CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC KANT
2.2. Mệnh lệnh tuyệt đối – nguyên tắc cơ bản của đạo đức học Kant
Kant gọi “mệnh lệnh tuyệt đối” (hay còn gọi là mệnh lệnh nhất quyết) là nguyên tắc tối cao của đạo đức. Việc đưa ra, giải thích và chứng minh nguyên tắc này giữ vị trí trung tâm trong đạo đức học của ông. Theo ông, “mệnh lệnh tuyệt đối” cần phải được sử dụng làm nền tảng cho toàn bộ học thuyết đạo đức, tức nó phải trở thành luận điểm then chốt để giải quyết những vấn đề cơ bản của đạo đức học. Cụ thể là, thứ nhất, phải làm rõ nội dung của đạo đức học (làm rõ sự khác biệt giữa những hiện tượng đạo đức và những hiện tượng nằm ngoài đạo đức); thứ hai phải giải thích đạo đức (xác định nguồn gốc và phương thức tác động của đạo đức);
47
thứ ba phải hình thành tiêu chuẩn đánh giá đạo đức, nhận biết cái đạo đức và cái vô đạo đức; thứ tư, phải xác định mục đích của giáo dục đạo đức…
Theo Kant, những động lực đạo đức cần phải thoát ly khỏi mọi cơ sở vật chất vì trong các động lực đó ý chí cần tự thiết lập cho mình một quy luật bắt buộc. Quy luật như vậy ông gọi là mệnh lệnh tuyệt đối hay mệnh lệnh nhất quyết. Ông gọi là mệnh lệnh tuyệt đối để phân biệt với mệnh lệnh giả thiết – là mệnh lệnh được thực hiện vì một mục đích, một quyền lợi có tính nhân quả nào đấy mà trong cách nói hàng ngày thường được phát biểu dưới dạng: “nếu … thì …”, “muốn … thì …”.
Nói tóm lại mệnh lệnh giả thiết là mệnh lệnh khuyến khích hoặc ngăn chặn các hành vi đạo đức của con người một cách có điều kiện còn mệnh lệnh tuyệt đối là mệnh lệnh xuất phát từ tiếng gọi của lương tri con người, nó tiềm ẩn trong trái tim khối óc mang tính phổ quát – tất yếu và thường được phát biểu dưới dạng: “hãy làm như …” mà không kèm theo một điều kiện nào cả. Nói cách khác mệnh lệnh tuyệt đối thể hiện khả năng tự chủ của con người, khả năng tự do ý chí mà không có tính vụ lợi, không có sự tính toán thiệt hơn.
2.2.2. Ý nghĩa mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học Kant
Mệnh lệnh tuyệt đối đã trở thành khái niệm đặc trưng trong đạo đức học Kant, làm cho đạo đức của ông trở nên khác biệt so với đạo đức trước đó.
Mệnh lệnh tuyệt đối khiến cho con người sống có trách nhiệm hơn, tuân thủ theo “bổn phận”, mệnh lệnh tuyệt đối nâng con người lên trước con mắt của bản thân, trước tự nhiên và trước Chúa.Việc phân tích ở trên về mệnh lệnh tuyệt đối cho phép chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của nó. Trước hết chúng ta có thể khẳng định cảm hứng nhân văn của nguyên tắc này trong đạo đức học Kant. Chính yếu tố này đã góp phần khắc phục quan niệm đạo đức thuần túy mang sắc thái tôn giáo về thế giới. Không dừng lại ở đó luận văn còn muốn nhấn mạnh ý nghĩa đạo
48
đức học của mệnh lệnh tuyệt đối, vai trò của nó trong việc xác định các đặc điểm đặc thù của đạo đức theo quan niệm của Kant.
Chức năng cơ bản của mệnh lệnh tuyệt đối là làm sáng tỏ bản chất của mục đích đạo đức. Kant quan niệm đạo đức là cơ chế đem lại sự hài hòa cho tổng thể những mục đích của con người và hợp nhất chúng thành một hệ thống. Phương tiện chính để thực hiện chức năng này là tư tưởng về loài người như mục đích tự thân..
