Giới thiệu về Bệnh viện

Một phần của tài liệu thực trạng tuân thủ điều trị người bệnh đái tháo đường type II ngoại trú tại bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 20 - 41)

Chương 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1. Thực trạng công tác tuân thủ điều trị người bệnh đái tháo đường type II ngoại trú tại Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh 10 tháng đầu năm 2019

2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện

2.1.1.1. Tổng quan về bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Bắc Ninh

Bệnh viện là Bệnh viện YHCT&PHCN-BN nằm phía đông bắc của thành phố Bắc Ninh thuộc thôn Thanh Sơn –Vũ Ninh TP bắc ninh là Bệnh viện chuyên khoa hạng 2 tuyến tỉnh trực thuộc Sở y tế Bắc Ninh ( có QĐ thăng hạng 2 tháng 9 năm 2019), là Bệnh viện hạng II với quy mô 300 giường bệnh điều trị nội trú, thực kê 320 giường.

Lãnh đạo bệnh viện gồm có 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc, đơn vị gồm 6 phòng chức năng và 11 khoa chuyên môn: Khoa Khám bệnh đa khoa; Nội - Nhi - Chuyên khoa; Ngoại phụ; Châm cứu dưỡng sinh; Nội Lão khoa; Vật lý trị liệu;

Hoạt động trị liệu và sản xuất dụng cụ trợ giúp; Xét nghiệm; Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng; Dược và Kiểm soát nhiễm khuẩn. Các khoa phòng khác được thành lập khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.Số lượng người làm việc của Bệnh viện được xác định trên cơ sở vị trí việc làm theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Bệnh viện và các phòng, khoa, nằm trong tổng số người làm việc của các đơn vị sự nghiệp công lập của Sở Y tế được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt,

Bệnh viện có chức năng khám, chữa bệnh đa khoa và phục hồi chức năng & y học cổ truyền, ( y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại; nghiên cứu khoa học, bảo tồn và phát triển y, dược cổ truyền; đào tạo, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật và là cơ sở thực hành về y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng của các cơ sở đào tạo y, dược và các đơn vị có nhu cầu.

Về nhiệm vụ, Bệnh viện tổ chức cấp cứu, khám bệnh, điều trị ngoại trú, nội trú; chăm sóc, phục hồi chức năng & y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, nhất là chú trọng sử dụng thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt và các phương pháp điều trị khác theo đúng quy chế chuyên môn. Bên cạnh đó, chủ động hướng dẫn người bệnh và người dân phòng bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền; tuyên truyền ứng dụng các biện pháp y, dược cổ truyền, phục hồi chức năng hợp lý, an toàn, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân…Đồng thời, tiếp nhận, tạo điều kiện và hướng dẫn cho học sinh, sinh viên, học viên của các cơ sở đào tạo và các đơn vị có nhu cầu đến thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Triển khai nghiên cứu khoa học, nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại…

Năm 2019, bệnh viện có 17 khoa, phòng (11 khoa lâm sàng, 06 phòng chức năng với gần 197 cán bộ trong đó biên chế 171 và 26 cán bộ hợp đồng 68. Bác sỹ:

45 (trong đó 1 Tiến sỹ, 1 Bác sĩ CKII, 3 thạc sỹ, 13 Bác sĩ CKI,27 BS)

- Đại học và trên đại học khác: 23 (8 cử nhân kinh tế, 8 cử nhân điều dưỡng, 2 cử nhân xét nghiệm), 1 Cử Nhân y tế công cộng, 4 Đại học Dược)

- Y sỹ, điều dưỡng 66, KTV 23, Dược sĩ trung cấp: 9, Dược tá: 1

Tính đến 10 tháng đầu năm bệnh viện khám cho khoảng 25.242 lượt bệnh nhân, vào điều trị nội gần 4000 bệnh nhân, người bệnh đến khám cấp thuốc điều trị ngoại trú mạn tính 7000 lượt, trong đó có 7000 lượt bệnh nhân đái tháo đường

…Theo quy trình tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường ngoại trú tại bệnh viện, nếu phải vào viện điều trị nội trú (trong trường hợp NB không kiểm soát được đường huyết) sẽ được chuyển vào khoa Nội điều trị nội trú.Tại Bệnh viện , một thực tế là số người bệnh đái tháo đường đến khám và điều trị ngày một đông đặc biệt là đái tháo đường tuype II. Trung bình mỗi ngày phòng khám nội khám cấp thuốc cho 45 đến 55 người bệnh đái tháo đường type II.

