Biện pháp giảm thiểu

Một phần của tài liệu Nhận định tác động môi trường của dự án khai thác rừng chuyển đổi mục đích sử dụng trồng cây cao su ở Đồng Phú – Đăk Nông. (Trang 28 - 33)

C. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

I. Biện pháp giảm thiểu

1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí

a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi.

- Tất cả các xe vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng tại khu vực dự án phải đạt tiêu chuẩn của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kĩ thuật và an toàn môi trường.

- Xe vận chuyển và các thiết bị máy móc dùng trong khai thác rừng luôn được kiểm tra kĩ thuật định kì, bảo dưỡng theo đúng quy định, đảm bảo các yếu tố thông số khí thải của xe đạt yêu cầu về mặt môi trường.

- Phân phối lượng xe vận chuyển ra vào khu vực dự án, điều tiết các máy móc làm việc phù hợp, tránh làm tăng nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí.

b. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.

Nước thải sinh hoạt SCR( song chắn rác) Bể tự hoại

- Điều tiết chế độ làm việc của các thiết bị máy móc khai thác, vận chuyển phù hợp, theo đó hoạt động khai thác rừn chỉ nên tập trung vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm là giờ nghỉ ngơi của công nhân.

- Quy định tốc độ xe máy móc trong quá trình vận chuyển gỗ.

- Thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra định kì phương tiện giao thông, đảm bảo đạt các chỉ tiêu về môi trường, hoạt động tốt.

Không sử dụng các máy móc khai thác quá cũ.

2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

a. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của công nhân.

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại của công nhân 16/ ngày trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều cặn bã, mầm bệnh. Bể tự hoại đang được sử dụng với nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lí ổn định ngay cả khi lượng nước thải đầu vào có lớn, chiếm ít diện tích, giá hành rẻ, việc quản lí đơn giản. Khi được xây dựng đúng theo thiết kế cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình từ 40-60% theo căn lơ lửng, 25-45%

theo chất hữu cơ. Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại. Chính vì những ưu điểm đó mà đảm bảo đạt chất lượng nguồn nước khi thải ra.

b. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn.

Trong giai đoạn khai hoang xây dựng dự án, khi có mưa lớn nước sẽ chảy tràn qua khu vực mặt bằng dự án cuốn theo các chất gây ô nhiễm như dầu nhớt rơi vãi của máy móc trong quá trình xây dựng xuỗng các con suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt .

Nguồn tiếp nhận

- Tại khu vực xây dựng các khu lán trại của công nhân sẽ xây dựng cấc kênh thoát nước mưa, rìa các con kênh sẽ thiết kế các song chắn rác, hố ga để tách, lọc đất cát và chất thải.

- Nghiêm cấm phóng uế bừa bãi.

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt.

- Lượng dầu mỡ thải sẽ được thu gom tại trại bảo dưỡng, sửa chữa máy móc. Khi gom được lượng lớn công nhân sẽ mang đi xử lí.

3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn.

Đối với các thân cây phát sinh khi khai thác rừng sẽ tận thu gỗ.Phương án tận thu gỗ như sau:

- Thực hiện Thông tư số 35/2011/TT – BNNPTNT hướng dẫn việc khai thác, tận thu gỗ và sản phẩm ngoài gỗ.

- Xác định ranh giới, diện tích rừng chuyển đổi, sơ lược xác định khối lượng, trữ lượng gỗ, lâm sản có thể tận thu được xác định bằng thị sát ngoài thực địa và thẩm định trên bản đồ, xác định phương án khai thác.

- Chủ đầu tư, kiểm lâm địa phương có trách nhiệm xác định sơ bộ trữ lượng tại thực địa, biên bản thống nhất với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn để thẩm định.

- Trong quá trình thực hiện chủ đầu tư có trách nhiệm tập trung toàn bộ số gỗ và lâm sản khác thuộc bãi tập trung trong khu vực dự kiến làm đường lô trồng cao su. Chủ rừng và kiểm lâm địa bàn có trách nhiệm giám sát quá trình khai thác.

- Khối lượng cành lá rễ cây phát sinh trong quá trình khai thác rừng nên được tận thu làm chất đốt, năng lượng biomas.

4. Biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Trong khi thực hiện dự án việc bảo vệ môi trường sinh thái, tính đa dạng sinh học trong khu vực là hết sức cần thiết. Để đảm bảo tất cả các loài sinh vật trong khu vực dự án được bảo vệ, không được săn bắt bừa bãi, không

những đối với vùng dự án mà cả những khu vực lân cận. Các giải pháp sẽ phải thực hiện là:

- Biện pháp về cơ chế chính sách: Thực hiện tốt các văn bản, nội quy, quy định và hướng dẫn người lao động tham gia làm việc trong vùng dự án về tác động và những biện pháp có thể nhằm giảm thiểu tác động của các hoạt động khi tiến hành thực hiện dự án tới vùng dự án.

