Chương 2: Mô tả vấn đề cần giải quyết
21. Một số thông tin về bệnh viện Ung bướu Nghệ An
2.2. Thực trạng triển khai áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng
2.2.1. Ưu điểm
- Chi hội điều dưỡng tiến hành cho cán bộ viên chức bao gồm điều dưỡng viên ký cam kết triển khai thực hiện các nội dung “ Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng người bệnh”.
- Chi hội điều dưỡng tập huấn CĐĐNN điều dưỡng viên cho điều dưỡng viên.
- Điều dưỡng ký cam kết thực hiện CĐĐNN điều dưỡng viên.
- Phòng điều dưỡng phối hợp Chi hội điều dưỡng bệnh viện kiểm tra, giám sát việc thực hiện CĐĐNN của điều dưỡng viên tại các khoa phòng thông qua quan sát trực tiếp, thông qua các cuộc họp hội đồng người bệnh cấp bệnh viện, qua các phản ánh trên đường dây nóng của bệnh viện.
- Treo các biển bảng bao gồm 8 nội dung có trong bộ CĐĐNN của điều dưỡng viên Việt Nam Ban hành theo Quyết định số: 20/QĐHĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của
Chủ tịch hội Điều Dưỡng Việt Nam, tại các khoa, phòng.
Hình 2.1. Bản ký cam kết thực hiện CĐĐNN của điều dưỡng viên
22
22
Hình 2.2. Danh sách tập huấn CĐĐNN điều dưỡng 2.2.2. Tồn tại
- Chưa có quyết định thành lập ban hay hội đồng liên quan đến việc triển khai thực hiện CĐĐNN diều dưỡng viên.
- Ban Giám đốc chưa có quyết định giao chi hội điều dưỡng bệnh viện tổ chức tập huấn và ký cam kết thực hành CĐĐNN điều dưỡng viên.
- Chi hội điều dưỡng bệnh viện chưa có văn bản triển khai thực hiện CĐĐNN điều dưỡng qua các năm.
- Chi hội điều dưỡng tiến hành tập huấn cho điều dưỡng viên mới tuyển dụng trong năm và cho ký cam kết. Hiện tại chưa có tập huấn nhắc lại cho điều dưỡng viên đã được tập huấn.
- Chưa có quyết định thành lập ban giám sát thực hiện CĐĐNN điều dưỡng. Trách nhiệm giám sát do chi hội điều dưỡng kết hợp phòng dưỡng bệnh viện thực hiện giám sát.
- Bệnh viện chưa có hình thức đánh giá mức độ áp dụng, thực hiện CĐĐNN điều dưỡng. Các đánh giá chỉ đánh giá chung cho nhân viên y tế bao gồm bác sỹ. điều dưỡng, kỹ thuật viên. Một số trường hợp điều dưỡng chưa thực hiện nghiêm túc CĐĐNN được thống kê qua các phản ánh của người bệnh, người nhà người bệnh qua đường dây nóng, hoặc các cuộc họp hội đồng người bệnh.
2.2.3. Đánh giá mức độ thực hành CĐĐNN của điều dưỡng viên tại bệnh viện Ung bướu Nghệ An
Lý do tiến hành: Đánh giá mức độ áp dụng, thực hành CĐĐNN điều dưỡng tại bệnh viện, từ đó tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả triển khai, áp dụng CĐĐNN điều dưỡng tại bệnh viện.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đánh giá:
+ Các ĐDV đang trực tiếp làm nhiệm vụ chăm sóc, tiếp đón bệnh nhân tại bệnh viện.
+ Đồng ý tham gia đánh giá trên tinh thần tự nguyện sau khi đã được thông báo cụ thể mục đích và nội dung đánh giá.
