1.3. Công nghệ cán ép mex
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán ép mex
1.3.2.1. Vật liệu sản xuất mex
a. Vải không dệt dùng làm mex [11]
Có rất nhiều công nghệ khác nhau để sản xuất vải không dệt. Nhưng loại phổ biến nhất vẫn là phương pháp tạo các xơ xếp ngẫu nhiên không theo một quy luật nào. Chính cách tạo xơ này làm cho vải có độ ổn định theo nhiều hướng và không bị xiên lệch theo bất cứ hướng nào, sự co giãn của vải theo các hướng như nhau. Đây là đặc điểm rất quan trọng trong việc sản xuất quần áo. Thông thường, lớp vải ngoài thường là vải dệt thoi, khi kéo vải theo hướng chéo thì vải có độ ổn định cao. Độ bền của vải không dệt cũng phải đạt được một giá trị nhất định theo các hướng dọc, hướng ngang, hướng chéo.
Những khó khăn trên cho thấy chỉ nên dính lớp mex ở tại các vị trí nhỏ cần thiết như: cửa tay, cổ áo, nẹp áo, cạp quần, cơi túi, ....
- Tùy vào yêu cầu của sản phẩm ta có thể tạo ra vải không dệt theo các cách khác nhau phù hợp với yêu cầu.Ví dụ:
- Để tạo sự ổn định theo hướng chéo của sản phẩm, xếp các xơ của vải không dệt theo hướng chéo.
- Tương tự, để tăng độ ổn định theo chiều dọc, cũng có thể dính vải không dệt theo hướng dọc.
- Có thể sắp xếp các xơ để tạo ra vải không dệt có độ ổn định theo chiều dài nhưng lại có độ đàn hồi lớn theo chiều khổ vải (chiều ngang).
Ví dụ: tạo vải không dệt có những đường rãnh nhỏ theo chiều dọc với một cự ly nhất định, lúc này vải có độ đàn hồi theo chiều ngang.
Muốn khối lượng g/m2 thấp, lớp vải nền không dệt là ép lên vải hay may lên lớp vải ngoài, chỉ cần giảm trọng lượng g/m2 nhỏ so với vải lót từ vải dệt thoi hoặc vải dệt kim nhưng chúng vẫn có tác dụng tương tự. Sự phát triển lớp lót không dệt rất phù hợp với xu hướng thời trang hiện nay là tiện dụng, nhẹ nhàng và dễ bảo quản.
Vải không dệt được làm từ các loại xơ và các chất kết dính nên chúng có thể bị co khi gặp các tác động như: sức nóng, hơi nước, giặt khô,.... Chúng có
thể co theo các hướng khác nhau, nhưng phải phù hợp với lớp vải ngoài. Độ co nhiệt là yếu tố quan trọng đối với loại mex dính. Những nghiên cứu gần đây nhằm vào việc tạo ra những vải lót thích ứng với giặt ướt và giặt khô.
Lót không dệt cho quần áo may mặc có độ thông thoáng cao. Ở vải dệt, việc truyền hơi ẩm chủ yếu xảy ra trên bề mặt sợi, đối với vải không dệt do được tạo thành từ những xơ riêng biệt có thể truyền không khí và hơi ẩm qua nó. Từ đó tạo ra một vùng vi khí hậu khô ráo giữa quần áo và cơ thể, đem lại sự thoải mái cho người mặc.
Khả năng giữ nhiệt của lớp lót vải không dệt rất tốt (95 - 98% không khí được giữ lại), chỉ số này rất cao so với các loại vải dệt.
Vải không dệt được sản xuất phù hợp với sự định hình trên các thiết bị ép chuyên dùng trong nhà máy may.
Tóm lại, có thể nói rằng vải không dệt được sử dụng ngày càng nhiều trong công nghiệp may mặc. Nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, định hướng của sản phẩm và lợi nhuận trong các nhà máy.
b. Vải dệt thoi dùng làm mex [7], [12]
Các loại vải dệt thoi được sử dụng nhiều hơn cho công nghệ tráng phủ.
Có nhiều loại vải thích hợp cho công nghệ này, chúng khác nhau về kiểu dệt, thành phần sợi. Các loại mặt hàng vải dệt từ sợi xtapen và sợi filament đều được dùng làm vải nền để tráng phủ, mỗi loại vải này đều có những ưu và nhược điểm riêng. Điều kiện trước tiên là phải cân nhắc khi lựa chọn vải nền và khả năng bám dính nhựa của nó.
Khi dùng vải dệt thoi làm lớp nền của mex thì yêu cầu có độ bền cao, muốn nâng cao chất lượng vải nền, chủ yếu là nâng cao chất lượng của nguyên liệu xơ, mà hiện nay xơ nhân tạo đang có một tầm quan trọng đặc biệt trong các nguồn nguyên liệu dùng cho tráng phủ.
Thành phần cấu tạo của vải dệt thoi là sợi, sợi để dệt có thể thuần nhất một loại nguyên liệu hay nhiều loại nguyên liệu pha với nhau. Sợi polyeste, visco, len, Acrylic được sử dụng để dệt ở một số nhà máy của ta hiện nay.
