Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.4. Về hướng tiếp cận của đề tài và các phương pháp nghiên cứu
Thứ nhất, hướng tiếp cận của luận án là phân tích và đánh giá toàn diện các vấn đề từ thể chế, thiết chế đến những thực tiễn xây dựng và thực thi pháp luật về cho thuê đất.
Thứ hai, các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài luận án là lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nướcvà pháp quyền;
đặc biệt là tư tưởng thượng tôn pháp luật của Bác Hồ.
Cùng với cơ sở phương pháp luận nêu trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phép biện chứng duy vật xem xét, tìm hiểu nguồn gốc, bản chất sự vật đặt trong sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng, đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; đồng thời, kế thừa, tiếp thu có chọn lọc lý thuyết về vật quyền trong lĩnh vực đất đai của các nhà khoa học trong và ngoài nước làm căn cứ khoa học cho việc nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở lý luận có vai trò to lớn trong việc xác định phương hướng, phương thức thực hiện, cụ thể hóa nội dung tư tưởng nêu trên vào thực tiễn áp dụng pháp luật.
Đây chính là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt luận án, là chỗ dựa phương pháp luận mà luận án làm căn cứ xem xét sự vật, hiện tượng đang diễn ra.
Trên cơ sở đó, luận án giải quyết các vấn đề cụ thể để tổng hợp, đánh giá kết quả … làm tiêu chí đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho thuê đất.
29
Từ đó, chủ thuyết làm nền tảng và xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án là trên cơ sở nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nghiên cứu, tìm kiếm và thiết kế cho được một chế độ pháp lý về đất đai dân chủ, công khai, minh bạch, có trách nhiệm giải trình cao nhằm một mặt bảo đảm quyền tiếp cận đất đai của người sử dụng đất công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch, thuận tiện, an toàn và dung pháp luật đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường; mặt khác, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để Nhà nước thực hiện quản trị đối với đất đai đạt hiệu quả cao, chống được tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đất đai. Đồng thời, đề cao ý nghĩa, vai trò của pháp luật về cho thuê đất ở Việt Nam.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Pháp luật về thuê đất là lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng tới vấn đề chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước và tới đời sống của người dân.
Hiện nay, đa số các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến lĩnh vực cho thuê đất và coi đó là một trong những hình thức để Nhà nước phân bổ đất đai nhằm quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, hình thức cho thuê đất được quy định trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành với tư cách đất đai là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia, do Nhà nước thống nhất quản lý và là chủ sở hữu đại diện. Pháp luật về thuê đất là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu không chỉ của giới luật học mà còn của các ngành và lĩnh vực khác ở nước ta như: địa chính, tài nguyên, môi trường, kinh tế.
Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu, bài viết trong nước liên quan trực tiếp hoặc có liên quan đến đề tài nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học, báo cáo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sĩ, thạc sĩ được bảo vệ, các cuốn sách được xuất bản hoặc đăng tài trên các trang thông tin điện tử. Nhóm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài bao gồm: các công trình nghiên cứu của ngành tài nguyên, môi trường, địa chính, kinh tế; các công trình nghiên cứu của luật học nghiên cứu pháp luật về thuê đất. Các nghiên cứu quy định của pháp luật về thuê đất mang tính chuyên sâu ở nước ta trong khoảng thời gian từ sau Luật Đất đai năm 1988 đến nay dường như không nhiều. Trong một số công trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân trong nước, vấn đề quyền sử dụng đất trong đó có hình thức cho thuê đất ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới có được đề cập tới dưới dạng giới thiệu khái quát, hoặc nghiên cứu, điều tra, khảo sát như: Nghiên cứu về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản tại Việt Nam, nghiên cứu về thực trạng sử dụng đất, về chính sách giao đất, cho thuê đất…
31
Các công trình ít nhiều đã bàn luận và đưa ra được những đánh giá, kiến nghị có giá trị. Tuy nhiên ở mức độ của bài viết, bài báo, luận văn thạc sĩ, đề tài cũng mới chỉ đề cập một cách chung chung hoặc một phạm vi nhỏ của pháp luật về thuê đất mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống về những vấn đề pháp lý của quan hệ thuê đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất.
32