CHƯƠNG II: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.3. Sự lơi và phục hồi lơi của vải dệt kim
Việc nghiên cứu biến dạng lơi có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng, việc lưu trữ, bảo quản vải dệt kim và trong quá trình sử dụng khi mặc. Thực nghiệm được tiến hành đối với ba loại vải: Rib 1x1, Single, Interlock (bảng 2.1).
Các số liệu lơi của các mẫu vải thí nghiệm thu được khi kéo căng vải biến dạng 20% và giữ cố định biến dạng đó trong thời gian là 4 giờ. Số liệu được trình bày trong phụ lục 5 và phục lục 6. Dựa vào kết quả thí nghiệm, sử dụng phần mềm Maple 16 để xác định các hàm nội suy dựa trên phương pháp bình phương tối thiểu.
Từ các phương trình nội suy vẽ đường cong biểu diễn mối quan hệ của ứng lực theo thời gian.
Đường cong lơi đã thể hiện được xu thế thay đổi ứng lực dưới biến dạng không đổi của các mẫu vải, đó là sự thay đổi mạnh ứng lực tức thời (tại thời điểm biến dạng 20%). Nhìn chung, các mẫu đều có sự thay đổi về ứng lực trong quá trình giữ mẫu ở biến dạng không đổi (20%), đó là sự giảm dần ứng lực. Trong những khoảng thời gian đầu ứng lực thay đổi mạnh và giảm dần theo thời gian. Ở giai đoạn cuối ứng lực thay đổi chậm dần. Thời điểm bỏ mẫu ra khỏi máy, sự thay đổi mạnh về biến dạng tức thời của các mẫu xảy ra. Và sau một thời gian phục hồi các mẫu vải phục hồi gần như hoàn toàn.
Các kết quả thí nghiệm lơi và phục hồi lơi của các mẫu thí nghiệm tham khảo ở phụ lục 5 đến phụ lục 8.
Từ các kết quả ta xác định hàm nội suy với các hệ số được trình bày tại bảng 3.5 và 3.6 và vẽ đường cong xu hướng của hàm lơi và phục hồi lơi của các mẫu vải.
Đường cong lơi thể hiện hai mối quan hệ:
+ Hình A: Quan hệ giữa thời gian (phút) và ứng lực (N) + Hình B: Quan hệ giữa thời gian (phút) và biến dạng (%) 1. Đường cong lơi và phục hồi lơi của các mẫu vải theo hướng dọc a. Vải Single
Hình 3.13. Đường cong lơi (A) và phục hồi lơi (B) của 5 mẫu vải Single theo hướng dọc
Từ hình 3.13A ta thấy được rõ sự giảm mạnh ứng lực trong 30 phút đầu tiên, sau đó ứng lực giảm chậm dần ở thời gian sau đó.
Hình 3.13A cho thấy 4 trong 5 mẫu vải (trừ S372) có ứng lực tỷ lệ thuận với chiều dài vòng sợi. Mẫu vải có chiều dài vòng sợi nhỏ nhất có đường cong ứng lực nằm thấp nhất, mẫu vải có chiều dài vòng sợi lớn nhất có đường cong ứng lực nằm cao nhất. Tại thời điểm 60 phút: các mẫu S352, S362, S382, S392 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là 352, 362, 382, 392 mm/100vs) lần lượt có ứng lực (N) là: 1.45, 1.50, 1.9, 2.08, riêng mẫu S372 có ứng lực là 0.93(N).
Từ hình 3.13B (tham khảo phụ lục 9) ta thấy các đường cong phục hồi của các mẫu không tuân theo quy luật nào. Sự thay đổi biến dạng không ổn định, không có xu hướng để dự đoán được sự phục hồi.
