1. Tác động tích cực
Việt Nam đang là nước hội nhập sâu rộng trong một hệ thống thương mại toàn cầu có tính phụ thuộc lẫn nhau rất cao. Và khi chiến tranh thương mại xảy ra, nó có hại cho các bên tuyên chiến hơn là có lợi. Những hậu quả của chiến tranh thương mại bám rễ rất sâu và có khả năng lan ra các khu vực khác trên thế giới. Một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới chắc chắn không phải là tin tốt cho Việt Nam, một quốc gia đang hội nhập tích cực vào nền kinh tế toàn cầu và đang gắn mình với một hệ thống thương mại toàn cầu tự do mới. Tuy nhiên ta vẫn có thể chỉ ra điểm tích cực trong việc tác động đến Việt Nam của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Thứ nhất, xuất hiện những cơ hội mới: Cuộc chiến này có thể sẽ giúp Việt Nam gia tăng quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà chi phí nhân công và các ưu đãi về thuế đang mất dần.
Thứ hai, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ giảm một cách tất yếu, và điều này đồng nghĩa sẽ có khoảng trống cần được lấp. Việt Nam hoàn toàn có thể lấp vào chỗ trống đó. Xung đột
thương mại Hoa Kỳ – Trung Quốc leo thang sẽ để ngỏ cho Việt Nam cơ hội gia tăng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Mỹ cấm cửa với hàng hóa máy móc, thiết bị điện tử, công nghệ cao của Trung Quốc nhưng nhu cầu tiêu thụ của người Mỹ vẫn còn. Các chuyên gia tại Deutsche Bank Hong Kong dự đoán xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng khoảng 1,7%. Vấn đề đặt ra là làm sao Việt Nam phải thay thế được một phần vào sự thiếu hụt đó. Muốn vậy, trước tiên hàng hóa Việt Nam phải bị chịu mức thuế thấp hơn hàng Trung Quốc, đồng thời hàng hóa phải thực sự có chất lượng.
Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 10 tháng, giai đoạn 2011-2018
Đơn vị: Tỷ USD
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 0
5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000
U.S. trade in goods with Vietnam 2008-2018
Exports Imports
millions of U.S. dollars
Nguồn: Tổng cục hải quan
Biểu đồ 3: Cán cân thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ một số thị trường khác giai đoạn 2009-2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
2. Tác động tiêu cực
Như đã nói ở trên, chiến tranh thương mại xảy ra tác động tới Việt Nam tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Ta có thể chỉ ra một số điểm tiêu cực như sau:
Thứ nhất, về ngắn hạn, Tổng Cục trưởng Cục Thống kê cho rằng với quy mô không mở rộng, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất ít. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu cuộc chiến tranh thương mại này kéo dài và mở rộng với nhiều chủng loại hàng hóa sẽ tác động lớn tới Việt Nam, bởi Việt Nam cũng đang tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thứ hai, Việt Nam là nước đứng thứ 12 về quy mô xuất khẩu, thứ 5 về quy mô thương mại với Hoa Kỳ. Với chiều hướng và chính sách gia tăng bảo hộ của Mỹ hiện nay, rủi ro lớn nhất với Việt Nam là Mỹ sẽ đưa ra các rào cản về thuế, về kỹ thuật đối với các nước đang có thặng dư thương mại với Mỹ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ như dệt may, điện tử, điện thoại…
có thể là đối tượng bị nhắm đến.
Thứ ba, xung đột thương mại Mỹ - Trung sẽ đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các nhà đầu tư, trong đó có cả nhà đầu tư Trung Quốc sẽ không còn ở Trung Quốc nữa mà chuyển vốn đầu tư sang nước khác, trong đó có Việt Nam. Điểm không thuận lợi là những dự án đầu công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường, những dự án có quy mô nhỏ sẽ dịch chuyển từ Trung Quốc. Hiện nay quy mô dự án FDI vào Việt Nam có quy mô ngày càng nhỏ, nhiều dự án vốn đầu tư khoảng 1 triệu USD.
Thứ tư, môi trường tài chính tiền tệ sẽ có những diễn biến không thuận lợi, dòng vốn đầu tư sẽ đảo chiều, thay đổi, tạo ra những rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam.
Thứ năm, một số nước lớn như Trung Quốc sẽ đẩy mạnh liên kết song phương và khu vực để tập hợp lực lượng nhằm giảm thiểu tác động của xung đột. Vì thế, Việt Nam cũng phải tính toán, để có đủ điều kiện về kỹ thuật, về năng lực thì mới tham gia được cuộc chơi này.
3. Giải pháp để Việt Nam phát huy mặt tích cực và hạn chế tiêu cực
Trước những diễn biến xung đột thương mại nêu trên, việc tìm giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực là vấn đề đang đặt ra với Việt Nam.
3.1. Các giải pháp tầm vĩ mô
Thứ nhất, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần theo sát diễn biến của các xung đột thương mại, tiếp đó là xây dựng các kịch bản khác nhau nếu chiến tranh thương mại xảy ra.
Đồng thời, tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa.
Thứ hai, đẩy mạnh thông tin, xúc tiến thương mại, định hướng cho doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là với các thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do như Liên minh châu Âu.
Thứ ba, chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp
“chiến tranh thương mại” lan rộng. Ngoài ra, cũng cần sớm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng vệ để ngăn chặn các sản phẩm hàng hóa từ Trung Quốc có thể sẽ tràn vào Việt Nam.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu ở các cửa khẩu, hải quan, sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa.
Thứ năm, việc hạ giá tiền đồng có thể giúp xuất khẩu nhưng cũng sẽ làm tăng lạm phát và tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Do vậy, cần cân nhắc, tính toán cụ thể, kỹ lưỡng và lựa chọn thời điểm thích hợp trong điều chỉnh tỷ giá.
Thứ sáu, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành Công Thương.
Thứ bảy, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu sâu và đưa ra cảnh báo sớm về thị trường Trung Quốc và Mỹ nhằm nắm bắt kịp thời những động thái có thể xảy ra, cụ thể như: Áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa, gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam…
3.2. Các giải pháp tầm vi mô
Bên cạnh các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp thách thức không nhỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của cả 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới những vấn đề sau:
Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông tin, thông báo về “các xung đột thương mại” giữa Mỹ và các nước, nhất là với Trung Quốc; Cập nhật đầy đủ danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như diễn biến điều chỉnh tỷ giá của cả đồng USD và NDT để có phản ứng kịp thời.
Thứ hai, khẩn trương tìm hiểu thị trường cả Mỹ và Trung Quốc, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhập khẩu, hay danh mục hàng hóa mà Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ để tìm cơ hội đa dạng hoá, mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu vào hai thị trường này.
Thứ ba, nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc và Mỹ có thể tăng cường nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ngược lại xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc bị hạn chế để có cách thức ứng phó và kiểm soát.
Thứ tư, đối với thị trường Trung Quốc, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp nước này để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định; Phát triển hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc; Thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu để thay đổi sang phương thức xuất khẩu chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại, để ổn định và phát triển xuất khẩu bền vững.
Thứ năm, cần có sự chuẩn bị và đưa ra biện pháp ứng phó bị kịp thời trước khả năng sử dụng các rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính của Mỹ và Trung Quốc nhằm hạn nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp…
4. Nhận xét chung:
Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất... Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ, tiêu biểu là các mặt hàng sắt thép, đồ gỗ nội thât. Nếu để điều này xảy ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng “vạ lây” khi Mỹ tiến hành áp thuế trừng phạt.
Tài liệu tham khảo: