4. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam và cuộc đấu tranh để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật Pháp
4.2.2 Đảng dân chủ Việt Nam ra đời và tham gia mặt trận Việt Minh
Giữa lúc cuộc chiến tranh chống phat xít của các lực lượng dân chủ trên thế giới liên tiếp được những thắng lợi to lớn, phong trào cách mạng ở mặt trận Việt Minh ở trong nước ta đang được phát triển mạnh thì trong giới thanh niên, sinh viên, trí thức, học sinh …ở thành phố có một chuyển biến mới. Xu hướng yêu nước trong thanh niên, học sinh, sinh viên càng phát triển nhiều hơn. Nhiều hoạt động có tính chất yêu nước của họ như tổ chức một phong trào đi viếng các di tích lịch sử: Đền Hùng, Hoa Lư, Bạch Đằng…
Họ tích cực phổ biến các bài hát nêu cao truyền thống yêu nước, những vở kịch lịch sử…Giữa lúc đó, Đảng cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh đã đem ánh sáng cách mạng đến cho họ, giúp đỡ, dìu dắt họ đi theo con đường cách mạng chân chính của dân tộc. Thể theo nguyện vọng của họ, Đảng và Mặt trận Việt Minh đã giúp đõ họ lập ra Đảng dân chủ Việt Nam vào ngày 30/6/1944 do Dương Đức Hiền đứng đầu. ậ Nam Bộ, nhóm thanh niên Tân Dân chủ hoạt động ở Sài Gòn cũng đã tìm cách bắt kiên lạc với Việt Minh. Đảng đã cử đồng chí Hà Huy Giáp liên lạc và giup đỡ họ. Do địch khủng bố và bắt giam nên sau ngày 30/5, nhóm này chưa chuyển thành Kì bộ của Đảng dân chủ Việt Nam ở Nam Bộ được, mãi đến sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, họ mới chính thức chuyển thành Kỳ bộ Đảng dân chủ Nam Bộ.
Đảng dân chủ Việt Nam là một chính đảng tập hợp những nhà trí thức và tư sản dân tộc yêu nước có xu hướng dân tộc. Cương lĩnh của Đảng dân chủ Việt Nam là phấn đấu cho độc lập dân tộc, tự do dân chủ và hạnh phúc của nhân dân, đánh đuổi đế quốc, phát xít Nhật- Pháp và tay sai.Sau khi thành lập, được sự dìu dắt của Đảng cộng sản Đông Dương, Đảng dân chủ Việt Nam
4.2.3 Cuộc vận động thành lập Mặt trận dân chủ chống Nhật ở Đông Dương Dưới ách thống trị của phát xít Nhật, không những nhân dân Đông Dương bị chúng áp bức bóc lột nặng nề mà anh chị em Hoa kiều và một số người Pháp ở Đông Dương cũng bị chúng hành hạ, bạc đãi. Để tăng thêm lực lượng chống Nhật
ở Đông Dương, để mau chóng đánh đuổi phát xít Nhật- Pháp , dựng lên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Đảng cộng sản Đông Dương chủ trương vận động liên minh với những lực lượng chống Nhật của người ngoại quốc, thành lập mặt trận dân chủ thống nhất chống NHật ở Đông Dương. Đảng nêu rõ chủ trương: “ Hiện nay ở Đông Dương hoạ NHật Bản chung cho cả những người có xu hướng tự do, tiến bộ, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, giai cấp. Ai là người ngoại quốc sống trên đất Đông Dương muốn thoát khỏi bàn tay đẫm máu của giặc Nhật, hãy cùng nhân dân Đông Dương xếp thành mặt trận dân chủ chống Nhât ở Đông Dương lấy khẩu hiệu “Bình đẳng, tương trợ Việt Nam độc lập làm chốt. Nheng điều kiện liên minh ấy đã được hội nghị Ban Thường vụ Trung ương tháng 2- 1943 nêu rõ:
1/ Hành động thống nhất chống phát xít Nhật Pháp 2/ Đông Dương hoàn toàn độc lập
Nừu họ thừa nhận hai điều kiện đó, cùng ta chiến đấu chống phát xit Nhật thì sau cách mạng Đông Dương thành công, sẽ bảo đảm tính mệnh, tài sản của họ và cho họ được tự do lưu trú và sinh hoạt ở Đông Dương. Đảng ta chỉ rõ hai điều kiện trên không được nhận thì nhất định không thể có sự liên minh với họ được. Và những người Pháp Đơgôn ở Đông Dương can tâm làm nô lệ cho Phát xít Nhật, đồng thời thoả hiệp với đế quốc Pháp làm tay sai Nhật đàn áp cách mạng Đông Dương, giữ vững hậu phương Nhật, bóc lột tài sản của dân Đông Dương, cung cấp cho Nhật để được yên phận tôi đòi.