Dựa vào các số liệu đo được ta so sánh sự thay đổi ứng lực và phục hồi lơi sau khi bỏ mẫu ra khỏi máy của 5 mẫu vải. Để đánh giá quá trình lơi và so sánh được mức độ phục hồi biến dạng của các loại vải tại thời điểm lấy mẫu ra khỏi máy và sau thời gian phục hồi 48 giờ để tính giá trị: ứng lực tức thời, ứng lực trong thời gian giữ mẫu với biến dạng không đổi, phục hồi tức thời, độ biến dạng sau 48h phục hồi.
Bảng 3.16. Các mức ứng lực trong quá trình lơi của 5 mẫu vải Single theo hướng dọc Loại vải Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
S352 4.18 1.70 1.00
S362 2.78 1.63 1.33
S372 2.88 1.10 0.65
S382 4.07 2.05 1.27
S392 5.22 2.38 1.42
So sánh các mức ứng lực của các mẫu với nhau dựa vào biểu đồ so sánh được vẽ bởi Microsoft Excel:
Hình 3.14. Các mức ứng lực của các mẫu Single theo hướng dọc trong quá trình lơi Từ hình 3.14 ta thấy rõ được ứng lực tức thời ở thời gian t = 0 phút (thời điểm mẫu kéo tới biến dạng là 20%) của 4 trong 5 mẫu (trừ mẫu S352) tỷ lệ thuận với chiều dài vòng sợi. Ứng lực tức thời của mẫu S392 có chiều dài vòng sợi lớn nhất (392 mm/100vs) là lớn nhất (5.22N) và mẫu S362 (có chiều dài vòng sợi là 362 mm/100vs) có ứng lực tức thời nhỏ nhất (2.78N).
Ta cũng thấy rõ sự giảm mạnh của ứng lực trong 30 phút đầu khi giữ mẫu ở biến dạng không đổi (20%), mẫu S392 có sự thay đổi mạnh nhất (giảm 2.84N), sau đó là mẫu S352 (giảm 2.48N), tiếp theo đó là S382 (giảm 2.05N), S372 (giảm 1.78N) và S362 (giảm 1.15N) là mẫu có sự giảm ứng lực thấp nhất so với 5 mẫu.
Ở khoảng thời gian tiếp theo của quá trình lơi, sự thay đổi ứng lực chậm dần hơn rất nhiều so với 30 phút đầu.
Bảng 3.17. Giá trị biến dạng (%) tại thời điểm bỏ tải trọng và sau 48h phục hồi so với chiều dài ban đầu của 5 mẫu vải Single theo hướng dọc
Loại vải
Biến dạng (%) Biến dạng tức thời tại thời
điểm bỏ tải trọng t1= 240ph
Biến dạng dư sau 48h phục hồi t2= 3120ph
S352 11.00 4.00
S362 9.00 4.00
S372 11.00 4.00
S382 13.00 4.00
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00
S352 S362 S372 S382 S392
Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
Bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel vẽ các biểu đồ so sánh biến dạng phục hồi của các mẫu vải:
Hình 3.15. Biểu đồ so sánh biến dạng trong quá trình phục hồi của 5 mẫu vải Single theo hướng dọc sau quá trình lơi
Nhìn vào biểu đồ hình 3.15 ta thấy:
Giá trị biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng t1 = 240 phút của 4 trong 5 mẫu vải (trừ mẫu S352) có sự thay đổi tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi. Các mẫu S362, S372, S382, S392 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là: 362, 372, 382, 392 mm/100vs) lần lượt có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là: 11%, 9%, 7%, 3%. Riêng S352 có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là 9%.
Còn biến dạng dư sau 48h phục hồi của các mẫu bằng nhau (bằng 4%) trừ mẫu S392 có biến dạng dư sau 48h phục hồi là 5%. Biến dạng này khá nhỏ chứng tỏ khả năng phục hồi lại kích thước ban đầu là gần như nhau.
b. Vải Rib
Hình 3.16 thể hiện xu hướng lơi và phục hồi lơi của 5 mẫu vải rib theo hướng dọc.
