PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 49)

(1) Tình hình thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua nhƣ thế nào?

(2) Môi trường đầu tư của tỉnh Tuyên Quang đối với công tác thu hút vốn đầu tƣ (đặc biệt cho phát triển công nghiệp) có những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức ra sao?

(3) Những nguyên nhân, tồn tại nào ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

(4) Những giải pháp nào nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh hoạ rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này sẽ đƣợc chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”.

Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các quy hoạch đã được phê duyệt, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã đƣợc công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet,…

- Tài liệu, số liệu đƣợc công bố về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang, các số liệu này thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tuyên Quang; Sở Công Thương Tuyên Quang; Cục Thống kê Tuyên Quang, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tuyên Quang và các ngành chức năng khác có liên quan của tỉnh Tuyên Quang. Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin và tổng hợp số liệu 2.2.2.1. Công cụ xử lý số liệu

Sau khi thu thập đầy đủ số liệu, cần tiến hành phân loại, sắp xếp lại số liệu một cách hợp lý theo trình tự thời gian, không gian và đối tƣợng nghiên cứu. Xử lý số liệu bằng các phân mềm nhƣ Excel 2007.

2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Dùng phương pháp biểu đồ, phương pháp phân tổ thống kê để tổng hợp số liệu theo các tiêu thức nghiên cứu.

2.2.3. Phương pháp phân tích

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong thống kê để phân tích kết quả nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh các chỉ tiêu thể hiện quy mô, kết quả và hiệu quả kinh tế qua các năm.

2.2.3.3. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá môi trường đầu tư của tỉnh Tuyên Quang (trong công tác thu hút đầu tƣ, đặc biệt vào lĩnh vực công nghiệp), phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức tập trung vào 04 nhân tố chính, đó là: vị trí địa lý, thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ chế chính sách, nguồn nhân lực; từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tƣ cho phát triển công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới.

Lý thuyết về mô hình SWOT nhƣ sau:

Ma trận SWOT

ĐIỂM MẠNH (Strengths - S) ĐIỂM YẾU (Weaknesses - W) CƠ HỘI (Opportunities) THÁCH THỨC (Threats - T)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

* Điểm mạnh: Yếu tố có lợi thế bên trong môi trường đầu tư của tỉnh mà tỉnh có thể huy động và phát huy.

* Điểm yếu: Những yếu kém bên trong môi trường đầu tư của tỉnh mà tỉnh có thể khắc phục đƣợc.

* Cơ hội: Những thuận lợi do môi trường bên trong bên ngoài mang lại mà tỉnh có thể tranh thu.

* Thách thức: Những trở ngại do môi trường bên ngoài gây ra mà tỉnh không thể xoá bỏ hoàn toàn nhƣng có thể giảm thiểu tác động.

Các bước thực hiện:

(1) Lập một bảng gồm 04 (bốn) ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT.

(2) Trong mỗi ô, xác định và liệt kê ra các đánh giá, các nhận định một cách ngắn gọn.

(3) Biên tập lại, xoá bỏ những đặc điểm trùng lặp, mâu thuẫn, phân tích và đánh dấu (gạch chân) những đặc điểm riêng biệt, quan trọng.

(4) Vạch rõ những hành động cần làm gì để phát huy các điểm mạnh, khắc phục các hạn chế, khai thác các cơ hội, phòng tránh các nguy cơ, rủi ro.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống các chỉ tiêu về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh

Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: GDP, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân đầu người, nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật,...

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu về vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài 2.3.2.1. Số dự án và vốn đăng ký đầu tư đựơc cấp ph p mới và bổ sung vốn

Chỉ tiêu kinh tế giúp cho các nhà quản lý về lập chính sách có thông tin kịp thời về số lƣợng dự án mới, số vốn của các dự án mới đƣợc đăng ký và đƣợc cấp quản lý trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý, năm) và vốn bổ sung của các dự án đầu tƣ đang triển khai thực hiện nhằm đánh giá việc thu hút của nền kinh tế đối với các nhà đầu tƣ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

+ Vốn đầu tƣ là toàn bộ vốn bằng tiền hoặc tài sản hợp pháp do nha đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam đ ể tiến hành các hoạt động đầu tư (không bao gồm các khoản đầu tƣ gián tiếp) theo quy định của Luật Đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bao gồm:

- Số vốn đăng ký đầu tư trực tiếp của nước ngoài của những dự án mới đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong kỳ;

- Số vốn bổ sung (tăng thêm) của những dự án đƣợc cấp phép trong các năm trước.

Vốn đầu tƣ trực bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Vốn pháp định của doanh nghiệp là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp đƣợc ghi trong Điều lệ doanh nghiệp.

Dự án đầu tƣ mới: là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tƣ độc lập với các dự án đang hoạt động mới đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong kỳ.

Dự án đầu tƣ mở rộng: là dự án đầu tƣ nhằm mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường của dự án đầu tư hiện có đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư trong các năm trước.

2.3.2.2. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư

Chỉ tiêu phản ánh lƣợng vốn của các dự án đầu tƣ đã thực hiện trong kỳ nghiên cứu (quý, năm) phản ánh sự tin cậy của các nhà đầu tƣ đối với nền kinh tế.

Vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ là khối lƣợng vốn đầu tƣ thực tế do các nhà đầu tư đã chi ra để xây dựng các công trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị,... nhằm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn thực hiện của các dự án đầu tƣ đƣợc triển khai theo các hình thức đầu tƣ nhƣ:

Thành lập tổ chức kinh tế; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

(BOT); hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT); mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ.

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho phát triển công nghiệp

- Chiến lƣợc phát triển công nghiệp của tỉnh; công nghiệp gì có lợi thế gì, khó khăn gì, khả năng cạnh tranh nhƣ thế nào.

- Môi trường thể chế cho phát triển công nghiệp.

- Nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển công nghiệp.

- Hạ tầng cho phát triển công nghiệp.

- Các chỉ số về môi trường đầu tư, chỉ số về cạnh tranh cấp tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

Một phần của tài liệu Thu hút vốn đầu tư để phát triển công nghiệp tại tỉnh tuyên quang (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)