Các loại dịch vụ trong mạng 3g

Một phần của tài liệu Công nghệ wcdma, các dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ (Trang 82 - 89)

Dịch vụ xa được định nghĩa là một loại dịch vụ viễn thông cung cấp khả năng đầy đủ bao gồm cả các chức năng của thiết bị đầu cuối để thông tin giữa hai người sử dụng theo các giao thức đã được tiêu chuẩn hóa.

Người sử dụng không phải chịu trách nhiệm trực tiếp với các ứng dụng ở điểm cuối trong một dịch vụ xa.Đối chiếu việc nhận e-mail qua một máy GSM cầm tay được gắn với một máy tính xách tay (một dịch vụ mang) với một cuộc nói chuyện trên một điện thoại GSM (dịch vụ xa) ta thấy dịch vụ mang sử dụng toàn bộ chồng giao thức OSI và nó cũng bao gồm cả các chức năng của thiết bị đầu cuối. Sự khác nhaugiữa dịch vụ mang và dịch vụ xa được minh họa ở hình 4.1

TE: thiết bị đầu cuối

TAF: chức năng thích ứng đầu cuối MT: kết cuối di động

UE: thiết bị người sử dụng Hình 4.1: Các dịch vụ viễn thông cơ bản

Một số dịch vụ xa cần được tiêu chuẩn hóa để có thể làm việc với các dịch vụ xa tương ứng do các nhà khai thác khác cung cấp trong khi một số khác chỉ được sử dụng trong một mạng củamột nhà khai thác nên không cần được chuẩn hóa liên mạng. Các dịch vụ xa gồm có:

- Điện thoại

- Các cuộc gọi khẩn

- Dịch vụ bản tin ngắn điểm-điểm kết cuối ở trạm di động - Dịch vụ bản tin ngắn điểm-điểm khởi xướng từ trạm di động - Dịch vụ bản tin ngắn phát quảng bá ô

- Thoại và FAX nhóm 3 luân phiên - FAX tự động nhóm 3

- Cuộc gọi nhóm thoại - Phát thanh thoại - Truy nhập Internet

Các dịch vụ xa mới sẽ được phát triển trong tương lai. Mặt khác, không phải tất cả các dịch vụ này đều được hỗ trợ trong pha một của UMTS.

4.2.2 Các dịch vụ mang (bearer services)

Các dịch vụ mang là các dịch vụ viễn thông cơ bản, dung cấp khả năng truyền tải tín hiệu giữa các điểm truy nhập. Các dịch vụ này có thể là chuyển mạch kênh hoặc chuyển mạch gói. Dịch vụ mang chỉ quan tâm đến 3 tầngthấp nhất trong mô hình OSI. Đây là dịch vụ vận chuyển từ điểm cuối đến điểm cuối trong đó người sử dụng chịu trách nhiệm về các thực thể ở điểm cuối.

Một dịch vụ mang được định nghĩa bằng cách sử dụng một tập các đặc khiến cho nó khác với các dịch vụ mang khác. Các đặc điểm dịch vụ định nghĩa như loại lưu lượng, các đặc điểm của lưu lượng, tốc độ bit được hỗ trợ. Điểm khác biệt của UMTS so với các hệ thống thông tin di động khác là UMTS cho phép thương lượng về các tham số của dịch vụ giữa ứng dụng và mạng. Các dịch vụ mang trong các mạng 2G là cố định: các tham số của dịch vụ mang được chọn sẽ được khởi tạo khi kết nối được thiết lập và nó không đổi cho đến

khi kết nối được hủy bỏ. Trong UMTS có thủ tục thương lượng trong đó ứng dụng yêu cầu một dịch vụ mang nào đó. Khi đó, mạng sẽ kiểm tra các tài nguyên sẵn có và gán cho dịch vụ được yêu cầu hoặc đề nghị một mức dịch vụ thấp hơn. ứng dụng phía người sử dụng có thể chấp nhận hoặc từ chối đề nghị của mạng. Ngoài ra, cũng có thể thương lượng lại các thuộc tính của một dịch vụ mang trong quá trình kết nối tích cực. Khả năng này làm cho các dịch vụ mang UMTS trở nên mềm dẻo hơn và cho phép tài nguyên mạng được tận dụng tốt hơn.

Các khả năng chuyển giao của mạng được mô tả bằng cách sử dụng các biến:

• Kết nối hướng liên kết/ không liên kết

• Kiểu lưu lượng:

- Tốc độ bit cố định (CBR) - Tốcđộ bit thay đổi (VBR)

- Tốcđộ bit thay đổi thờigian thực, có đảm bảo tốc độ bit tốithiểu

• Các đặc điểm của lưu lượng:

- Điểmđếnđiểm(một chiều/ hai chiều, đối xứng/ bất đối xứng) - Điểm đến đa điểm (multicast/ broadcast)

Thông tin về chất lượng được mô tả bằng các tham số:

- Trễ truyền dẫn tối đa - Độ thay đổi của trễ (jitter) - Tỉ lệ lỗi bit (BER)

- Tốc độ dữ liệu

Các tham số này đều có ảnh hưởng tới chất lượng của các dịch vụ mang. Tuy nhiên sự ảnh hưởng nhiều hay ít của từng tham số tới chất lượng dịch vụ phụ thuộc vào từngứng dụngcụthể đồngthời các tham số này cũng có ảnh hưởng lớn lẫn nhau: ở cùng một thời điểmgiá trị một tham số có thể tăng lên dễ dàng

trong khi có thể khiến giá trị của các tham số khác trở nên tồi tệ hơn.