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00
S352 S362 S372 S382 S392
Biến dạng (%)
Biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng Biến dạng dư sau 48h phục hồi
Hình 3.16. Đường cong lơi (A) và phục hồi lơi (B) của 5 mẫu vải Rib theo hướng dọc
Từ hình 3.16A ta thấy được rõ sự giảm dần của ứng lực trong 4 giờ mẫu được giữ ở biến dạng không đổi (20%). Ba trong năm mẫu vải Rib theo hướng dọc có chiều dài vòng sợi nhỏ nhất (R413, R428, R443) có giá trị ứng lực tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi của vải. Tại thời điểm 60 phút: ba mẫu R413, R428, R443 (lần lượt có chiều dài mẫu tăng dần là 413, 428, 443 mm/100vs) lần lượt có ứng lực giảm dần là 3.03, 3, 2.53 (N). Hai mẫu còn lại (R458, R473) có giá trị ứng lực gần bằng nhau. Tại thời điểm 60 phút: cả hai mẫu R458 và R473 có ứng lực là 2.8 (N).
Hình 3.16B thể hiện đường cong lơi: quan hệ giữa thời gian (phút) và biến dạng (%) của 5 mẫu vải Rib theo hướng dọc. Các đường cong thể hiện khả năng
phục hồi của các mẫu vải (tham khảo phụ lục 10) sau 48 giờ phục hồi. Sự phục hồi biến dạng sau quá trình lơi của 5 mẫu Rib theo hướng dọc: Các giá trị biến dạng sau quá trình lơi của 4 trong 5 mẫu (trừ R428) tuân theo quy luật tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi của các mẫu vải. Tức là, mẫu vải R413 có chiều dài vòng sợi là 413 mm/100vs (nhỏ nhất) có đường cong phục hồi nằm trên cao nhất, giảm dần xuống là các mẫu R443 (có chiều dài vòng sợi là 443 mm/100vs), giảm dần xuống là R458 (chiều dài vòng sợi là 458 mm/100vs) và nằm thấp nhất là R473 có chiều dài vòng sợi 473 mm/100vs (lớn nhất).
Dựa vào các số liệu đo được ta so sánh sự thay đổi ứng lực và phục hồi lơi sau khi bỏ mẫu ra khỏi máy của 5 mẫu vải. Để đánh giá quá trình lơi và so sánh được mức độ phục hồi biến dạng của các loại vải tại thời điểm lấy mẫu ra khỏi máy và sau thời gian phục hồi 48 giờ để tính giá trị: lơi tức thời, lơi trong thời gian giữ mẫu với biến dạng không đổi, biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng, biến dạng dư sau 48 giờ phục hồi.
Bảng 3.18. Các mức ứng lực trong quá trình lơi của 5 mẫu Rib theo hướng dọc
Loại vải Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
R413 5.82 3.08 2.85
R428 5.53 3.07 2.50
R443 6.03 2.82 2.00
R458 5.50 2.87 2.50
R473 6.05 3.05 2.50
So sánh các mức ứng lực của các mẫu với nhau dựa vào biểu đồ so sánh được vẽ bởi Microsoft Excel:
Hình 3.17. Các mức ứng lực của các mẫu Rib theo hướng dọc trong quá trình lơi Từ hình 3.17 ta thấy rõ được ứng lực tức thời ở thời gian t = 0 phút (thời điểm mẫu kéo tới biến dạng là 20%) của các mẫu chênh lệch nhau không đáng kể, ứng lực tức thời của mẫu R473 là lớn nhất (6.05 N) và nhỏ nhất là R458 (5.5 N), ứng lực tức thời của các mẫu chênh lệch nhau không tuân theo quy luật nào. Và ta cũng thấy rõ sự thay đổi mạnh của ứng lực trong 30 phút đầu khi giữ mẫu ở biến dạng không đổi (20%), ở khoảng thời gian tiếp theo của quá trình lơi, sự thay đổi ứng lực chậm dần hơn rất nhiều so với 30 phút đầu.
