NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHẤT LƯỢNG KHĂN TẮM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng sợi tre làm khăn tắm cao cấp (Trang 78 - 84)

Với mục đích nghiên cứu so sánh chất lượng của khăn tắm cao cấp làm từ sợi tre và sợi bông, đề tài đã tiến hành thí nghiệm, đánh giá các tính chất sử dụng của khăn tắm tre và bông có các thông số cấu trúc gần như nhau để so sánh. Chúng tôi đã thử nghiệm các chỉ tiêu: Khả năng ngấm ướt, khả năng bay hơi bề mặt, độ bền màu với giặt, độ đều màu, khả năng kháng khuẩn, khả năng chống tia UV, độ mềm rủ của khăn được thể hiện trên các bảng từ 3.6 đến 3.11 dưới đây.

3.2.1 Khả năng ngấm ướt và khả năng bay hơi bề mặt của khăn

Nhận xét: Bảng 3.6 và 3.7 cho ta thấy khả năng ngấm ướt và khả năng bay hơi bề mặt của khăn tre và khăn bông. Kết quả cho thấy xơ tre có khả năng ngấm ướt và khả năng bay hơi bề mặt tốt hơn so với khăn bông. Với khăn tre, khả năng ngấm ướt là 0,35s còn khăn bông là 7s. Còn với chỉ tiêu bay hơi bề mặt thì khăn tre là 55 phút còn khăn bông phải mất 85 phút.

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

79

Bảng 3.6 Khả năng ngấm ướt của khăn

Chỉ tiêu Khăn tre Khăn bông

Khả năng ngấm ướt của khăn (s) 0.35 7

Bảng 3.7 Khả năng bay hơi bề mặt của khăn(dư lượng ẩm %) Thứ tự Thời gian

(phút) Khăn tre Khăn bông

1 0 50.00 50.00

2 5 46.50 46.37

3 10 42.30 43.00

4 15 38.40 41.00

5 20 34.12 38.68

6 25 30.45 35.78

7 30 26.55 33.80

8 35 22.23 32.18

9 40 18.46 30.60

10 45 14.75 29.03

11 50 11.23 27.91

12 55 9.34 26.00

13 60 23.60

14 65 21.30

15 70 18.22

16 75 15.74

17 80 12.71

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

80

18 85 9.52

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00

0 40 80 120 160

Thời gian (phút)

Dư lượng ẩm,%

Hình 3.3: Đồ thị bay hơi nước bề mặt 3.2.2 Độ bền màu với giặt và độ đều màu

Bảng 3.8 Độ bền màu với giặt và độ đều màu

TT CHỈ TIÊU

PHƯƠNG PHÁP

THỬ

Khăn tre

Khăn bông Độ đều màu (∆E) ISO105

J03:1997 0.26 0.51

1

Độ bền màu với giặt (600C) (cấp)

Phai màu

ISO105 C03:1989

4-5 4-5

Dây màu

Triaxetat Bông Polyamit Polyeste Polyacrylic Viscô

4-5 4-5

4-5 4-5

4-5 4-5

4-5 4-5

4-5 4-5

4-5 4-5

Khăn bông Khăn tre

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

81

Nhận xét: Bảng 3.8 cho ta kết quả độ bền màu với giặt và độ đều màu, ta thấy độ bền màu của khăn tre và khăn bông tương đương nhau. Riêng độ đều màu của khăn tre tốt hơn độ đều màu của khăn bông.