4.2.3 Các dịch vụ bổ sung

Một dịch vụ bổ sung tăng cường và nâng cao các dịch vụ mang và dịch vụ xa. Dịch vụ bổ sung không thể tồn tại khi thiếu các dịch vụ cơ bản này, nghĩa là không có dịch vụ bổ sung đứng độc lập. Một dịch vụ bổ sung có thể tăng cường cho một vài dịch vụ viễn thông cơ bản. Đồng thời, một dịch vụ viễn thông cơ bản có thể đồng thời sử dụng một vài dịch vụ bổ sung. Khi đó, sự tương tác giữa các dịch vụ bổ sung đang tích cực cần được chỉ rõ.

Dịch vụ bổ sung có thể là chung hoặc được đăng kí trước. Một dịch vụ chung được cung cấp cho tất cả các thuê bao mà không cần đăng kí trước với nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ đăng kí trước yêu cầu thuê bao phải đăng kí trước với nhà cung cấp dịch vụ.

Các dịch vụ bổ sung hiện được định nghĩa cho 3G gồm có:

Tên dịch vụ bổ sung Viết tắt TS No.

Lệch hướng cuộc gọi CD 22.079

Nhận diện số 22.081

Trình bày nhận dạng đường gọi CLIP

Hạn chế nhận dạng đường gọi CLIR

Trình bày nhận dạng đường được nối CoLP

Hạn chế nhận dạng đường được nối CoLR

Các dịch vụ bổ sung cho gọi 22.082

Chuyển hướng cuộc gọi không điều kiện CFU Chuyển hướng cuộc gọi khi thuê bao di động bận CFB Chuyển hướng cuộc gọi khi không trả lời CFNRy Chuyển hướng cuộc gọi khi không đến được thuê CFNRc

bao di động

Các dịch vụ bổ sung khi hoàn thành gọi 22.083

Đợi gọi CW

Giữ cuộc gọi HOLD

Các dịch vụ bổ sung đa phía 2.084

Dịch vụ đa phía MPTY

Các dịch vụ bổ sung cho một cộng đồng 22.085

Nhóm người sử dụng khép kín CUG

Các dịch vụ bổ sung tính cước 22.086

Thông báo về thông tin cước AOCI

Thông báo về tính cước AO C

Các dịchvụbổ sung hạnchếcuộcgọi 2.088

Cấm tấtcả các cuộc gọi ra BAOC

Cấm tất cả các cuộc gọi ra quốc tế BAIC Cấm tấtcả các cuộc gọi ra quốc tếtrừ các cuộc

gọi hướng về mạng thông tin di động thường trú

BOIC-exHC

Cấm tất cả các cuộc gọi vào BAIC

Cấm tất cả các cuộc gọi vào khi chuyển mạng khỏi nước có mạng thường trú

BIC-Roam

Ưu tiên và dành riêng đa mức cải tiến EMLPP 22.067

Dịch vụ bổ sung chuyển giao cuộc gọi 22.091

Chuyển cuộc gọi tường minh ECT

Hoàn thành cuộc gọi đối với các thuê bao bận CCBS 22.096

Bảng 4.1: Các dịch vụ bổ sung

4.2.4 Các dịch vụ tiềm năng (Service capabilities)

Các dịchvụ mang, dịch vụ xa và dịch vụbổ sung đều được tiêu chuẩn hóa và các chức năng của chúng hoàn toàn được chỉ rõ. Điều đó có nghĩa là dù các dịch vụ đó do nhà khai thác nào cung cấp thì chúng cũng đều giống nhau từ phương diện của người sử dụng. Điều này khiến các nhà khai thác gặp khó khăn để cung cấp các dịch vụ duy nhất nhằm phân biệt mình với các nhà khai thác khác.

Các dịch vụ tiềm năng là các khối được làm sẵn có thể được sử dụng để cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng. Vì bản thân các dịch vụ giá trị gia tăng không được chuẩn hóa nên có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng sao cho tạo ra các dịch vụ duy nhất.

Các dịch vụ giá trị gia tăng được sử dụng bằng các ứng dụng thông qua giao diện ứng dụng được chuẩn hóa. Chúng được cung cấp nhờ các bộ công cụ khác nhau như SAM (SIM Application Toolkit), CAMEL (the Customized Application for Mobile Network Enhanced Logic).

Có hai loại tính năng của dịch vụ tiềm năng:

 Các tính năng framework

 Các tính năng nonframework

Các tính năng framework là các tiện ích chung được sử dụng bởi các tính năng nonframework. Chúng cung cấp các dịch vụ như nhận thực, cho phép,

đăng kí và khai báo. Các tính năng nonframework được các ứng dụng sử dụng như các khối được xây dựng sẵn cho các dịch vụ giá trị gia tăng. Các

tính năng này càng tổng quát càng tốt để các ứng dụng sử dụng các tính năng này có thể dễ dàng di động.

Các tính năng nonframework gồm có:

 Điều khiển phiên

 An ninh/ tính riêng tư

 Phiên dịch địa chỉ

 Định vị

 Trạng thái người sử dụng

 Nhắn tin

 Tải xuống dữ liệu

 Quản lý thông tin người sử dụng

 Tính cước

Một phần của tài liệu Công nghệ wcdma, các dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)