2.1.1.2. Giới thiệu về Khoa khám bệnh

Nhiêm vụ Khoa Khám Bệnh: Đảm nhận chức năng khám và điều trị Ngoại trú cho những người bệnh có bệnh lý thuộc lĩnh nội khoa như: Bệnh nhân ĐTĐ, tăng huyết áp, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…. Ngoài ra, khoa còn khám và điều trị cho bệnh nhân Ngoại trú thủ thuật bằng phương pháp YHCT&PHCN, tham gia đào tạo

cho học sinh ,sịnh viên thực tập tại, tuyên truyền phòng bệnh, chỉ đạo tuyến theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Tình hình nhân lực khoa khám bệnh hiện có 16 cán bộ: Bác sĩ 08: 01 bác sĩ chuyên khoa I nội trưởng khoa, 01thạc sỹ YHCT phó khoa, 02 Bác sĩ đa khoa (1 bác sỹ chưa chuyển ngạch ) 01 bác sỹ chuyên khoa RHM, 01 bác sỹ YHCT có chứng chỉ chuyên khoa TMH, 01bác sỹ YHCT có chứng chỉ chuyên khoa Mắt.

01bác sỹ YHCT có chứng chỉ PHCN.Điều dưỡng 08, (01 cử nhân điều dưỡng đại học ĐDTK, 03điều dưỡng trung học,03 y sỹ YHCT,01 Nữ hộ sinh. Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ.

Cơ cấu tinh hình hoạt động khoa :có 07 phòng khám, 01 phòng thủ thuật:

Đồng chí trưởng khoa làm 50% công tác chuyên môn còn lại quản lý chỉ đạo chung tình hình hoạt động của khoa. Đồng chí điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm phân công quản lý điều dưỡng ,y sỹ ,hộ lý ,quản lý tài sản, lưu giữ và bảo lý HSBA kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật

- Phòng số 01: gồm 3 điều dưỡng trong khoa ,01 cán bộ phòng ĐD thuộc tổ công tác xã hội hỗ trợ buổi sáng. Phòng đón tiếp hướng dẫn người bệnh xếp sổ nhập dữ liệu bệnh nhân vào máy, phân luồng người bệnh vào từng phòng khám cho phù hợp,đưa người bệnh vào các khoa lâm sàng xin chứ ký ,đóng dấu giấy chuyển viện ,giải đáp thắc mắc khi người bệnh thắc mắc về chế độ bảo hiểm

- Phòng số 02: gồm 01 bác sỹ chuyên khoa YHCT có chứng chỉ chuyên khoa TMH. Phòng khám chuyên khoa Tai mũi họng khám và chữa các bệnh lý Tai Mũi Họng,tư vấn GDSK

- Phòng số 03: gồm 01 bác sỹ chuyên khoa RHM. Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt khám và chữa các bệnh lý về Răng Hàm Mặt ,tư vấn GDSK

- Phòng khám số 04: gồm 01 thạc sỹ YHCT có chứng chỉ đái tháo đường, 01 điều dưỡng phụ đánh máy. Phòng khám chuyên khoa YHCTtiếp nhận người bệnh khám YHCT và làm thủ tục cho người bệnh vào viện điều trị nội trú, ngoại trú

YHCTtư vấn GDSK,

- Phòng khám số 05 phòng khám Nội 1: gồm 2 Bác sỹ, 1chuyên khoa I nội TK, 1 bác sỹ đa khoa chưa chuyển ngạch, 1 điều dưỡng phụ khám. Phòng khám Nội 1 có chức năng khám bệnh cấp thuốc nội khoa ,cho nhập viện khi người bệnh nhập viện,tư vấn GDSK

- Phòng khám số 06 phòng khám Nội 2: gồm 1 Bác sỹ đa khoa ,1 điều dưỡng phụ đánh máy. Phòng khám Nội 2 có chức năng khám bệnh cấp thuốc nội khoa ,cho nhập viện khi người bệnh nhập viện ,tư vấn GDSK

- Phòng khám số 07: gồm 1 bác sỹ YHCT có chứng chỉ chuyên khoa Mắt, 1 Bác sỹ YHCT định hướng PHCN (Bs chuyên khoa PHCN phụ trách điều trị cho người bệnh ngoại trú thủ thuật). Phòng khám chuyên khoa Mắt, PHCN khám và điều trị các bệnh lý thông thường về Mắt, khám và làm thủ tục nhập viện cho người bệnh cần PHCN, tư vấn GDSK

- Phòng thủ thuật: 01 Bác sỹ YHCT&PHCN phụ trách, 1 Y sỹ YHCT phụ trách làm thủ thuật. Phòng thủ thuật điều trị bệnh nhân ngoại trú YHCT xoa bóp bấm huyệt , điện châm, cấy chỉ cho người bệnh. tư vấn GDSK.

