Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ
4.3. Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan
4.3.4. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh và các hội đoàn thể
Thực tiễn cho thấy, nơi nào được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao thì nơi đó chất lƣợng tín dụng chính sách đƣợc nâng cao và đạt kết quả tốt, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nhân dân phấn khởi tin tưởng và đồng tình ủng hộ; ngược lại nơi nào có chính quyền địa phương đặc biệt là cấp xã thiếu quan tâm, chỉ đạo, có biểu hiện phó thác việc thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi cho NHCSXH các tổ chức hội, đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn, nơi đó chất lƣợng tín dụng chính sách trở nêu yếu kém, nợ quá hạn cao, đời sống hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác gặp khó khăn, an sinh xã hội chƣa đƣợc bảo đảm, nhân dân bất bình. Để thực hiện tốt chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nước trong thời gian tới, chính quyền địa phương các cấp cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động NHCSXH.
Một là, đưa việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự có liên quan ở địa phương, ra nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hai là, phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Ba là, huy động nguồn lực chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án liên quan đến tín dụng dành cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội ở địa phương; hàng năm, trích nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay trên địa bàn theo cơ chế, chính sách ưu đãi của địa phương.
Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý, thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và hoạt động của NHCSXH.
Năm là, tích cực chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, bị chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn từ 2% trở lên thì thành lập Ban chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách và triển khai thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo (tại các cấp xã, thành lập tổ đôn đốc thu hồi nợ khó đòi).
Sáu là, tổ chức điều tra quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác; chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cần nghèo và các đối tƣợng chính sách khác để có căn cứ xác định đối tƣợng cho vay vốn NHCSXH; liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tƣợng chính sách trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tƣợng, phát huy hiệu quả, người vay trả nợ ngân hàng; nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.
Quan tâm chỉ đạo thành lập và kiện toàn ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội các cấp. Đôn đốc và tạo điều kiện để các thành viên trong ban đại diện Hội đồng quản trị phát huy vai trò cá nhân, vai trò của ngành của tổ chức mình hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ của NHCSXH cùng cấp.
Nâng cao vai trò của Ban xóa đói giảm nghèo và các tổ chức tương hỗ, hình thành các tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là ngân hàng của chính tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ đƣợc giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp tiến hành củng cố, đào tạo, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức hội, đoàn thể cơ sở và tổ tiết kiệm vay vốn trong việc thực hiện dịch vụ ủy thác đối với NHCSXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/