Các mức ứng lực tại thời điểm tức thời (0ph), 30ph, 240ph của các mẫu Rib theo hướng dọc lớn hơn các mẫu Single theo hướng dọc. Tại thời điểm 0ph: các mẫu vải Single theo hướng dọc chịu ứng lực (N) nằm trong đoạn [2.78, 5.22], các mẫu vải Rib theo hướng dọc chịu ứng lực (N) nằm trong đoạn [5.5, 6.05]. Tại 30ph:
các mẫu vải Single theo hướng dọc chịu ứng lực (N) nằm trong đoạn [1.1, 2.38], các mẫu vải Rib theo hướng dọc chịu ứng lực (N) nằm trong đoạn [2.82, 3.08]. Tại 240ph: Single chịu ứng lực trong đoạn [0.65, 1.42], Rib chịu ứng lực trong đoạn [2, 2.85].
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00
R413 R428 R443 R458 R473
Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
Bảng 3.19. Giá trị biến dạng (%) tại thời điểm bỏ tải trọng và sau 48h phục hồi so với chiều dài ban đầu của 5 mẫu vải Rib theo hướng dọc
Loại vải
Biến dạng (%) Biến dạng tức thời tại thời
điểm bỏ tải trọng t1= 240ph
Biến dạng dư sau 48h phục hồi t2= 3120ph
R413 13.00 6.00
R428 12.00 1.00
R443 13.00 4.00
R458 12.00 2.50
R473 11.00 1.00
Bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel vẽ các biểu đồ so sánh biến dạng phục hồi của các mẫu vải:
Hình 3.18. Biểu đồ so sánh biến dạng trong quá trình phục hồi của 5 mẫu vải Rib theo hướng dọc sau quá trình lơi
Nhìn vào biểu đồ hình 3.18 ta thấy: Các giá trị biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng và biến dạng dư sau 48h phục hồi của các mẫu vải Rib theo hướng dọc có sự chênh lệch nhau. Bốn trong 5 mẫu (trừ mẫu R428) có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng tỷ lệ thuận với chiều dài vòng sợi của các mẫu vải và biến dạng dư sau 48h phục hồi tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi. Tức là, các mẫu R413, R443, R458, R473 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là: 413, 443, 458, 473
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00
S352 S362 S372 S382 S392
Biến dạng (%)
Biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng Biến dạng dư sau 48h phục hồi
mm/100vs) lần lượt có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là: 7%, 7%, 8%, 9% và biến dạng dư sau 48h phục hồi là: 6%, 4%, 2.5%, 1%. Riêng mẫu R428 có biến dạng tức thời là 8% và biến dạng dư sau 48h phục hồi là 1%. Như vậy, có hai mẫu R428 và R473 có khả năng phục hồi tốt nhất (còn 1% chưa phục hồi).
Các giá trị biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng và biến dạng dư sau 48h phục hồi của các mẫu vải Single theo hướng dọc và các mẫu vải Rib theo hướng dọc gần bằng nhau. Các mẫu vải Single có biến dạng tức thời nằm trong đoạn [9%, 17%], các mẫu vải Rib có biến dạng tức thời nằm trong đoạn [11%, 13%]. Các mẫu vải Single có biến dạng dư nằm trong đoạn [4%, 5%], các mẫu vải Rib có biến dạng dư nằm trong đoạn [1%, 6%].
c. Vải Interlock
Hình 3.19. Đường cong lơi (A) và phục hồi lơi (B) của 5 mẫu vải Interlock theo hướng dọc
Hình 3.19A cho thấy 3 trong 5 mẫu vải đó là: I343, I363, I383 có các đường cong ứng lực thấp dần tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi của các mẫu vải. Tại thời điểm 60 phút: các mẫu I343, I363, I383 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là 343, 363, 383 mm/100vs) lần lượt có ứng lực tăng là: 4.22, 2.15, 1.88 (N). Còn hai mẫu còn lại: I353, I373 có đường cong ứng lực thấp dần tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi của hai mẫu. Tại thời điểm 60 phút: hai mẫu I353 và I373 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là 353 và 373 mm/100vs) lần lượt có ứng lực giảm là 1.5 và 1.42 (N).