Công cụ đánh giá:
Công cụ đánh giá sử dụng Bộ CĐĐNN của điều dưỡng viên Việt Nam và Bộ câu hỏi tự đánh giá việc áp dụng CĐĐNN của điều dưỡng viên (Ban hành theo Quyết định số: 20/QĐHĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch hội Điều Dưỡng Việt Nam) (Phụ lục 1).
cỡ mẫu:
Chọn mẫu ngẫu nhiên theo phần mềm tính cỡ mẫu của Tổ chức Y tế thế giới (Simple size) theo công thức:
Z2(1-α/2) p(1-p) * N
n = (I) d2 (N-1) + Z2(1-α/2) P(1-P)
24
24
Hiện bệnh viện có 372 ĐDV đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, do vậy, quần thể nghiên cứu N = 372 ĐDV.
p = 0,50 là tỷ lệ giả định ĐDV có đạo đức nghề nghiệp đạt.
Z = 1,96 (α = 0,05, độ tin cậy 95%, thu từ bảng Z).
d = 0,05 là sai số tuyệt đối.
Thay các giá trị trên vào công thức (I) ta được n = 190 ĐDV.
Cách Thu thập thông tin, xử lý số liệu:
Sử dụng bộ câu hỏi tự đánh giá việc áp dụng CĐĐNN của điều dưỡng viên (Ban hành theo Quyết định số: 20/QĐHĐD ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chủ tịch hội Điều Dưỡng Việt Nam), phát cho điều dưỡng viên tự đánh giá độc lập. Số liệu nhập vào phần mềm Excel tính ra tỉ lệ phần trăm cho mỗi tiêu chí đánh giá.
Kết quả:
Bảng 2.1: Mức độ thực hiện CĐĐNN của điều dưỡng bệnh viện Ung bướu Nghệ An.
TT Tiêu chí đánh giá Mức độ thực hiện (%)
n=190 chưa
đạt
Đạt yêu cầu
Tốt Rất tốt Bảo đảm an toàn cho người bệnh
1 Duy trì chuẩn mực thực hành tốt nhất có thể ở nơi làm việc.
0 75 20 5
2 Chịu trách nhiệm cá nhân về mọi quyết định và hành vi chuyên môn trong chăm sóc người bệnh.
0 60 37 3
3
Can thiệp kịp thời và báo cáo cho người phụ trách khi phát hiện các hành vi thực hành của người hành nghề không bảo đảm an toàn cho
30 65 5 0
người bệnh.
Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh 4 Tôn trọng tuổi, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng của
người bệnh.
0 73 25 2
5 Tôn trọng quyền tự quyết của người bệnh trong khi thực hành chăm sóc.
0 30 35 25
6
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật.
40 30 10 20
7
Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh.
15 52 20 13
8 Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh.
2 45 25 28
9 Đối xử công bằng với mọi người bệnh. 3 54 23 20 Thân thiện với người bệnh
10 Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện.
5 55 12 28
11 Lắng nghe người bệnh, người nhà người bệnh và đáp lại bằng câu nói ân cần với cử chỉ lịch sự.
0 63 17 20
12 Cung cấp dịch vụ chăm sóc kèm theo nụ cười thân thiện.
0 66 18 16
13 Giúp người bệnh giảm nhẹ đau đớn do bệnh tật và do phẫu thuật, thủ thuật.
0 72 13 15
Trung thực khi hành nghề
14 Trung thực trong việc quản lý, sử dụng thuốc và vật tư tiêu hao cho người bệnh.
0 51 16 33
15 Trung thực trong việc thực hiện các hoạt động 0 80 15 5
26
26
chuyên môn.
16 Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh.
10 60 25 5
Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề
17 Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên.
3 67 15 15
18 Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh.
20 55 22 3
19 Học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.
30 60 9 1
20 Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng.
80 15 5 0
Tự tôn nghề nghiệp
21
Giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khi người khác làm tổn hại đến các giá trị và danh dự của nghề.
6 72 15 7
22 Tận tụy với công việc chăm sóc người bệnh và tự giác chấp hành các quy định ở nơi làm việc.
0 83 15 2
23
Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích khác của người bệnh, người nhà người bệnh vì mục đích được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh.
1 85 7 7
24 Tôn trọng Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia các hoạt động của Hội Điều dưỡng ở các cấp.
0 64 24 16
Thật thà đoàn kết với đồng nghiệp
25 Hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp hoàn thành nhiệm vụ.
0 76 20 4
26 Tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
0 70 27 3
27 Truyền thụ và chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp.
0 65 30 5
Cam kết với cộng đồng và xã hội
28 Nói và làm theo các quy định của Pháp luật. 0 86 7 7 29 Gương mẫu tại cộng đồng và nơi sinh sống. 0 74 12 14 30 Tham gia các hoạt động từ thiện và bảo vệ môi
trường.
0 81 14 5
Nhận xét:
Qua bảng 2.1: Mức độ thực hiện CĐĐNN của điều dưỡng bệnh viện Ung bướu Nghệ An, do điều dưỡng viên bệnh viện tự đánh giá ta nhận thấy thực trạng áp dụng CĐĐNN của điều dưỡng viên tại bệnh viện còn một số vấn đề tồn tại nổi cộm như sau:
- Tiêu chí Bảo đảm an toàn cho người bệnh: vấn đề “can thiệp kịp thời và báo cáo cho người phụ trách khi phát hiện các hành vi thực hành của người hành nghề không bảo đảm an toàn cho người bệnh”, vẫn còn 30 % điều dưỡng tự đánh giá bản thân thực hiện ở mức độ chưa đạt, đây là một tỉ lệ tương đối lớn.
Hậu quả: Điều dưỡng thực hiện chưa đạt ở vấn đề này có thể gây những nguy cơ đáng tiếc, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, chất lượng chăm sóc, điều trị của bệnh viện. Việc bao che cho các hành vi sai trái sẽ tạo tiền lệ xấu trong bệnh viện, ảnh hưởng đến danh dự và uy tín chung của nhân viên y tế trong bệnh viện.
- Tiêu chí Tôn trọng người bệnh và người nhà người bệnh:
+ Vấn đề “Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật” có 40% điều dưỡng tự đánh giá bản thân thực hiện mục này chưa đạt.
Hậu quả: Tỉ lệ 40% thực hiện chưa đạt là một tỉ lệ lớn, thực hiện chưa đạt vấn đề này gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh, làm cho người bệnh có cảm giác bị thiếu tôn trọng, xấu hổ từ đó ảnh hưởng đến mối qua hệ điều dưỡng, bệnh nhân
28
28
và người nhà, các nguồn trao đổi thông tin về bệnh giưa các bên bị hạn chế. Từ đó ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và điều trị.
+ Vấn đề “Cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh” Có 15% điều dưỡng tự đánh giá bản thân thực hiện ở mức chưa đạt.
Hậu quả: việc không cung cấp hoặc cung cấp thiếu các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh, sẽ tạo cho nguười bệnh cảm giác hoang mang, lo lắng về bệnh. Không tin tưởng vào phác đồ chăm sóc và điều trị, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị của bệnh viện.
+ Vấn đề “Giữ gìn những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuộc sống riêng tư của người bệnh, và Đối xử công bằng với mọi người bệnh”. ở hai nội dung này tỉ lệ điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa đạt chỉ chiếm 2-3%, là một tỉ lệ thấp, tuy nhiên đây là những nội dung rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng người bệnh.
Hậu quả: Điều dưỡng không giữ được những bí mật liên quan đến bệnh tật và cuốc sống riêng của người bệnh, không đối xử công bằng giữa các người bệnh sẽ tạo cho người bệnh cảm giác tự ti, chán nản, người bệnh sẽ không còn sự tin tưởng ở người điều dưỡng, tạo khoảng cách với điều dưỡng gây khó khăn trong việc trao đổi thông tin giữa người bệnh và nhân viên y tế ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và điều trị.
- Tiêu chí Thân thiện với người bệnh: Vấn đề “Giới thiệu tên và chào hỏi người bệnh, người nhà người bệnh một cách thân thiện” vẫn có 5% điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa đạt ở nội dung này.
Hậu quả: Vấn đề giới thiệu tên điều dưỡng không đầy đủ, chào hỏi người bệnh không thân thiện sẽ tạo sự không thiện cảm của người bệnh với người điều dưỡng, gây ảnh hưởng đến trao đổi thông tin trong quá trình chăm sóc và điều trị.
- Tiêu chí Trung thực khi hành nghề: Vấn đề “Trung thực trong việc ghi các thông tin trong hồ sơ bệnh án của người bệnh”, đây là một vấn đề rất quan trọng trong
thực hành y đức, những vẫn còn có 10% điều dưỡng tự đánh giá bản thân thực hiện chưa đạt ở nội dung này.
Hậu quả: Việc ghi chép sai hoặc thiếu các thông tin, diễn biến bệnh của người bệnh trong hồ sơ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình điều trị, gây ra sự xung đột giữa các đồng nghiệp trong công việc. Nặng nề hơn ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh, uy tín của bệnh viện.
- Tiêu chí Duy trì và nâng cao năng lực hành nghề: đây là một tiêu chí còn nhiều tồn tại, điều dưỡng thực hiện chưa đạt còn chiếm tỉ lệ lớn.
+ Vấn đề “Thực hiện đầy đủ chức năng nghề nghiệp của điều dưỡng viên”, có 3% tỉ lệ điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa đạt.
Hậu quả: Việc không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện vượt quá chức năng nghề nghiệp điều dưỡng viên đều gây ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc người bệnh.
+ Vấn đề “Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh” tỉ lệ điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa đạt tương đối lớn, chiếm 20%.
Hậu quả: Điều dưỡng không Tuân thủ các quy trình kỹ thuật, các hướng dẫn chuyên môn khi chăm sóc người bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người bệnh, giảm uy tín của bệnh viện.
+ Vấn đề “Học tập liên tục để cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.” và “Tham gia nghiên cứu và thực hành dựa vào bằng chứng”, tỉ lệ tự đánh giá thực hiện chưa đạt lần lượt là 30% và 80%.
Hậu quả: việc tham gia các khóa đào tạo liên tục và nghiên cứu khoa học của điều dưỡng nói chung thực hiện chưa thường xuyên và chất lượng thấp, gây ra sự thiếu hụt, không cập nhật kiến thức mới của điều dưỡng, gây ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc người bệnh.
- Tiêu chí “Tự tôn nghề nghiệp”:
+ Có 6% điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa đạt ở nội dung “giữ gìn và bảo vệ uy tín nghề nghiệp khi người khác làm tổn hại đến các giá trị và danh dự của nghề”.
30
30
Hậu quả: Điều dưỡng viên chưa đánh giá đúng giá trị nghề nghiệp của bản thân, dẫn đến sự thiếu coi trọng của đồng nghiệp, của bệnh nhân, của người nhà bệnh nhân và xã hội, hậu quả dẫn đên sự tư ti về nghề nghiệp, không còn ý thức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và lòng yêu nghề bị giảm sút.
+ Vấn đề “Từ chối nhận tiền hoặc lợi ích khác của người bệnh, người nhà người bệnh vì mục đích được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh” tỉ lệ điều dưỡng tự đánh giá thực hiện chưa tốt chiếm 1% , đây là một tỉ lệ tương đối thấp, nhưng cần thay đổi.
Hậu quả: nhận tiền hoặc lợi ích của người bệnh, người nhà người bệnh vì mục địch được ưu tiên trong khám bệnh, chưa bệnh gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của người điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung. Gây ra sự bức xúc cho người bệnh và người nhà.
- Phần lớn các tiêu chí được điều dưỡng tự đánh thực hiện ở mức đạt yêu cầu và tốt, tỉ lệ tự đánh giá thực hiện ở mức rất tốt tương đối thấp.
