Kiến nghị đối với từng đơn vị

Một phần của tài liệu KL thanh tra chuyên ngành năm học 2019 - 2020 (Trang 27 - 31)

IV. KIẾN NGHỊ BIỆN PHÁP XỬ LÍ

1. Kiến nghị đối với các đơn vị được thanh tra

1.2. Kiến nghị đối với từng đơn vị

Thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong công tác thành lập tổ, bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó các tổ chuyên môn và tổ văn phòng. Các quyết định phải có đủ cơ sở pháp lý để thực hiện.

Kết hợp với Đảng ủy và BCH Công đoàn thực hiện sắp xếp lại các tổ công đoàn theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Chương trình hành động số 23- CTr/TU.

Xây dựng văn bản liên quan với thời kỳ Đại hội CCVC tại đơn vị và cần thông qua đại hội thì cần thực hiện theo năm học cho hợp lý.

Trong kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn cần bổ sung nội dung việc thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo định hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 vào nhiệm vụ cụ thể.

Giáo viên cần tăng cường trao đổi, chia sẻ chuyên môn trên trang “Trường học kết nối”.

Các tổ chuyên môn cần sinh hoạt, triển khai cho giáo viên quán triệt tinh thần của các Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH, thực hiện cụ thể trong các tiết thao giảng, chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp.

28

Tiết dạy theo chủ đề cần xây dựng kế hoạch điều chỉnh phân phối chương trình khung của bộ môn, trình lãnh đạo phê duyệt theo quy định.

Giáo viên tổ chức ôn tập, hướng dẫn cho học sinh kỹ năng, phương pháp vận dụng kiến thức để đạt kết quả tốt trong kiểm tra học kỳ. Tổ chức họp tổ, nhóm bộ môn rút kinh nghiệm sau kiểm tra học kỳ, từ đó định hướng ra đề kiểm tra theo 4 cấp độ nhằm giúp học sinh làm quen với đề kiểm tra học kỳ.

Nhà trường, tổ chuyên môn cần có thêm giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10 hàng năm (Toán, Tiếng Anh). Tổ chuyên môn tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm sau mỗi kỳ thi tuyển sinh 10.

Xây dựng kế hoạch và thể hiện rõ giải pháp về công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 để đạt kết quả cao hơn.

Thông tin và hoàn trả hết số bằng tốt nghiệp tồn 2018 còn lại (101 bằng), thông tin đến 42% học sinh còn lại đến nhận bằng TNTTCS theo quy định.

Tiếp tục thực hiện các nội dung chưa hoàn thành theo kế hoạch HK I như kế hoạch kiểm tra nội bộ, bồi giỏi nâng kém, cấp phát văn bằng. Bổ sung chi tiết, lời nhận xét tư vấn cho đối tượng được kiểm tra, bổ sung chữ ký của đối tượng được kiểm tra trong biên bản kiểm tra nội bộ.

Bổ sung các giải pháp về phòng chống đuối nước, tai nạn thương tích, đảm bảo an toàn giao thông trong kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trường học, trong bản cam kết của học sinh.

Tổng vệ sinh, trang bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay, khẩu trang để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường. Tiếp tục tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh về các biện pháp phòng tránh dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Sở, khi học sinh đi học trở lại.

Tiếp tục tham mưu với cơ quan liên quan để sớm được trích chuyển kinh phí CSSKBĐ năm 2019, 2020 để đảm bảo tốt hơn về điều kiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ để đạt chuẩn theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT.

Thu học phí và các khoản thu bảo hiểm cho cả năm học 2019 – 2020 (thực hiện từ ngày 01/9/2019 đến ngày 30/5/2020) là giai đoạn của 02 năm ngân sách nhà nước (NSNN) 2019, 2020, do đó đơn vị cần lưu ý kiểm tra đối chiếu cụ thể đến từng trường hợp các em HS thuộc diện đối tượng chính sách có sổ hộ nghèo và hộ cận nghèo để thực hiện đúng, đủ thời gian các em được hưởng chế độ quy định, thời gian hưởng chế độ là (05 năm) tương ứng theo từng năm ngân sách cụ thể.

Nộp số thu nguồn dịch vụ vào NSNN theo đúng Công văn số 2190/SGDĐT ngày 28/12/2018 về việc số tiền thu được từ nguồn cho thuê nhà xe, căn tin, quầy VPP, photo năm 2018 và triển khai thực hiện đề án sử dụng tài sản công cho mục đích cho thuê năm 2019. Thực hiện lập đề án sử dụng tài sản công theo đúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 44 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn lập đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Cần phối hợp quản lý kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh theo đúng Khoản 2 Điều 6 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Khẩn trương thực hiện chế độ và chi trả kịp thời chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho người học cũng như đề nghị Phòng GD&ĐT huyện Mang Thít cấp bù miễn, giảm học phí cho trường kinh phí của học kỳ I năm học 2019-2020 với số tiền 5.525.000 đồng, theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày

29

30/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Sổ quỹ tiền mặt (S11-H) sử dụng mẫu sổ, thực hiện mở, khóa sổ hàng ngày theo quy định tại khoản Mục a Khoản 7 Điều 5 Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính, kiểm kê tiền mặt vào ngày cuối của hàng tháng theo quy định. Lập chứng từ kế toán kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định tại Điều 16 Điều 20 của Luật Kế toán năm 2015 khi có phát sinh nghiệp vụ thu và lưu trữ chứng từ theo quy định.

Bổ sung nội dung kế hoạch tổ chức bồi dưỡng ôn tập cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi tuyển sinh lớp 10 và xin cấp phép dạy thêm trong nhà trường năm học 2019-2020 theo đúng quy định tại chương II, chương III, chương IV của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2014/QĐ-UBND ngày 13/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Long, ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên thủ quỹ đúng quy định tại Điểm d Khoản 2 Mục II Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ.

Thực hiện chế độ giảm giờ cho GV làm công tác Công đoàn theo quy định của Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 08/4/2016 của Bộ GD&ĐT và Thư ký hội đồng trường đúng quy định theo Văn bản Hợp nhất số 03/VBHN –BGDĐT ngày 26/3/2017 của Bộ GD&ĐT.

1.2.2. Trường THCS Thành Đông

Kiến nghị Phòng GD&ĐT và các cơ quan có thẩm quyền bổ sung các biên chế còn thiếu để đảm bảo có đủ số người làm việc theo quy định của Thông tư số 16/2017/TT- BGDĐT và Hướng dẫn số 1115/HD-SGDĐT ngày 05/7/2018 của Sở GD&ĐT về việc hợp đồng chuyên môn, nghiệp vụ vị trí Kế toán và Y tế, lao động hợp đồng trong các trường mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Quản lý, cập nhật, bổ sung đủ các loại hồ sơ công chức, viên chức và người lao động vào cuối tháng 12 hàng năm theo Quyết định số 06/2007/QĐ-BNV ngày 18/6/2007 về việc ban hành thành phần hồ sơ cán bộ, công chức và mẫu biểu quản lý hồ sơ cán bộ, công chức và Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.

Tổ chức sơ kết đánh giá, nhân rộng điển hình trong đơn vị và báo cáo theo yêu cầu Kế hoạch về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

Nhanh chóng xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục hiện hành theo định hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018, chỉ đạo các tổ chuyên môn lồng ghép nội dung này vào kế hoạch của tổ, đưa vào trong họp tổ chuyên môn. Tích cực chuẩn bị điều kiện về CSVC để chuẩn bị cho chương trình GDPT 2018.

Tăng cường công tác kiểm tra các tổ chuyên môn và GV trong thực hiện nhiệm vụ.

Chỉ đạo GV đẩy mạnh việc kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Trường nên có giải pháp nâng cao chất lượng học sinh lớp 9 trong học kỳ 2, năm học 2019-2020 ở môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

Tham mưu với Phòng GD&ĐT để được trang bị đầy đủ CSVC, đội ngũ để thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia.

Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch mua bổ sung thiết bị hóa chất để phục vụ cho giảng dạy.

30

Tiếp tục phát huy những ưu điểm trong sử dụng hồ sơ sổ sách. Đồng thời, đầu tư nhiều hơn đến chất lượng hoạt động quản lý tổ được phản ánh trong nội dung các loại hồ sơ, đặc biệt là các loại kế hoạch hoạt động giáo dục, kế hoạch tháng, các kế hoạch chuyên đề.

Điều chỉnh kế hoạch hoạt động tháng đảm bảo khoa học, hợp lý, chất lượng. Đánh giá được kết quả hoạt động của tháng trước, xác định những nhiệm vụ trọng tâm của tháng và các giải pháp triển khai thực hiện.

Công tác kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của tổ cần đi sâu vào thực chất, tập trung đánh giá chất lượng các loại hồ sơ một cách thiết thực, xác định những ưu điểm, hạn chế, tư vấn giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề, góp phần quyết định nâng cao chất lượng giáo dục. Nghiên cứu tích hợp các nội dung kiểm tra cùng thời điểm vào một biên bản, tích hợp các kế hoạch chuyên đề vào kế hoạch chung nhằm hạn chế tình trạng in quá nhiều loại biên bản, kế hoạch.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn tiếp tục sinh hoạt tổ theo hướng nghiên cứu bài học, tập trung trao đổi chuyên môn lúc sinh hoạt tổ, thảo luận các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, chủ động nghiên cứu về Chương trình GDPT 2018. Đồng thời tăng cường cho tổ viên về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, kiến thức pháp luật, các quy định của ngành, trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện nề nếp, kỷ cương trường học.

Động viên, nhắc nhở giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, các thầy giáo, cô giáo phải có ý thức và trách nhiệm giữ gìn hình ảnh, uy tín, danh dự “người thầy”; luôn “tự soi”, “tự sửa”; thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; triển khai chương trình hiện hành theo định hướng tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018; thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh; đánh giá đúng năng lực và phẩm chất của học sinh trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ. Lập danh mục thiết bị, hóa chất cần mua hàng năm để phục vụ đầy đủ cho các tiết có thực hành thí nghiệm.

Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT về thực hiện Nghị định số 80/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường;

Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT, ngày 28/12/2017 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 933/CT- BGDĐT, ngày 12/4/2019 Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường. Quan tâm xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục.

Thực hiện nghiêm việc đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm, xác định đây là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo. Bổ sung và triển khai thực hiện đầy đủ các quy định có liên quan về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Quan tâm đánh giá sâu về phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lối sống, tác phong, lề lối làm việc.

Nghiên cứu Công văn số 769/SGDĐT-TCCB, ngày 15/5/2019 về việc triển khai thực hiện Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT, Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT để đảm

31

bảo công tác đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên đúng quy định và hiệu quả.

Một phần của tài liệu KL thanh tra chuyên ngành năm học 2019 - 2020 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)