Thông qua mệnh lệnh tuyệt đối, Kant cảnh báo cho chúng ta rằng cần phải tránh việc biến con người và loài người thành phương tiện để đạt tới mục đích của bản thân mình. Trên thực tế, con người lại hay làm điều này nhất và theo Kant ở đâu và khi nào mà điều đó diễn ra thì ở đó đạo đức kết thúc.
Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant hướng mọi người tới hoạt động cộng đồng, đòi hỏi họ sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và người khác, bỏ “thói hà tiện và nhún nhường giả dối”. Người có đạo đức là người sống theo lẽ phải và tôn trọng sự thật và pháp luật. Mệnh lệnh tuyệt đối trên đây còn là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với xã hội. Mỗi người cần phải biến phúc lợi cao nhất mà thế giới có thể thành mục đích cuối cùng.
Mọi cái đều phải làm vì con người, bởi vì sự tồn tại của con người là cái quý nhất trên thế gian. Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant là quy luật đạo đức chung đòi hỏi mọi người ở mọi lứa tuổi, tầng lớp xã hội phải thực hiện. Tất cả các công dân đều bình đẳng trước các quy luật và chuẩn mực đạo đức.Trong thời đại ngày nay, xã hội phát triển mạnh mẽ về kinh tế, nền sản xuất công nghiệp hiện đại đã và đang thay thế sản xuất nông nghiệp cổ truyền, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, nhưng đạo đức vẫn là vấn đề “đang có vấn đề”. Trong bối cảnh đó, mệnh lệnh tuyệt đối của Kant càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục con người, hướng con người vào những giá trị tốt đẹp, cao cả, giúp họ loại bỏ những thói hư tật xấu để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn cho chính bản thân con người và cộng đồng.
49
2.3. “Tự do” – phạm trù trung tâm trong đạo đức học Kant
Một tâm điểm khác đáng chú ý trong đạo đức học Kant là mối quan hệ giữa tự do và đạo đức. Theo Kant, ở lĩnh vực đạo đức con người sống ở hai thế giới: một là, thế giới hiện tượng luận – nơi mà mọi cái diễn ra theo quy luật của tự nhiên.
Trong thế giới này tự do của con người chỉ là thứ yếu, chỉ diễn ra trong khuôn khổ giác tính. Hai là, thế giới “vật tự nó” ở đây con người hoàn toàn có khả năng làm chủ các quy luật tự nhiên, do đó con người có tự do.
2.3.1 Khái niệm về Tự do
Tự do trong triết học của Kant không có nghĩa đơn thuần như chúng ta hiểu hằng ngày là “thích làm gì thì làm” (tự do tùy tiện) hoặc trạng thái có được khi không bị kẻ khác giam cầm (thân thể). Tự do, theo Kant, là tự do của ý chí, và tự do này là tự do trong những quy luật đạo đức và tự do thực hiện các quy luật đạo đức, hay nói khác hơn tự do là đạo đức. Ý chí tự do là những ý chí có thể được quy định độc lập với những xung động cảm tính, tức chỉ từ những động cơ của lý tính.
Kant viết: “Tự do là một ý niệm thuần tuý siêu nghiệm”[31, 861]. Tự do không chứa đựng một cái gì vay mượn từ kinh nghiệm cả, và đối tượng của nó không thể mang lại một cách xác định trong bất kì kinh nghiệm nào.
“Tự do theo nghĩa thực hành là sự độc lập của ý chí trước sự cưỡng chế do các xung động của cảm năng gây ra […] Tự do thực hành giả định tiên quyết rằng, dù một điều gì đó không xảy ra, nhưng nó phải được xảy ra, và vì thế, nguyên nhân của nó ở trong thế giới hiện tượng không phải có tính quy định nghiêm ngặt đến nỗi trong ý chí chúng ta không có tính nhân quả nào tạo ra được một cái gì độc lập với những nguyên nhân tự nhiên và bản thân đi ngược lại sức mạnh và sự ảnh hưởng của tự nhiên, tức bị quy định bên trong trật tự thời gian theo những quy luật thường nghiệm, do đó không thể hoàn toàn tự mình khởi đầu một chuỗi các sự kiện” [32, 24].