Vải dệt thoi giữ một tỷ lệ cao không thể thay thế trong cơ cấu mặt hàng của ngành dệt. Về nguyên liệu thì các mặt hàng phổ biến được dệt từ sợi cotton 100%, sợi polyeste và các loại sợi tổng hợp, sợi pha khác, ....
Những đặc trưng chủ yếu về cấu tạo vải dệt thoi là: chi số sợi, kiểu dệt, mật độ, độ chứa đầy của vải, pha cấu tạo, mặt tiếp xúc, đặc trưng bề mặt vải.
Những đặc trưng trên đây chủ yếu xác định kích thước, hình dạng, quan hệ phân bố và sự liên kết giữa các sợi trong vải.
Chi số sợi: là đặc trưng cấu tạo gián tiếp xác định kích thước ngang của sợi, ảnh hưởng đến sự phân bố sợi trong quá trình dệt và mức độ chứa đầy của xơ, sợi trong vải.
Trong vải dệt thoi, đường dệt của sợi trong vải đặc trưng bằng quan hệ tương hỗ giữa hai hệ thống sợi dọc và sợi ngang đan với nhau tạo nên kiểu dệt. Đặc trưng này không những ảnh hưởng đến hình dạng bề ngoài mà còn ảnh hưởng đển tính chất của vải.
Độ chứa đầy ảnh hưởng đến nhiều tính chất của vải, độ chứa đầy nhỏ vải sẽ mềm mại, dễ uốn, làm tăng tính chất thẩm thấu không khí và tính dẫn nhiệt của vải. Ngược lại, khi tăng độ chứa đầy của vải sẽ làm tăng liên kết giữa xơ và sợi, làm tăng khối lượng và độ bền của vải, nhưng đồng thời làm giảm tính chất thẩm thấu không khí và tính dẫn nhiệt của vải. Tính toán độ chứa đầy phù hợp với việc sử dụng vải trong thực tế, cũng như phù hợp với thời tiết theo mùa.
c. Nhựa keo
Mỗi loại keo có tính chất vật lý khác nhau, dẫn đến chất lượng mối liên kết giữa mex và vải cũng khác nhau. Độ bền của chất liên kết ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm. Chất liên kết bền cho sản phẩm bền. Tuy nhiên, keo có độ bền cao thường lại có độ cứng cao, do đó làm cho sản phẩm cũng bị cứng.
Các loại keo nhiệt dẻo thường dùng để phủ lên vải đế là:
- Polyvinylclorid (PVC): PVC tan chảy ở nhiệt độ 125-1300C. Nhiệt độ ép dán 1500C. Đối với vật liệu này không dán được với áp suất cao, vì có thể
làm hỏng chi tiết hoặc làm lớp keo chảy sang mặt phải của sản phẩm. Sau khi được tẩy hấp bằng chất hóa học, sản phẩm may có xử lý PVC sẽ thấy khô cứng. PVC không bền dưới tác dụng của dung môi và quá trình giặt, do đó nó được dùng cho các sản phẩm không giặt thường xuyên [8].
- Polyamid (PA): Nhiệt độ nóng chảy 130 - 1400C, độ bám dính tốt, không tan trong xăng và nước nhưng dưới tác dụng của nước nóng bị trương nở làm vật liệu tách ra từng lớp. Keo sử dụng tốt trong sản phẩm tẩy hấp bằng chất hóa học nhưng lại dễ biến dạng khi giặt, ở nhiệt độ giặt 40 - 600C bị co dúm, sau khi giặt và phơi trực tiếp ngoài ánh nắng sẽ kém bền và bị vàng [8].
- Polyetylen (PE): Có nhiệt độ nóng chảy 1150C nên có thể dùng bàn ủi nhiệt để ép dán. Loại vật liệu keo này kém chất lượng hơn so với hai loại kể trên, không bền trong môi trường hóa học, nhưng chịu đựng tốt trong môi trường nước [8].
Vật liệu vải có tính phân cực thấp (vật liệu tự nhiên) thì sử dụng keo có tính phân cực thấp, vật liệu vải có tính phân cực cao (vật liệu tổng hợp) thì sử dụng keo có tính phân cực cao.
Tính phân cực keo càng cao thì độ bền của mối liên kết càng cao. Để tăng độ bền kết dính của keo người ta tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, bằng cách tạo độ nhám cho vải hoặc tăng kết cấu lỗ cho vải.
Bề dày lớp keo càng nhỏ thì độ bền của mối liên kết càng tăng, nhưng với điều kiện lớp keo phải phủ đầy trên bề mặt vật liệu. Bề dày lớp keo phụ thuộc vào bản chất hóa học, tính chất lưu biến (độ nhớt), độ đậm đặc và áp lực ép khi dán keo mật độ các hạt keo trên bề mặt vải đế càng dày thì mối liên kết giữa mex và vải càng tăng [6].