Từ hình 3.19B (tham khảo phụ lục 11) ta thấy 4 trong 5 mẫu có đường cong phục hồi thấp dần tỷ lệ nghịch với chiều dài vòng sợi của các mẫu vải (trừ I363).
Dựa vào các số liệu đo được ta so sánh sự thay đổi ứng lực và phục hồi lơi sau khi bỏ mẫu ra khỏi máy của 5 mẫu vải. Để đánh giá quá trình lơi và so sánh được mức độ phục hồi biến dạng của các loại vải tại thời điểm lấy mẫu ra khỏi máy và sau thời gian phục hồi 48h để tính giá trị: lơi tức thời, lơi trong thời gian giữ mẫu với biến dạng không đổi, biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng, biến dạng dư sau 48 giờ phục hồi.
Bảng 3.20. Các mức ứng lực trong quá trình lơi của 5 mẫu vải Interlock theo hướng dọc
Loại vải Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
I343 7.00 4.32 3.97
I353 2.63 1.55 1.70
I363 3.97 2.30 2.00
I373 2.50 1.45 1.48
I383 3.15 1.98 1.83
So sánh các mức ứng lực của các mẫu với nhau dựa vào biểu đồ so sánh được vẽ bởi Microsoft Excel:
Hình 3.20. Các mức ứng lực của các mẫu Interlock theo hướng dọc trong quá trình lơi Từ hình 3.20 ta thấy rõ được ứng lực tức thời ở thời gian t = 0 phút (thời điểm mẫu kéo tới biến dạng là 20%) của các mẫu chênh lệch nhau khá đáng kể, ứng lực tức thời của mẫu I343 là lớn nhất (7N) và nhỏ nhất là I373 (2.5N), ứng lực tức thời của các mẫu chênh lệch nhau không tuân theo quy luật nào. Ứng lực tức thời của mẫu I343 khá lớn so với các mẫu còn lại. Và ta cũng thấy rõ sự thay đổi mạnh của ứng lực trong 30 phút đầu khi giữ mẫu ở biến dạng không đổi (20%), ở khoảng thời gian tiếp theo của quá trình lơi, sự thay đổi ứng lực chậm dần hơn rất nhiều so với 30 phút đầu.
Bảng 3.21. Giá trị biến dạng (%) tại thời điểm bỏ tải trọng và sau 48h phục hồi so với chiều dài ban đầu của 5 mẫu vải Interlock theo hướng dọc
Loại vải
Biến dạng (%) Biến dạng tức thời tại thời
điểm bỏ tải trọng t1= 240ph
Biến dạng dư sau 48h phục hồi t2= 3120ph
I343 10.00 2.00
I353 9.00 2.00
I363 10.00 2.00
I373 10.00 1.00
I383 8.00 1.00
Bằng cách sử dụng phần mềm Microsoft Excel vẽ các biểu đồ so sánh biến dạng phục hồi của các mẫu vải:
0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00
I343 I353 I363 I373 I383
Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh biến dạng trong quá trình phục hồi của 5 mẫu vải Interlock theo hướng dọc sau quá trình lơi
Nhìn vào biểu đồ hình 3.21 ta thấy:
Các giá trị biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng sau quá trình lơi có sự chênh lệch nhau khá nhỏ. I343, I363, I373 có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là 10% , I353 có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là 11%, I383 có biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng là 12%.
Biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng của các mẫu Single, Rib và Interlock theo hướng dọc có sự chênh lệch nhỏ. Các mẫu vải Single, Rib và Interlock theo hướng dọc lần lượt có biến dạng tức thời nằm trong đoạn: [9%, 17%], [11%, 13%] và [8%, 10%]. Trong đó sự chênh lệch về biến dạng tức thời của các mẫu vải Rib và Interlock nhỏ, của các mẫu vải Single có sự chênh lệch lớn hơn và khá tuân theo quy luật tỷ lệ thuận với chiều dài vòng sợi.