- Khám chuyên khoa ngoại ,sản gửi vào khoa ngoại phụ, có Bác sỹ ngoại sản phụ trách

- Cơ sở vật chất trang thiết bị: khoa khám bệnh Bệnh viện nằm tại khu nhà A của BV gồm 3 khoa 1 dãy nhà 2 tầng , chia làm 3 khu 2/3 phía trước dãy nhà tầng 1 là khoa khám bệnh, tầng là khoa xét nghiệm, 1/3còn lại là khoa chẩn đoán hình ảnh

& thăm dò chức năng, các phòng ốc không đồng bộ (do tiếp quản của trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản)

- Quy trình khám bệnh đối với người bệnh

Bước 1: Người bệnh đến sếp sổ theo theo thứ tự 01 sổ đối tượng ưu tiên, 02 sổ đối tương không ưu tiên.

Bước 2: Người bệnh đến ngồi chờ tại khu vực tiếp đón, nghe loa gọi theo số thứ tự và phân luồng người bệnh vàocác phòng khám phù hợp, đến buồng khám bệnh theo chỉ dẫn ghi trên sổ khám bệnh.

Bước 3: Người bệnh ngồi chờ trước buồng khám bệnh, vào khám bệnh theo gọi số thứ tự.

Bước 4: Người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng:

Người bệnh có BHYT đi làm cận lâm sàng (xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X- quang…) theo chỉ định của bác sỹ và hướng dẫn của điều dưỡng buồng khám.

Người bệnh không có BHYT: Nộp viện phí tại quầy tạm thu viện phí rồi đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như người bệnh có BHYT.

Bước 5: Người bệnh nhận đủ các kết quả: Xét nghiệm, X- quang, siêu âm, nội soi, điện tim… trở về buồng khám bệnh, giao cho điều dưỡng buồng khám bệnh.

Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu trả kết quả tại buồng khám bệnh (nơi cho chỉ định). Người bệnh ngồi chờ trước buồng khám nghe điều dưỡng buồng khám gọi tên vào khám, nhận chỉ định điều trị của bác sỹ.

Bước 6: Thanh toán viện phí và hướng dẫn điều trị:

Người bệnh có BHYT: Nhận đơn thuốc của bác sỹ, quay trở lại phòng số 09 ngồi chờ trước khu vực thanh toán nghe gọi số thứ tự vào quầy thanh toán BHYT, đến buồng phát thuốc BHYT số 10 lĩnh thuốc và sử dụng theo đơn.

Người bệnh không có BHYT nhận đơn thuốc, mua thuốc điều trị theo đơn.

Trường hợp người bệnh vào viện, chuyển viện, điều dưỡng buồng khám có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể. Áp dụng quy trình khám bệnh đối với người bệnh ĐTĐ typ II và ngoại trú mạn tính khác được quản lý tại khoa Khám bệnh trung bình khám 90-100 lượt trong đó bệnh nhân ĐTĐ 45-55 mỗi ngày từ khâu tiếp đón, khám bệnh, xét nghiệm chờ kết quả đến khi NB được cấp phát thuốc, tư vấn điều trị là một quy trình khép kín và một chiều.

Bảng 2. 1. Một số kết quả thực hiện nhiệm vụ của Khoa khám bệnh đã làm được trong 10 tháng đầu năm 2019.

STT Nội dung hoạt động Đơn vị

Thực hiện 1/1- 31/10/2019

Chỉ tiêu năm 2019

Ghi chú

1 Tổng số lượt KB Lượt 25.242 21150 119.3%

2 BN vào viện Lượt 3944

3

Tổng số BN điều trị ngoại trú bệnh mãn tính

Lượt 8791 5000 195.8%

STT Nội dung hoạt động Đơn vị

Thực hiện 1/1- 31/10/2019

Chỉ tiêu năm 2019

Ghi chú

4 Tổng số BN điều trị

ngoại trú thủ thuật Lượt 391 5 Chuyển tuyến ngoại

trú từ khoa KB Lượt 1739 7% 6.8%

6 Khám và điều trị bệnh

lý về răng Lượt 420 1320 31.8%

7 Khám và điều trị bệnh

lý về TMH Lượt 1635 792 206%

8 Khám và điều trị bệnh

lý về Mắt Lượt 414 300 138%

9 Cấy chỉ Lượt 202

2.1.2. Thực trạng tuân thủ điều trị ĐTĐ type II ngoại trú 2.1.2.1. Phương pháp thực hiện

- Thời điểm đánh giá từ 30/9/2019 - 31/10/2019 tại khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT&PHCN-BN