2.2.3. Một số ý kiến của điều dưỡng viên về công tác triển khai áp dụng và thực hành CĐĐNN của điều dưỡng viên tại bệnh viện thông qua phỏng vấn sâu.
Mục đích: Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra các biểu hiện áp dụng, thực hành CĐNN chưa tích cực của điều dưỡng viên tại bệnh viện, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Đối tượng tiến hành phỏng vấn: Một số điều dưỡng có biểu hiện thực hành CĐĐNN tích cực và chưa tích cực thông qua đánh giá ở mục 2.1.2.
Kết quả:
Nhóm 1: Các điều dưỡng có biểu hiện thực hành CĐĐNN chưa tích cực.
- Hàng ngày, vẫn thấy các đồng nghiệp có các hành vi thực hành không đảm bảo an toàn cho người bệnh như không rửa tay, cho dịch chảy nhanh hơn y lệnh, không thực hiện 5 đúng,… nhưng chúng tôi không dám báo cho cấp trên vì sợ mất lòng, sợ va chạm.
- Nội dung CĐĐNN điều dưỡng có được treo tại khoa nhưng bảng nhỏ, chữ nhỏ, treo vị trí khuất nên hầu như không ai đọc.
- Điều dưỡng là nghề làm dâu trăm họ, hiện nay thực tế xã hội chưa coi trọng vị trí của người điều dưỡng, vẫn còn rất nhiều hiện tượng xúc phạm, chửi bới, thậm chí bạo lực với người điều dưỡng, hay như tên gọi điều dưỡng đã được thay thế cho từ y tá, nhưng phần lớn người dân và ngay cả truyền thông vẫn dùng từ y tá. Những hành động này thực sự làm tổn thương đến tinh thần, danh dự của người điều dưỡng.
- Hiện nay, số lượng bệnh nhân đông, hàng ngày mỗi điều dưỡng phải phụ trách từ 20 đến 25 bệnh nhân, nên khó có thể tuân thủ được hết các quy trình kỹ thuật chuyên môn như thực hiện 5 thời điểm rửa tay, sát khuẩn các đầu ống thuốc, …
- Vấn đề nghiên cứu khoa học là vấn đề mới đối với điều dưỡng, ở các trường đại học chưa chú trọng đến bộ môn nghiên cứu khoa học, ở các bệnh viện điều dưỡng cũng ít được tham gia các hội thảo khoa học, hầu như không được tập huấn đào tạo về nghiên cứu khoa học nên điều dưỡng rất yếu về nội dung này.
Nhóm 2: Các điều dưỡng có biểu hiện thực hành CĐĐNN tích cực.
- Thường chúng tôi chỉ được tập huấn CĐĐNN điều dưỡng 1 lần khi mới tuyển dụng vào bệnh viện, khi còn đi học tại trường thì hầu như không biết đên nội dung này, nên hiện tại chúng tôi vẫn có thực hiện nhưng để đúng chuẩn được như trong quy định thì không được.
- Chúng tôi hoàn toàn biết nội dung điều dưỡng cần “Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm kín đáo tốt nhất có thể cho người bệnh khi chăm sóc và làm thủ thuật”. Tuy nhiên, hiện tại nội dung nay thực hiện chưa đạt, ví dụ như bệnh viện thiếu các tấm mành che chắn khi thực hiện các thủ thuật thay băng, đặt sonde tiểu, thay quần áo cho người bệnh, … một phần do ý thức thực hiện quy trình của điều dưỡng, nhưng phần lớn do bệnh viện chưa đáp ứng được cơ sở vật chất thiết yếu như mành che, buống thủ thuật, nhà tắm, …
- Trong quá trình làm việc và chăm sóc, điều dưỡng vẫn cung cấp các thông tin liên quan đến các giải pháp và hoạt động chăm sóc cho người bệnh. Tuy nhiên, lượng thông tin thường chưa đầy đủ vì nhiều nguyên nhân, thứ nhất do lượng kiến thức diều dưỡng