50
2.3.2. Các hình thức biểu hiện của tự do Xét về phương diện lượng
Đó là các châm ngôn, các điều lệnh và các quy luật thể hiện như là các nguyên tắc xét về mặt lượng: cá nhân, tập thể và phổ quát. Với tiền giả định rằng con người là một hữu thể có lý tính và tiến trình hình thành ý chí – độc lập với việc hình thành một mình hay trong cộng đồng với những người khác – tuy bắt đầu một cách thường nghiệm (với những xu hướng và lợi ích nhất định). Nhưng đều có thể được đánh giá về mặt luân lý từ tương quan giữa cái Thiện và cái Ác, ta có thể hình dung các phạm trù về lượng của tự do bằng nguyên tắc quy phạm như sau:
Xét về phương diện Chất
Đó là những quy tắc về những gì ta làm, không làm và các ngoại lệ. Các quy tắc này đòi hỏi một cách nhất thiết: Lúc nào cũng phải giữ vững các nguyên tắc phù hợp với quy luật luân lý. Bác bỏ bất kỳ nguyên tắc nào không đứng vững trước sự thẩm tra của mệnh lệnh nhất quyết (mệnh lệnh tuyệt đối). Chỉ cho phép các trường hợp ngoại lệ khi có đầy đủ các lý do biện minh được về mặt luân lý.
Xét về phương diện tương quan
Về tương quan tức là các nguyên tắc quan hệ với nhân cách con người, với hoàn cảnh con người cũng như với mối quan hệ hỗ tương giữa những con người với nhau. Trong chừng mực các phạm trù về tương quan diễn ra các mối quan hệ tiên nghiệm (như bản thể, tùy thể, nguyên nhân kết quả, sự tương tác) thì các nguyên tắc thực hành về mặt tương quan đòi hỏi việc xây dựng nhân cách bao giờ cũng phải lấy luân lý làm cái ưu tiên so với xu hướng và lợi ích tự nhiên.
Xét về phương diện hình thái
51
Đó là các phạm trù liên quan đến cái được phép, đến nghĩa vụ và đến nghĩa vụ không hoàn toàn (nghĩa vụ không hoàn toàn: hành động hợp nghĩa vụ chứ không phải là từ nghĩa vụ), tức là về cái khả thể, cái hiện thực và cái tất yếu về luân lý, thể hiện trong các nguyên tắc quy phạm.
2.3.3 “Tự do” là cơ sở để nhận thức sự Thiện- tối cao
Trong đạo đức học của Kant, sự thiện – tối cao là đối tượng mà mọi hành vi đạo đức của con người cần hướng tới. Với ông sự Thiện – tối cao là một “khái niệm siêu việt”. Ông viết: “…khả thể của sự Thiện – tối cao không dựa trên bất kỳ nguyên tắc thường nghiệm nào; nói cách khác sự diễn dịch về khái niệm này phải là có tính siêu nghiệm” [32, 208]. Kant cho rằng một khái niệm có tính chất siêu nghiệm như vậy tất yếu phải là kết quả của tự do siêu nghiệm” bởi lẽ tính nhân quả từ tự do bao giờ cũng phải được tìm ở bên ngoài thế giới cảm tính, tức bên trong thế giới của cái khả niệm. Hay có thể nói rằng tự do siêu nghiệm chính là nguồn gốc tạo ra sự Thiện – tối cao. Ông còn nhấn mạnh rằng: “cần phải tạo ra sự Thiện – tối cao bằng sự tự do của ý chí một cách tất yếu tiên nghiệm vì quy luật luân lý vì thế điều kiện cho khả thể của nó chỉ được phép dựa duy nhất trên những nguyên tắc tiên nghiệm của nhận thức mà thôi” [32, 208].
Sang thời kỳ phê phán, triết học tôn giáo của I.Kant có liên quan tới triết học lý luận và triết học thực hành của ông. Trong Phê phán lý tính thuần tuý (1781), I.Kant khẳng định: "Tôi phải dẹp bỏ nhận thức [sai lầm] đi để dành chỗ cho lòng tin" [31, 55].