- Khai thác gỗ từng khu vực theo tiến độ của dự án, hoàn thành khu vực này mới chuyển sang khu vực khác. Để tạo điều kiện không gian và thời gian cho các sinh vật di chuyển sang các khu rừng lân cận.

- Xây dựng quy chế bảo vệ rừng và tài nguyên sinh vật của Công ty.

Trong đó, Tổ chức tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao ý thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng.

- Giáo dục ý thức và các hình thức hỗ trợ ổn định cuộc sống, đặc biệt của những người nhập cư và dân tộc sẽ giảm đáng kể việc chặt phá rừng và săn bắt động vật rừng. Quản lý chặt chẽ công nhân xây dựng, nghiêm cấm không cho họ săn bắn động vật rừng bừa bãi.

- Ban quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại khu vực. Qui định cụ thể đối với người lao động về trách nhiệm bảo vệ tài nguyên rừng, nghiêm cấm săn bắt động vật.

5. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội khu vực.

- Công ty vận động và thu nhận người dân địa phương vào làm công nhân khai thác rừng nhằm thu hút và sử dụng lao động địa phương.

- Ban quản lý dự án ưu tiên công nhân xây dựng tại địa phương nhằm hạn chế những tác động xấu đến tình hình văn hoá và trật tự xã hội khu vực.

- Ban quản lý dự án kết hợp cới công an địa phương để đề ra các biện pháp an ninh trật tự trong khu vực.

- Tổ chức bữa ăn tập trung cho công nhân tại công trường, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Tập huấn, hướng dẫn cho công nhân lao động các biện pháp an toàn lao động và phong chống dịch bệnh thông thường.

- Dự án sẽ bố trí, sắp xếp hợp lý trong việc điều động xe vận chuyển gỗ và sản phẩm gỗ tận thu không được chở quá tải cho phép tránh gây xung đột giao thông, gây nguy hiểm cho người và phương tiện thi công công trình, cũng như dân cư sống dọc theo các con đường vận chuyển.

6. Biện pháp giảm thiểu sự cố môi trường.

a. Biện pháp an toàn lao động.

Trong quá trình thi công xây dựng, ban quản lý dự án cũng như công nhân lao động đều phải tuyệt đối chấp hành các quy định về an toàn lao động cụ thể:

- Các loại máy móc thiết bị phải có lý lịch kèm theo và thường xuyên được kiểm tra công tác an toàn, các thông số kỹ thuật.

- Trong quá trình khai thác phải trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp lao động, tập huấn về việc giữ an toàn lao động cho công nhân.

- Phải đảm bảo vệ sinh môi trường lao động cho người công nhân.

Trong những trường hợp sự cố, công nhân phải được hướng dẫn và thực tập xử lý theo đúng quy tắc an toàn.

b. Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng.

Vào đầu mùa khô (cuối tháng 11, đầu tháng 12) ở những khu rừng dễ cháy (rừng trồng và rừng tự nhiên) dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệp vụ của Kiểm lâm, thực hiện dọn thực bì theo dải, theo

băng, rộng từ 10 - 15m dọc các đường giao thông, đường mòn, khu dân cư, kho tàng... vật liệu khô vun thành dải từ 6 - 8m ở ngoài bìa rừng. Khi đốt phải có người canh gác, đốt vào sáng sớm hoặc buổi chiều vào lúc gió nhẹ, đốt ngược chiều gió, không được đốt vào ban trưa hoặc gió mạnh.

- Áp dụng phương pháp giới hạn đám cháy để chữa cháy rừng: Khi phát hiện được cháy rừng, huy động kịp thời lực lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất cát, cành cây tươi... dập tắt ngay, không để lửa cháy tràn lan. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ khả năng cứu chữa, báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ lực lượng, phương tiện để ứng cứu.

c. Chống sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu.

- Các phương tiện vận chuyển gỗ cần phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế về kỹ thuật, an toàn (bao gồm các hệ thống làm mát, van thoát hơi, hệ thống chống sét, hệ thống cứu hỏa...).

- Phương án xử lý sự cố rò rỉ: Chủ đầu tư sẽ cùng với các cơ quan chức năng lập phương án cấp cứu xử lý sự cố rò rỉ, tổ chức, thực hiện diễn tập công tác cấp cứu khi xảy ra sự cố thường xuyên.

Một phần của tài liệu Nhận định tác động môi trường của dự án khai thác rừng chuyển đổi mục đích sử dụng trồng cây cao su ở Đồng Phú – Đăk Nông. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w