CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Xác định độ giãn đàn hồi của vải dệt kim theo tiêu chuẩn BS 4952 : 92.
- Mẫu thử với kích thước tiêu chuẩn được kéo căng với tốc độ không đổi cho đến khi đạt đến tải trọng 15N. Ghi lại giá trị chiều dài của mẫu tại tải trọng 15N.
Thiết bị và phương tiện thử :
- Máy kéo đứt Testometric M350 – 5kN (Hình 2.1)
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May
- Kéo cắt mẫu.
- Kim gẩy sợi.
- Thước thẳng có khắc vạch đến 1 mm
Hình 2.1. Máy kéo đứt Testometric M350 – 5kN
Chuẩn bị mẫu:
- Từ mẫu vải ban đầu cắt ra 5 mẫu theo chiều dọc và 5 mẫu theo chiều ngang.
- Kích thước mẫu: Chiều rộng 50mm ± 0,5mm, chiều dài 200mm đối với vải thông thường và 100mm x 50mm đối với vải có độ giãn đứt tương đối lớn hơn 75%.
- Đối với mẫu thử là vải dệt kim chiều dài mẫu thử đƣợc cắt song song với cột vòng và chiều rộng song song với hàng vong nhƣ Hình 2.2.
- Thuần hóa mẫu trong điều kiện chuẩn (Độ ẩm R=60±4%, Nhiệt độ T=20±2o) không ít hơn 24 giờ trước khi thử theo tiêu chuẩn TCVN1748-2007.
Hình 2.2. Cách lấy mẫu thử độ giãn đàn hồi
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May
Tiến hành thử:
- Dùng thước thẳng có vạch khắc đến 1mm đo và điều chỉnh khoảng cách giữa hai ngàm kẹp của máy thử độ bền kéo bằng 200mm ± 1mm.
- Đặt tốc độ kéo của máy là 100mm/phút.
- Cố định kẹp trên, đƣa kim chỉ lực và chỉ độ giãn về vạch số 0. Mắc băng mẫu thử vào giữa hai miệng kẹp sao cho mẫu phẳng đều và nằm phẳng chính giữa miệng kẹp. Vặn kẹp trên lại và mắc tạ tạo lực căng ban đầu vào đầu dưới của mẫu. Nới lỏng kẹp trên ra một ít cho lực căng ban đầu tác dụng đều trên mẫu, sau đó vặn chặt lại. Vặn chặt kẹp dưới, mở chốt hãm kẹp trên và cho máy làm việc.
- Nếu băng mẫu thử bị trƣợt hoặc bị kẹp đứt, cho phép dùng miếng đệm phải trùng với mép của miệng kẹp.
- Loại bỏ kết quả thử nếu lực kéo của mẫu đó nhỏ hơn hoặc lớn hơn 15N. Sau khi loại bỏ phải thay thế bằng mẫu thử mới đƣợc cắt ra từ chính mẫu ban đầu của mẫu thử đƣợc loại bỏ đó.
- Thực hiện 5 mẫu thử cho mỗi hướng vải.
Kết quả đƣợc chấp nhận khi:
- Mẫu vải thử đúng kích thước, cắt đúng hướng quy định.
- Chiều dài mẫu đo ở đúng tải trọng quy định (15N).
Tính toán kết quả:
- Kết quả đo độ giãn dọc, giãn ngang đƣợc tính theo công thức
L = (mm) Trong đó: - độ giãn tương đối của mẫu thử (%);
L0 – Chiều dài mẫu ban đầu (mm);
Ls – Chiều dài mẫu vải dưới tác động của tải trọng 15N (mm).
- Kết quả đo độ phục hồi dọc, phục hồi ngang sau 1 phút:
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May
= L1 - L0
Trong đó : - độ phục hồi tương đối của mẫu thử (%) L0 - Chiều dài mẫu ban đầu (mm)
L1- Chiều dài mẫu thử sau khi đƣa ra khỏi máy kéo giãn 1 phút (mm) - Kết quả đo độ phục hồi dọc, phục hồi ngang sau 30 phút:
= L30 - L0
Trong đó : - độ phục hồi tương đối của mẫu thử (%) L0 - Chiều dài mẫu ban đầu (mm)
L30- Chiều dài mẫu thử sau khi đƣa ra khỏi máy kéo giãn 30 phút (mm)
Sau đó lấy giá trị trung bình cộng của các kết quả thử trên các mẫu thử. Khi tính toán, lấy số liệu chính xác đến 0,1%.
b) Xác định các thông số công nghệ của vải thí nghiệm
Xác định độ dày của vải theo ISO 5084 - 1996 : Dùng đĩa ép tiếp xúc vào bề mặt vải, ghi lại thông số đo đƣợc. Sử dụng các mẫu thử có hình tròn có diện tích (10.000 mm2). Mẫu đƣợc chọn ở 5 vị trí khác nhau trên tấm vải.
Xác định khối lƣợng của vải theo ISO 7211/6/84: Cắt mẫu có dạng hình vuông có cạnh là 1m, diện tích 1m2 sau đó cân trên thiết bị điện tử có độ chính xác đến 0,1%.
Xác định mật độ sản phẩm theo TCVN 5794-1994.
Ta xác định bằng số cột vòng hoặc số hàng vòng trong một đơn vị chiều dài.
- Mật độ ngang (Pn) của sản phẩm dệt kim là số cột vòng trên 10cm theo huớng ngang.
- Mật độ dọc (Pd) của vải dệt kim là số hàng vòng trên 10cm theo huớng dọc.
Đếm số hàng vòng và cột vòng, dùng kính lúp đếm số sợi trên độ dài vải đã xác định. Để thực hiện đặt kính lúp lên mặt sản phẩm dùng kim gẩy để đếm số sợi nhìn thấy qua kính lúp.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Ngành Công Nghệ Vật Liệu Dệt May