Thực trạng thực hiện quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên năm 2019

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện phú xuyên năm 2019 (Trang 20 - 26)

Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.2. Thực trạng thực hiện quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên năm 2019

Mô tả thực trạng thực hiện quy trình thay băng thường quy của điều dƣỡng tại khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên năm 2019.

Thống kê từ ngày 01/5/2019 đến 01/6/2019 của điều dưỡng thực hiện 30 lượt thay băng trên người bệnh tại khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Xuyên chúng tôi thấy:

* Đặc điểm chung của điều dƣỡng thực hiện quy trình thay băng:

Tổng số 10 điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu, nam (02) ít hơn nữ (08); tuổi trung bình 28,2 tuổi. Điều dưỡng có trình độ cao đẳng chiếm đa số (09 người – 90%) và đại học (01 người – 10%). Điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm là 03 người, từ 5 – 15 năm là 5 người, trên 15 năm là 02 người.

* Thực hành quy trình thay băng:

Bảng 3.1: Thực hành quá trình chuẩn bị :

Nội dung Thực hành đúng Thực hành sai

n % n %

Rửa tay thường quy 22 73,3 8 26,7

Xe để dụng cụ thay băng 26 86,7 4 13,3

Hộp vô khuẩn: 2 kìm kose không mấu, 1 kéo, 2 kẹp phẫu tích, 2 cốc nhỏ, gạc củ ấu, gạc miếng.

30 100 0 0

Trụ cắm kẹp panh. 30 100 0 0

Dung dịch rửa vết thương và sát khuẩn vết

thương, dung dịch sát khuẩn tay nhanh. 30 100 0 0 Băng cuộn hoặc băng dính, kéo cắt băng,

găng tay sạch. 30 100 0 0

Ni lon lót dưới vùng thay băng hoặc khay hạt

đậu đặt nơi thích hợp cạnh vùng thay băng 25 83,3 5 16,7 Xô dựng dung dịch khử khuẩn, xô dựng rác 30 100 0 0

thải y tế, xô đựng rác thải tái chế.

Xem hồ sơ, đối chiếu với người bệnh 28 93,3 2 6,7 Giải thích, dặn dò người bệnh những điều

cần thiết 25 83,3 5 16,7

Đánh giá tình trạng tại chỗ Giúp người bệnh tư thế thích hợp, phù hợp với vị trí của vết thương

29 96,7 1 3,3

Toàn bộ quá trình chuẩn bị 23 76,7 7 23,3

Nhận xét:

76,7% đối tượng thực hiện đúng toàn bộ quá trình chuẩn bị trong quy trình thay băng.

Trong các bước của quy trình chuẩn bị vẫn còn 26,7% đối tượng còn chưa thực hiện hoặc thực hiện sai quy trình rửa tay thường quy, đây là một bước rất quan trọng trong quy trình để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Như vậy vẫn còn những nhân viên y tế chưa ý thức được tầm quan trọng trong vấn đề rửa tay.

100% số lần quan sát có đủ dung dịch sát khuẩn vết thương theo quy định và có đủ phương tiện thu gom chất thải theo quy định và đây cũng là con số của chuẩn bị dung dịch sát khuẩn tay nhanh, bông gạc, găng tay ; Trụ cắm kẹp panh.

16,7% động viên giải thích chưa tốt, chưa đầy đủ hoặc không giao tiếp với bệnh nhân, đây cũng là hạn chế của một số cán bộ làm công tác điều dưỡng khi thay băng nói riêng và khi tiếp xúc với bệnh nhân nói chung.

6,7% chuẩn bị xe thay băng còn chưa chẩn bị đủ phương tiện cụ thể:

Không mang xe thay băng khi đi thay băng (3,3%)

Không chuẩn bị tấm nilon lót dưới vùng thay băng hoặc khay hạt đậu (3,4%) Bảng 2.2: Thực hành quá trình thay băng thường quy:

Nội dung Thực hành đúng Thực hành sai

n % n %

Trải tấm nót dưới vị trí vết thương, đặt túi

đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi. 22 73.3 8 26.7

Mang găng tay sạch, bộc lộ vết thương, tháo

bỏ băng gạc bẩn. Quan sát nhận định tình 24 80 6 20

trạng vết thương.

