1.Vịt Bắc Kinh

Một phần của tài liệu các động vật nuôi trong nhà đặc điểm sinh lý (Trang 33 - 36)

Vịt Bắc Kinh: Là giống vịt chuyên dụng thịt cao sản ở Vn.Vịt Bắc Kinh được nhập đợt đầu tiên năm 1960,sau đó năm 1987 lại nhập từ CHDC Đức.Vịt Bắc Kinh có thân hình gần như thẳng đứng,đầu to tròn,má phụng mỏ ngắn,chân mập khỏe.Vịt có khả năng kiếm mồi tương đối tốt ,lớn nhanh,cơ bắp phát triển tốt,da vàng.Vịt Bắc Kinh ở VN có năng suất thịt tương đối cao.Khối lượng cơ thể lúc 2 tháng tuổi đạt 2 – 2,2 kg.Thức ăn tiêu tốn để đạt 1 kg thịt hơi là 3,3 – 3,5 kg.Sản lượn trứng khá 140 – 150

quả/mái/năm.Hiện nay vịt Bắc Kinh được nuôi ở một số vùng để sản xuất vịt thương phẩm nuôi lấy thịt và lai tạo với vịt địa phương để sản xuất vịt lai nuôi lấy thịt.

2.Vịt cỏ

Vịt cỏ: Là Giống vịt nội được nuôi phổ biến khắp cả nước. Đặc điểm ngoại hình: Đầu thanh, cổ dài, mắt sáng tinh nhanh. Mỏ dài và dẹt, con cái mỏ màu vàng, con đực màu xanh lá cây nhạt hoặc vàng. Vịt có nhiều màu lông khác nhau. Vịt có nhiều màu lông khác nhau, màu cánh sẽ sẫm chiếm đại đa số. Ngoài ra còn có màu trắng tuyền, màu cánh sẻ nhạt hoặc xám đá. Tầm vóc nhỏ bé, khả năng sản xuất thịt thấp, 75 ngày tuổi chỉ đạt xấp xỉ 1kg, năng suất trứng 160 – 220 quả/mái/năm. Vịt cỏ chịu đựng kham khổ tốt, kiếm mồi giỏi, thích hợp với phương thức nuôi chăn thả truyền thống ở Việt Nam. Mục đích nuôi để lấy trứng.

3.Vịt bầu

Vịt bầu: Là giống Vịt nội có nguồn gốc ở vùng chợ Bến (Hoà Bình) và vùng Phủ Quì (Nghệ An). Được nuôi khá rộng rãi ở miền Bắc. Đặc điểm ngoại hình: Vịt bầu có đầu hơi to, cổ dài trung bình, mỏ màu vàng, con đực mỏ màu xanh lá cây, lông cổ màu xanh biếc. Mình dài, rộng, bụng sâu. Đùi to và dài trung bình, chân vàng, một số có đốm nâu đen. Ngoại hình hướng thịt. Dáng đi lạch bạch, lúc lắc sang hai bên. Vịt nuôi 60 ngày tuổi đạt 1,6 – 1,8 kg.

Một phần của tài liệu các động vật nuôi trong nhà đặc điểm sinh lý (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w