3.2.3 Khả năng chống tia UV

Bảng 3.9 Khả năng chống tia UV

Chỉ tiêu Khăn tre Khăn bông

UPF 1147 50

Hệ số truyền UV-A < 0,1 5,0

Hệ số truyền UV-B < 0,1 1,5

Phần trăm chặn UV-A > 99,9 95

Phần trăm chặn UV-A > 99,9 98,5

Nhận xét: Khả năng chống tia UV ( xem bảng 3.9) của khăn tre tốt hơn khả năng chống tia UV của khăn bông. Với khăn tre giá trị UPF là 1147 nhưng với khăn bông giá trị UPF là 50

3.2.4 Khả năng kháng khuẩn

Bảng 3.10 Khả năng kháng khuẩn

Thời gian tiếp xúc(giờ)

Khăn tre Khăn bông

Staphylococcus aureus ATCC 6538 CFU/mẫu

Klebsiella pneumonae ATCC

4352 CFU/mẫu

Staphylococcus aureus ATCC 6538 CFU/mẫu

Klebsiella pneumonae ATCC

4352 CFU/mẫu

0 giờ (B) 3.7x105 3.6x104 3.7x105 3.7x104

20 giờ (A) 6.4x104 3.0x105 8.5x104 1.4x105

Tỉ lệ giảm

82.7% -733% 77.02% -278%

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

82

(%) (R)

Nhận xét: Khả năng kháng khuẩn của khăn theo bảng 3.10 ta thấy:

- Đối với vi khuẩn Gram dương (Staphylococcus aureus) trong khoảng thời gian 20h khăn tre giảm được 82,7% còn khăn bông chỉ giảm được 77,02%

- Đối với vi khuẩn Gram âm (Klebsiella pneumonae) cả khăn tre và khăn bông đều không có khả năng kháng khuẩn.

3.2.4 Độ mềm rủ của khăn

Bảng 3.11. Hệ số độ mềm rủ

Chỉ tiêu Khăn tre Khăn bông

Hệ số độ mềm rủ (%) 29,08 60,01

Nhận xét: Độ mềm rủ của khăn tre visco tốt hơn khăn bông rất nhiều.

Khăn tre độ mềm rủ là 29,08% trong khi đó khăn bông độ mềm rủ là 60,01%

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu sợi so sánh khả năng công nghệ của sợi tre visco so với sợi bông cũng như quá trình nghiên cứu so sánh chất lượng khăn tắm tre visco và khăn tắm bông ta thấy:

- Sợi tre có khả năng thấm hút rất tốt, cần lưu ý nồng độ hồ trong quá trình hồ sợi tre visco. Nên giảm nồng độ hồ khi hồ sợi tre so với sợi bông thông thường.

- Độ co của sợi tre lớn hơn sợi bông, cần lưu ý phần thiết kế dệt cho hợp lý khi sản xuất sản phẩm dệt từ sợi tre.

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

83

- Khả năng tận trích thuốc nhuộm của sợi tre lớn hơn sợi bông nên lưu ý trong quá trình nhuộm sợi, lượng thuốc nhuộm yêu cầu sẽ ít hơn sợi bông.

Đây cũng là một ưu điểm của sợi tre làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do lượng thuốc nhuộm thải ra môi trường sẽ ít hơn khi nhuộm sợi bông.

- Sản phẩm khăn từ sợi tre có khả năng thấm hút và thoát nước tốt hơn sợi bông.

- Khăn tre có khả năng kháng khuẩn đối với vi khuẩn Gram dương tốt hơn sợi bông.

- Khăn tre có khả năng chống tia UV tốt hơn sợi bông.

- Khăn tre có độ mềm rủ tốt hơn khăn bông.

- Tuy nhiên khăn tre có một nhược điểm là độ bền ướt rất thấp nên trong quá trình xử lý ướt nên tránh căng kéo nhiều làm tổn thương đến sản phẩm. Cũng chính vì nguyên nhân này đề nghị không nên dùng sản phẩm khăn tre 100% làm khăn rửa mặt. Nếu muốn tận dụng tính mềm mại của sợi tre vào khăn rửa mặt chỉ nên dùng sợi tre là sợi nổi vòng còn sợi nền nên dùng sợi bông.

Luận văn cao học KHóA 2007-2009

84

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng sợi tre làm khăn tắm cao cấp (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)