Tháo bỏ găng đã sử dụng, sát khuẩn tay

nhanh. 20 66,7 10 33,3

Mở gói hộp dụng cụ vô khuẩn, đổ dung dịch rửa ra cốc: đổ dung dịch rửa vết thương và sát khuẩn vết thương.

30 100 0 0

Điều dưỡng mang găng tay sạch. 30 100 0

0 Rửa vết thương: Dùng kẹp gắp kẹp củ ấu thấm

dung dịch rửa. Rửa từ trong vết thương ra ngoài phía đối diện với người điều dưỡng trước, từ trên xuống dưới, rửa nhiều lần đến khi sạch.

30 100 0 0

Hỏi cảm giác của người bệnh thấm khô vết

thương. 21 70 9 30

Sát khuẩn vết thương từ trong ra ngoài, từ trên

xuống dưới. 30 100 0 0

Dùng gạc che kín vết thương, băng vết thương

bằng loại băng thích hợp. 30 100 0 0

Nhận xét:

Có 26,7% đối tượng thực hành đúng toàn bộ quá trình thay băng.

26,7 % không trải tấm nót dưới vị trí vết thương, đặt túi đựng đồ bẩn vào vị trí thuận lợi.

20% không mang găng tay sạch, bộc lộ vết thương, tháo bỏ băng gạc bẩn.

Quan sát nhận định tình trạng vết thương. Trong đó những bước thực hành sai nhiều nhất vẫn là rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh không đúng cách, không đảm bảo đủ thời gian.

33,3% không tháo bỏ găng đã sử dụng, sát khuẩn tay nhanh.

30% không hỏi cảm giác của người bệnh thấm khô vết thương. đây cũng là hạn chế của một số cán bộ làm công tác điều dưỡng khi thay băng nói riêng và khi tiếp xúc với bệnh nhân nói chung.

Bảng 3.3: Thực hành quá trình sau thay băng thường quy:

Nội dung Thực hành đúng Thực hành sai

n % n %

Thu dọn dụng cụ, phân loại và thu gom chất thải (bỏ túi đựng đồ bẩn vào thùng rác y tế).Tháo găng tay bỏ vào thùng rác y tế.

30 100 0 0

Báo cho người bệnh biết việc đã xong, hướng

dẫn người bệnh những điều cần biết. 23 76.7 7 23.3

Sát khuẩn tay nhanh 24 80 6 20

Ghi hồ sơ 25 83,3 5 16,7

Toàn bộ quá trình sau thay băng 23 76.7 7 23.3

Nhận xét:

76.7 % thực hành đúng toàn bộ các bước trong quá trình sau thay băng.

23,3% không báo cho người bệnh biết việc đã xong, hướng dẫn người bệnh những điều cần biết.

20% không sát khuẩn tay nhanh.

16,7% không thực hiện ghi hồ sơ.

* Đánh giá thực hành toàn bộ quá trình thay băng:

Trong 30 lượt thực hành thay băng không có kỹ thuật thực hành thay băng nào ĐDV thực hiện đúng toàn bộ các bước của quy trình thay băng.

3.3. Những ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân : 3.3.1. Ƣu điểm :

Lãnh đạo BV, khoa luôn quan tâm và tạo điều kiện, hỗ trợ, chỉ đạo công tác điều dưỡng kịp thời và có hiệu quả. Có triển khai bằng văn bản.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, dụng cụ y tế tại BV hiện đại đã đáp ứng nhu cầu của NB.

Đội ngũ ĐD khoa có kiến thức, kinh nghiệm ít nhất từ 4 năm trở lên. Phân công ĐD phụ trách, phù hợp với trình độ.

