Công nghệ truyền tải dữ liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến trúc hệ thống media LBS (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.5. Công nghệ truyền tải dữ liệu

WAP (Wireless Application Protocol) là một bộ giao thức đƣợc phát triển cho các ứng dụng di động. Từ khi WAP bắt đầu phổ biến vào năm 1999, các nhà cung cấp dịch vụ đã bắt đầu cung cấp khả năng truy cập nội dung số trên thiết bị di động, đi kèm với đó là các dịch vụ tiện ích nhƣ internet, email, nhạc chuông.

WAP có thể được dùng để đưa nội dung đến với người dùng một cách chủ động (WAP push) mà không cần người dùng yêu cầu. Ban đầu WAP còn đi kèm với WML, một ngôn ngữ markup tương tự như HTML nhưng được thiết kế cho ứng dụng di động (đòi hỏi năng lực xử lý, bộ nhớ ít hơn v.v…).

GPRS (General Packet Radio Service) là cải tiến cho các mạng GSM, tối ƣu hóa việc truyền dữ liệu theo dạng packet để tăng tốc độ truy cập. GPRS có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thể giúp thiết bị di động sử dụng giao thức IP (Internet Protocol), PPP (Point to Point Protocol) và X.25. GPRS thế hệ đầu có thể đạt tốc độ download 60kbit/s và upload 40kbit/s. GPRS là bước đệm từ hệ thống điện thoại 2G lên 3G, cung cấp cho người dùng khả năng liên lạc với các hệ thống máy tính mọi lúc, mọi nơi.

EDGE (Enhanced Data rates for GSM Evolution) là một cải tiến nữa của GPRS, đƣợc coi là một phần của công nghệ cận 3G (2.75G). EDGE nâng tốc độ download tối đa lên 236kbit/s và upload tối đa lên 118kbit/s tùy theo cấu hình.

EDGE mở ra khả năng cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trên di động: giờ đây tốc độ download đã đủ nhanh để triển khai các ứng dụng cần nhiều bandwitdth nhƣ video streaming, truyền hình, video call và nhiều ứng dụng khác.

3G (Third Generation Technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền cả dữ liệu thoại và dữ liệu ngoài thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh... ).

Trong số các dịch vụ của 3G thì điện thoại video thường được biết đến nhiều nhất, là ứng dụng rõ nhất ƣu điểm của 3G so với GSM (2G) và các dịch vụ khác của 3G nhƣ: Mobile internet, live tivi (tivi trực tiếp trên điện thoại). Công nghệ 3G đƣợc nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua là UMTS (Universal Mobile Telecommunications System), phát triển trực tiếp từ GSM, tốc độ truyền khoảng 1.920 kbit/s, hỗ trợ khách hàng tải nhạc, video, hội thảo nhóm.

Cả WAP, GPRS, EDGE và 3G đều có điểm chung là gắn liền với mạng di động, từ đó có tầm hoạt động rộng, phù hợp để cung cấp LBS ở mọi nơi. Tuy nhiên chất lƣợng dịch vụ của các giao thức này vẫn phụ thuộc vào nhà cung cấp và một số yếu tố vật lý nhƣ tốc độ di chuyển, khoảng cách tới trạm phát v.v…

1.5.2. Bluetooth / Wifi / WiMax

Bluetooth là chuẩn kết nối không dây tầm ngắn, thiết kế cho các kết nối thiết bị cá nhân hay mạng cục bộ nhỏ, trong phạm vi băng tần từ 2,4 đến 2,485 GHz. Bluetooth đƣợc thiết kế hoạt động trên 79 tần số đơn lẻ. Khi kết nối, nó sẽ tự động tìm ra tần số tương thích để di chuyển đến thiết bị cần kết nối trong khu vực nhằm đảm bảo sự liên tục. Về tầm phủ sóng, bluetooth có 3 class: class 1 có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công suất 100mW với tầm phủ sóng gần 100m; class 2 có công suất 2,5mW, tầm phủ sóng khoảng 10m; và class 3 là 1mW với tầm phủ sóng khoảng 5m.

Wifi là chuẩn truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến với tốc độ tương đối cao (54 Mbps và lên đến khoảng 150 Mbps với công nghệ của các nhà sản xuất độc lập), có tầm hoạt động tương đối (tử vài chục đến vài trăm mét). Wifi được tích hợp trong một số thiết bị di động cao cấp để cho phép người dùng lựa chọn phương thức kết nối: nhanh, rẻ nhưng có tầm hoạt động hạn chế của Wifi và dịch vụ internet di động của nhà cung cấp dịch vụ - thường chậm hơn và đắt hơn. Wifi không đƣợc thiết kế để tiết kiệm năng lƣợng nên thiết bị di động thường không thể duy trì hoạt động lâu khi kết nối Wifi.

WiMax là một phương thức truyền tải qua vô tuyến khác có tầm phủ sóng tốt (vài km) tuy nhiên đánh đổi bằng tốc độ (Tối đa 3 Mbps với công nghệ hiện tại, 144 Mbps trên lý thuyết). WiMax đã đƣợc hoạch định làm một phần của công nghệ 4G; tuy nhiên hiện nay WiMax vẫn chƣa đƣợc đón nhận rộng rãi vì các vấn đề kỹ thuật (chưa có tần số chuẩn và chuẩn chưa được hoàn thiện).

Với LBS, bluetooth và wifi có thể đƣợc kết hợp để cung cấp dịch vụ trong một vùng nào đó. Cả hai đều có ƣu điểm là tốc độ khá nhanh nhƣng lại bị hạn chế ở tầm hoạt động; trong khi WiMax có tầm hoạt động lớn nhƣng vẫn chƣa phổ biến.

1.5.3. Truyền thông vệ tinh

Đƣợc phát triển chủ yếu để cung cấp dịch vụ thoại, các dịch vụ viễn thông trên vệ tinh dần dần đƣợc mở rộng để bao gồm cả dịch vụ dữ liệu, truyền hình và radio. Vệ tinh có thể đƣợc dùng để truy cập internet ngay cả ở những vùng hẻo lánh, không có bất kì loại trạm thu phát nào. Mỗi vệ tinh có thể cung cấp dung lượng khoảng 40 Mbps cho vài ngàn người sử dụng, tuy nhiên mỗi người dùng chỉ có tốc độ khoảng 20 kbps.

Sở dĩ tốc độ chậm vì khoảng cách từ mặt đất tới vệ tinh là khá lớn, hơn nữa tín hiệu truyền đi với vận tốc ảnh sáng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch đồng hồ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của thiết bị cho và nhận, ngoài ra chất lượng tín hiệu cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết.

Sử dụng vệ tinh thường có giá khá đắt, bao gồm cả chi phí trang thiết bị (chảo thu, bộ giải mã) và chi phí duy trì (thuê bao tháng).

Tuy có nhiều khuyết điểm và không thông dụng nhƣng vệ tinh có thể là lựa chọn duy nhất khi cần trao đổi dữ liệu ở một vùng hẻo lánh (chẳng hạn như dữ liệu đo đạc, khảo sát).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến trúc hệ thống media LBS (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)