- Về đối tượng nghiên cứu là các những người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường type 2 đang được quản lý tuân thủ điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh Bệnh viện YHCT&PHCN-BN

- Số lượng đối tượng là: Chọn ngẫu nhiên trong 3 ngày 02/10,18/10,22/10 tách các đối tượng ngoại trú mạn tính khác còn lại 100 người bệnh ĐTĐ trong các buổi khám từ 30/09/2019- 31/10/2019

- Các thông tin thu thập gồm: đặc điểm cá nhân của người bệnh, thực hiện tuân thủ chế độ ăn và uống của người bệnh, hành vi tập luyện thể dục, tuân thủ dùng thuốc, tuân thủ tái khám, …

- Về công cụ đánh giá: Phiếu phỏng vấn người bệnh (phụ lục 2)

- Về phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp người bệnh về tuân thủ điều trị

2.1.2.2. Kết quả

a. Một số đặc điểm chung của người bệnh

Bảng 2. 2. Một số thông tin nhân khẩu học của người bệnh

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Giới

Nam 42 42%

Nữ 58 58%

Nhóm tuổi ( trung bình 65 tuổi, cao nhất là 83 thấp nhất là 33)

33 – 43 tuổi 16 16%

44 – 55tuổi 18 18%

56 – 66 tuổi 34 34%

67 – 77 tuổi 24 24%

77- 83 tuổi 8 08%

Nghề nghiệp

Làm ruộng 24 28%

Cán bộ công nhân viên chức 12 12%

Tự do 16 16%

Hưu trí 34 34%

Khác 10 10%

Nơi sinh sống

Nông thôn 43 43%

Thành phố 57 57%

Bảng 2. 3. Tình trạng nhân trắc của người bệnh

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Cân nặng hiện tại

≤ 55kg 33 33%

≤ 65kg 44 44%

≤ 75kg 23 23%

Chiều cao hiện tại

≤ 1m60 50 50%

≤ 1m70 48 48%

≤ 1m80 02 02%

Vòng bụng hiện tại của ông bà

≤ 65cm 32 32%

≤ 75cm 46 46%

≤ 85cm 22 22%

Chỉ số huyết áp tâm thu đo được(HATĐ)

110 mmHg-120 Hmmg 58 58%

130-140 mmHg 34 34%

150-160 mmHg 06 06%

180 mmHg 02 02%

Chỉ số huyết áp tâm trương đo được(HATT)

70 mmHg 34 34%

80 mmHg 58 58%

90 mmHg 06 06%

100 mmHg 02 02%

Đánh giá chỉ số đường huyết đo trực tiếp( từ 3,68-15,59)

3,68 đến≤ 6,4 mmol/l 54 54%

6,5 đến ≤ 8,9 mmol/l 36 36%

>9,0 mmol/l 10 10%

Bảng 2. 4. Thời gian phát hiện bị Đái tháo đường type II

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

< 1 năm 0

1-3 năm 28 28

>3 năm 72 72

Đa số người tham gia nghiên cứu bị ĐTĐ trên 3 năm (72%), ít hơn là nhóm người bệnh bị ĐTĐ từ 1-3 năm (28%).

Bảng 2. 5. Thời gian đi khám bệnh ĐTĐ tại bệnh viện

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1 tháng/lần 98 98

2 tháng/lần 0 0

3 tháng/lần 0 0

Khi nào mệt mới đi khám 0 0

Khác 2 2

Tỷ lệ đi khám bệnh 1 tháng /1 lần chiếm đa số(98%).Còn lại chỉ có 2% đi khám vì lý do khác.

Bảng 2. 6. Thời gian đi khám bệnh gần đây nhất

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

1-9 ngày 14 14%

10-19 ngày 42 42%

20-29 ngày 32 32%

30-35 ngày 12 12%

Tỷ lệ người bệnh đi khám gần đây nhất từ 10-19 ngày cao nhất(42%). Còn lại 30 ngày chiếm tỷ lệ trung bình(44%).Từ 1- 9 ngày ít nhất chiếm (14%).