Bệnh viện nhận được nhiều phản hồi kết quả tốt từ người bệnh.

Có sự phối hợp tốt giữa Bác sỹ và ĐD nên công việc chăm sóc NB luôn được chu đáo ít xảy ra sai sót.

Đã áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT “Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

Bệnh viện đã xây dựng và ban hành quy trình thay băng phù hợp với đặc thù của bệnh viện.

3.3.2. Nhƣợc điểm :

Tính tự giác của điều dưỡng khi thực hiện quy trình kỹ thuật chưa cao.

Công tác đào tạo tập huấn lại quy trình kỹ thuật thay băng chưa được làm thường xuyên ở khoa.

Khả năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh còn nhiều hạn chế.

Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý tại khoa về thực hiện quy trình kỹ thuật còn chưa được chú trọng.

3.3.3. Nguyên nhân:

* Về phía ĐD:

Một số điều dưỡng đã quen với suy nghĩ thay băng đơn thuần chỉ là rửa vết thường thông thường cho xong việc đã được phân công, mà không chú trọng đến việc mang đầy đủ phương tiện dụng cụ trên xe thay băng 3 tầng, đồng thời không chú trọng tới việc đảm bảo vô khuẩn trong quá trình thực hiện: như chuẩn bị người điều dưỡng, chuẩn bị người bệnh cũng như chuẩn bị dụng cụ khi thay băng còn chưa đầy đủ. Lý do được điều dưỡng đưa ra là người bệnh vết thương không bị nhiễm trùng, vẫn ra viện theo đúng kế hoạch lên suy nghĩ của điều dưỡng về việc thực hiện đúng và sai chưa đúng dẫn đến thực hành chưa đúng.

Điều dưỡng thực hành chuẩn bị, thực hành quá trình thay băng và sau thay băng . Trong các bước của quy trình chuẩn bị vẫn còn 26,7% đối tượng còn chưa thực hiện hoặc thực hiện sai quy trình rửa tay thường quy, đây là một bước rất quan trọng trong quy trình để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Như vậy vẫn còn những nhân viên y tế chưa ý thức được tầm quan trọng trong vấn đề rửa tay.

20% không mang găng tay sạch, bộc lộ vết thương, tháo bỏ băng gạc bẩn.

Quan sát nhận định tình trạng vết thương. Trong đó những bước thực hành sai nhiều nhất vẫn là rửa tay hoặc sát khuẩn tay nhanh không đúng cách, không đảm bảo đủ thời gian. Việc chưa tuân thủ tốt rửa tay thường quy có thê là do điều dưỡng chưa thực sự lắm được ý nghĩa của việc tuân thủ vệ sinh bàn tay, các thời điểm vệ sinh

bàn tay cũng như chưa thực sự lắm đúng quy trình vệ sinh bàn tay để thực hiện đúng bước này trong quy trình thay băng.

Điều dưỡng trưởng ngại va chạm, chưa thực sự chú ý quan tâm đến công tác chuyên môn cũng như việc đào tạo quy trình kỹ thuật thay băng thường quy, chưa nêu được tầm quan trọng của việc thực hiện đúng quy trình thay băng cho điều dưỡng viên khoa mình thực hiện nghiêm túc.

Kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng còn hạn chế nhất là khi chuẩn bị người bệnh, chưa thực sự giao tiếp, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

* Về phía Bệnh viện và khoa phòng:

Hoạt động đánh giá sự thay đổi sau kiểm tra, giám sát của các cấp quản lý chưa tốt nên chưa đề ra được các giải pháp chấn chỉnh kịp thời những sai sót.

Khoa phòng chưa thực sự chú trọng đến các quy trình kỹ thuật chuyên môn điều dưỡng.

Một phần của tài liệu Thực trạng quy trình thay băng thường quy của điều dưỡng tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa huyện phú xuyên năm 2019 (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)