được xác định hoặc đánh giá theo theo tiêu chuẩn nhất định nào đó108; còn Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
106 Xem thêm: Nguyễn Minh Đoan (2014), Hướng dẫn môn học Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, tr. 383-385.
107 Trần Thị Liên (2019), Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
108 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 1036.
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó109. Như vậy, trình độ năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên trong kiểm sát THAPT chính là mức độ về sự hiểu biết, kĩ năng của cán bộ, Kiểm sát viên để thực hiện hoạt động kiểm sát THAPT. Cán bộ, Kiểm sát viên có trình độ, năng lực tốt sẽ giúp cho hoạt động kiểm sát THAPT chất lượng; phát hiện được vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT và đưa ra những yêu cầu khắc phục và xử lý vi phạm hợp lý. Ngược lại, trình độ, năng lực của cán bộ, Kiểm sát viên không tốt sẽ dẫn tới hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND kém chất lượng.
- Phẩm chất, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên
Phẩm chất là cái làm nên giá trị của người hay vật110; ý thức là sự nhận thức đúng đắn, biểu hiện bằng thái độ, hành động cần phải có111; tinh thần là sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thức nhất định; trách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả112. Như vậy, phẩm chất, ý thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên là những yếu tố thể hiện thái độ, hành động, nhận thức của cán bộ, Kiểm sát viên trong công việc. Cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát THAPT có phẩm chất tốt, có ý thức và tinh thần trách nhiệm giúp hoạt động kiểm sát THAPT có chất lượng cao.
- Mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT
Xuất phát từ bản chất hoạt động kiểm sát THAPT là tổng hợp các hoạt động của VKSND để phát hiện, khắc phục và xử lý hành vi, quyết định vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT qua cách thức trực tiếp kiểm sát và gián tiếp kiểm sát nên mối quan hệ giữa VKSND với Tòa án, Cơ quan
109 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 660.
110 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 770.
111 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 1167.
112 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, tr. 1167.
THAHS, Cơ quan được giao nhiệm vụ THAHS trong quá trình kiểm sát THAPT có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm sát THAPT. Do đó, việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cơ quan, tạo điều kiện thuận lợi cho VKSND kiểm tra, giám sát đem lại chất lượng kiểm sát THAPT. Ngược lại, mối quan hệ không tốt dẫn đến hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND kém chất lượng.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
1. Kiểm sát THAPT là tổng hợp các hoạt động của VKSND để phát hiện, khắc phục và xử lý hành vi, quyết định vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT, được thực hiện từ khi bản án, quyết định về hình phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật và kết thúc khi chấm dứt hoạt động THAPT nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Hoạt động kiểm sát THAPT ở Việt Nam được thể hiện qua các dấu hiệu:
mục đích kiểm sát THAPT nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật; tôn trọng và bảo vệ quyền con người và mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh; chủ thể thực hiện kiểm sát THAPT duy nhất ở Việt Nam là VKSND; đối tượng kiểm sát THAPT là hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT; phạm vi kiểm sát THAPT được thực hiện từ khi bản án, quyết định về hình phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật; kết thúc khi chấm dứt hoạt động THAPT.
3. Nội dung kiểm sát THAPT gồm hoạt động nhằm bảo đảm việc THAPT đúng pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyền con người, phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật (trực tiếp kiểm sát, gián tiếp kiểm sát, thẩm tra việc đề nghị, trực tiếp thực hiện các biện pháp theo luật định) và hoạt động nhằm bảo đảm mọi vi phạm pháp luật trong THAPT được xử lý kịp thời, nghiêm minh (phát động trình tự xem xét lại từ đầu, yêu cầu trả lời vi phạm theo thời hạn, hiệu lực tạm dừng việc chấp hành những quyết định).
4. Hoạt động kiểm sát THAPT của VKSND khác với các hoạt động kiểm tra, giám sát THAPT của các cơ quan khác (cơ quan dân cử, các tổ chức xã hội và công dân và Thanh tra) ở phương thức thực hiện; nội dung quyền thực hiện.
5. Chất lượng thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm sát THAPT bị ảnh hưởng bởi các yếu tố pháp luật, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chế độ đãi ngộ; trình độ, năng lực; phẩm chất, ý thức và tinh thần trách nhiệm và mối quan hệ giữa Viện kiểm sát với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong THAPT.
CHƯƠNG 2