Biến dạng dư sau 48h phục hồi của các mẫu vải Interlock theo hướng dọc có sự chênh lệch nhau rất nhỏ, mẫu I343, I353, I363 có biến dạng dư sau 48h là 2%, hai mẫu I373 và I383 có biến dạng dư sau 48h là 1%. Cả 5 mẫu vải Interlock theo hướng dọc sau quá trình lơi có khả năng phục hồi kích thước lớn, chỉ còn 1% đến 2% biến dạng sau 48h phục hồi.
Trong ba loại vải Single, Rib và Interlock thì vải Interlock có biến dạng dư nhỏ nhất ([1%, 2%]), sau đó tới vải Single ([4%, 5%]). Vải Rib có biến dạng dư lớn nhất ([1%, 6%]) và sự chênh lệch giữa các mẫu lớn hơn hai vải còn lại.
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00
I343 I353 I363 I373 I383
Biến dạng (%)
Biến dạng tức thời tại thời điểm bỏ tải trọng Biến dạng dư sau 48h phục hồi
2. Đường cong lơi và phục hồi lơi của các mẫu vải theo hướng ngang a. Vải Single
Hình 3.22. Đường cong lơi (A) và phục hồi lơi (B) của 5 mẫu vải Single theo hướng ngang
Hình 3.22A cho ta thấy ba mẫu S372, S382, S392 có đường cong lơi thấp dần theo chiều tăng chiều dài vòng sợi của các mẫu. Tại thời điểm 60 phút: S372, S382, S392 (lần lượt có chiều dài vòng sợi tăng dần là 372, 382, 392 mm/100vs) lần lượt có ứng lực là 0.77, 0.45, 0.3 (N). Còn hai mẫu S352 và S362 có đường cong lơi gần như trùng nhau.
Hình 3.22B (tham khảo phụ lục 12) cho ta thấy ba mẫu S372, S382, S392 có chiều dài vòng sợi tăng: 372, 382, 392 mm/100vs có các đường cong hồi phục sau quá trình lơi cũng tăng theo chiều tăng chiều dài vòng sợi của các mẫu. Còn hai
mẫu S352 và S362 có đường cong phục hồi thấp dần theo chiều tăng chiều dài vòng sợi của mẫu.
Bảng 3.22. Các mức ứng lực trong quá trình lơi của 5 mẫu vải Single theo hướng ngang
Loại vải Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph
S352 1.40 0.47 0.32
S362 1.52 0.55 0.32
S372 1.58 0.80 0.73
S382 0.98 0.52 0.38
S392 0.80 0.35 0.20
So sánh các mức ứng lực của các mẫu với nhau dựa vào biểu đồ so sánh được vẽ bởi Microsoft Excel:
Hình 3.23. Các mức ứng lực của các mẫu Single theo hướng ngang trong quá trình lơi Từ hình 3.23 ta thấy tại thời điểm t = 0, ứng lực tức thời (thời điểm mẫu kéo tới biến dạng là 20%) của các mẫu có sự chênh lệch. Ứng lực tức thời của các mẫu S352, S362 và S372 (lần lượt có chiều dài vòng sợi là: 352, 362, 372 mm/100vs) có ứng lực tăng dần lần lượt là: 1.4, 1.52, 1.58 (N), sau đó các mẫu có chiều dài vòng sợi lớn hơn (S382 và S392) lại có ứng lực tức thời giảm xuống, mẫu S382 có ứng lực tức thời là 0.98N và mẫu S392 có ứng lực tức thời là 0.8N. Vẫn có sự thay đổi mạnh giá trị ứng lực tức thời của các mẫu trong 30 phút đầu, từ 30 phút trở đi ứng lực giảm chậm dần.
0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80
S352 S362 S372 S382 S392
Ứng lực (N)
0ph 30ph 240ph