Bảng 2. 7. Sổ theo dõi đường huyết cá nhân

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Có 98 98%

Không 02 2%

Kết quả cho thấy 98% người bệnh có sổ theo dõi ĐTĐ cá nhân, còn lại 2%

người bệnh không có sổ theo dõi cá nhân và người bệnh được xét nghiệm đường máu thường xuyên trong các lần tái khám (100%).

b. Thực trạng tuân thủ điều trị bệnh:khảo sát (100 người bệnh) Bảng 2. 8. Thực trạng tuân thủ chế độ ăn của người bệnh (tỷ lệ %)

TT Nội dung câu hỏi

Tần suất thực hiện tỷ lệ %

Không bao giờ

Thỉnh thoảng

(hàng tháng)

Thường xuyên (hàng

tuần)

Liên tục (hàng ngày)

B1

Mức độ chọn loại thức ăn có hàm lượng chất béo bão hoà và cholesterol thấp

3 23 45 29

B2

Mức độ hạn chế sử dụng đường và thực phẩm có chứa nhiều đường

4 16 32 48

B3 Ăn 6-11 khẩu phần chất

bột/ngày 2 14 40 44

B4 Ăn 2-4 khẩu phần hoa quả/ngày 0 16 42 42

B5 Ăn 3- 5 khẩu phần rau/ngày 4 10 38 48

B6 Ăn 2- 3 khẩu phần sữa hoặc sữa

chua dành cho người ĐTĐ/ngày 4 4 32 60

B7 Ăn 2-3 khẩu phần chất

đạm/ngày 4 14 32 50

B8 Các bữa ăn cách nhau từ 4- 5

giờ 0 22 30 48

B9

Tần suất ông/bà tự kiểm tra đường huyết của mình là như thế nào

10 32 38 20

B10

Sau khi kiểm tra đường huyết của mình, ông/bà có ghi lại kết quả và so sánh với lần trước

10 30 40 20

TT Nội dung câu hỏi

Tần suất thực hiện tỷ lệ %

Không bao giờ

Thỉnh thoảng

(hàng tháng)

Thường xuyên (hàng

tuần)

Liên tục (hàng ngày) không

2%

24%

36%

38% Hằng ngày

Hàng tuần Hiếm khi Không bao giờ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá người bệnh sử dụng đồ uống có đường

Nhận xét: Người bệnh không bao giờ sử dụng đồ uống có đường chiếm tỉ lệ 38%, hiếm khi sử dụng đồ uống có đường chiếm tỉ lệ thấp hơn là 36%, hằng tuần sử dụng đồ uống có

đường chiếm 24%, hằng ngày ít nhất 2%.

15%

57%

23%

0,50%

0ml

100ml-200ml 200ml-300ml 300ml-400ml

Biểu đồ 2.2. Mức độ sử dụng đồ uống có đường của người bệnh

Nhận xét: Nếu có sử dụng đồ uống có đường ông bà uống bao nhiêu ml/tuần.

Không bao giờ uống đạt 15%, uống từ 100ml-200ml 57%,uống từ 200ml-300ml chiếm 23%,uống từ 300ml-400ml chiếm 05%, uống >400ml không có người bệnh nào.

Bảng 2.9. Mức độ ông bà sử dụng đồ uống có chứa cồn

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Hàng ngày 02 02%

Hàng tuần 24 24%

Hiếm khi 36 36%

Không bao giờ 38 38%

Hàng ngày tỷ lệ người uống thấp nhất là 02%, sau đó là hàng tuần tỷ lệ người sử dụng cao hơn 24%, hiếm khi uống chiếm 38%và không bao giờ uống chiếm tỷ lệ cao nhất 38%

Bảng 2. 10. Nếu có sử dụng đồ uống có chứa cồn ông bà uống bao nhiêu ml/tuần

Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)

0ml 20 20%

100ml-200ml 59 59%

>200ml-300ml 14 14%

>300ml-400ml 07 07%

Nếu có sử dụng đồ uống có chứa cồn ông bà uống bao nhiêu ml/tuần,không uống là 20%,uống từ 100ml-200ml chiếm 59% tỷ lệ này khá cao,>200ml-300ml chiếm tỷ lệ 14% , uống từ >300ml-400ml chiếm 07%

24%

74%

2%

≤ 30 phút

≥ 30 phút

Không tập thể dục

Biểu đồ 2.3. Đánh giá người bệnh tuân thủ tập thể dục

Hàng ngày người bệnh dành thời gian cho việc tập thể ≥ 30 phút chiếm 74%,

Một phần của tài liệu thực trạng tuân thủ điều trị người bệnh đái tháo đường type II ngoại trú tại bệnh viện y học cổ truyền và phục hồi chức năng tỉnh bắc ninh năm 2019 (Trang 20 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)