Một trong những chủ đề quan trọng là chứng minh sự tồn tại của Thượng đế.
Về vấn đề này, trong lịch sử triết học đã tồn tại ba cách: thứ nhất là cách chứng minh vũ trụ luận cho rằng mọi vật cũng như bản thân thế giới chúng ta đều phải có nguyên nhân và Thượng đế đóng vai trò là khởi nguồn của vạn vật; thứ hai là cách chứng minh mục đích luận cho rằng bản thân thế giới cho thấy sự thông thái, khôn
52
ngoan của Đấng sáng thế trong việc xếp đặt mọi vật một cách có trật tự, có quy luật, nhờ đó chúng nằm trong một chuỗi liên hoàn, vật này gắn kết với vật kia; thứ ba là cách chứng minh bản thể luận như thánh Ascelm (1033 – 1109) ở Cantebury trình bày: cái gì mà chúng ta suy tư được trong lý tính của mình thì bao giờ cũng có trên thực tế. Lý tính con người không thể suy tư cái mà hoàn toàn không có trên thực tế.
2.3.4.Khái niệm về đối tƣợng thiện-ác
Hằng ngày chúng ta hoạt động dựa trên nền tảng của những châm ngôn do ý chí mình đặt ra, nhưng chúng ta là người – với lý tưởng muốn góp phần mang hạnh phúc đến toàn nhân loại, thì phải thực hiện như thế nào? Kant đã khuyên:
“Hãy hành động sao cho châm ngôn của ý chí của bạn lúc nào cũng đồng thời có thể có giá trị như là nguyên tắc của một sự ban bố quy luật phổ biến”.[32, 56]
Như mục trên đã trình bày, hạnh phúc là mục đích mọi người ai cũng muốn đạt được và chúng ta cũng lấy đó đặt ra những châm ngôn hành động. Nhưng hạnh phúc tối cao là sự tự do trong ý chí nên châm ngôn của ý chí cũng phải tự do, chỉ như vậy mới là hành vi đạo đức. Đạo đức, hiểu theo nghĩa hoàn bị, là không lấy chủ quan (vị kỉ) làm nền tảng. Vì vậy, Kant đã khuyên chúng ta nên hành động theo nguyên tắc của sự ban bố quy luật phổ biến. Muốn như vậy thì ý chí luôn luôn đặt ra nghi vấn cho tính khả thi của châm ngôn. Tức là, châm ngôn này có giá trị trong phạm trù chủ quan hay khách quan? Ý chí phải luôn suy tưởng trong tình trạng độc lập với mọi điều kiện thường nghiệm – ý chí thuần tuý. Quy luật phổ biến là không dựa hay vay mượn từ bất kì ý chí ngoại tại nào (áp lực của tha nhânđặt để).
“Lý tính thuần tuý là thực hành do tự nơi chính mình và mang lại (cho con người) một quy luật phổ biến được ta gọi là quy luật luân lý.[32, 59]
53
Đối với những hành vi hằng ngày, nếu ta có những hành vi tốt thì thường tự cho rằng đó là ta đã có đạo đức. Nhưng không, như vậy, theo Kant, chúng ta đã rất hàm hồ khi đánh giá như thế. Vì sao? Vì ta lầm lẫnđánh đồng các động cơ khiến ta hành động. Ở đây, Kant chia động cơ này thành hai, là theo bổn phận và vì bổn phận (nghĩa vụ). Theo bổn phận là hành động theo giác tính, tức là hành động vì sợ dư luận, vì theo ý người khác, sợ quyền lợi của mình có thể mất. Vì bổn phận là lý tính phán xét rõ ràng và kiên định rằng mình phải làm, vì nếu mình không làm thì mình vi phạm các phạm trù đạo đức, lương tâm sẽ cắn rứt, và ta tự ý thức rằng không làm như thế liệu mình có xứng đáng là “người” không? Như vậy, với Kant, đạo đức chính sự toàn hảo về ý chí tự do hành động vì bổn phận. Lý tính thuần tuýchỉ thành quy luật luân lý khi đạt được cột mốc ấy. Tuy nhiên, theo Kant, con người chỉ đạt được lý tính thực hành hữu tận chứ không thể vô tận. Mọi sự cố gắng của con người là muốn đạt đến những cấp độ cao dần hướng đến đạo đức toàn hảo, và những cấp độ đạt được gọi là đức hạnh. Vì sao? Vì bản chất vị kỉ vi tế của con người là rất khó trừ hết, và chúng ta, Kant cảnh báo, hãy dè chừng với những ý nghĩ tự cho đã đạt đượcđạo đức toàn hảo – một nguyên nhân làm trương phình chủ nghĩa cá nhân. Kant phân định:
“Châm ngôn của lòng yêu chính mình (sự khôn ngoan) chỉ khuyên bảo ta; còn quy luật của luân lý ban mệnh lệnh cho ta. Ở đây, ta thấy có một sự khác biệt lớn giữa những gì khuyên ta nên làm với những gì ta có bổn phận phải làm.[32, 65]
Châm ngôn của lòng yêu chính mình là thường nghiệm, nó khuyên ta hãy làm theo bổn phận. Giác tính sẽ đặt ra viễn ảnh tốt đẹp lợi ích cho cá nhân. Tình huống này nếu ý chí tuân phục theo, Kant nói ý chí này đã bị tính nguyên tắc ngoại trị. Ngoại trị tức là sự sai sử với động cơ rằng làmđiều này ta sẽ đạt được một điều ích lợi khác. Trong trường hợp này, ý chí không tự mang lại quy luật cho chính mình, mà chỉ đưa ra được “điều lệnh”để làm theo quy luật “sinh lí” (sự ham muốn)
54
một cách khôn ngoan, hợp lí. Và châm ngôn, trong trường hợp này không thể chứa đựng được hình thức ban bố quy luật phổ biến, không chỉ không tạo ra được động cơ vì bổn phận, mà trái lại nó còn đối lập với nguyên tắc lý tính thuần tuý thực hành. Do vậy, nó cũng đối lập luôn với luân lý, dù những hành vi nảy sinh từ ý chí này có phù hợp với quy luật đến mấy đi nữa. Ngược lại, khi ý chí không quyết tâm hành động khi có sự dẫn dắt của lý tính thì ý chí đó có tínhnguyên tắc tự trị. Nếu dựa trên nguyên tắc tự trị của ý chí thì dù một người bình thường cũng có khả năng thực hiện hành động mà không chút ngần ngại. Nhưng một khi ý chí bị ngoại trị thì người đó phải dò dẫm rất lâu trong đêm tối tâm trí để tìm đường trở về với đạo đức. Những người có sẵn sự tự trị của ý chí thì họ nhanh chóng thích nghi với các quy luật luân lý (đạo đức) và quy luật luân lý này ban mệnh lệnh bắt buộc họ phải tuân theo. Nếu luân lý với vai trò không phải như vai trò khách quan ra mệnh lệnh và người ấy không phải thuộc hàng “uyên bác” các quy luật luân lý thì họ cũng không hành động trái với luân lý, hễ họ muốn làm thì họ sẽ làm được.
[32, 66] Điều này minh chứng rất rõ rằng dù là nhà khoa học, bác học nếu ý chí ngoại trị thì vẫn quyết định đi theo kẻ trái đạo đức. Chẳng hạn, trong chiến tranh thế giới thứ nhất và hai, nhiều nhà bác học vẫn theo phe Phát-xít hoặcĐồng minh để chế tạo ra những vũ khí có tính huỷ diệt lớn để tiêu diệt đồng loại của họ.
Ở trên, chúng ta đã bàn qua các quy luật của lý tính thuần tuý thực hành, nó cũng là quy tắc đạo đức, bây giờ ta tìm hiểu khái niệm về “một đối tượng” của lý tính thuần tuý thực hành. Kant đã phát biểu “Tôi hiểu khái niệm về một đối tượngcủa lý tính thực hành là sự hình dung về một đối tượng như là về một kết quả có thể tạo ra bởi sự tự do”.[32, 107]
Chúng ta cần phải phân biệt ba khái niệm: lý tính thuần tuý, lý tính thực hành và lý tính thuần tuý thực hành.