B. Yêu cầu về kiến thức
2. Yêu cầu cụ thể
a. Đoạn văn theo cách tổng-phân-hợp về thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ:
- Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh đặc biệt gian khổ, vất vả đối diện hằng ngày với cái chết.
- Họ luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
- Họ luôn đoàn kết, yêu thương nhau như trong 1 nhà.
- Họ luôn yêu đời, mơ mộng.
b. Trách nhiệm của mỗi cá nhân:
- Học tập tốt, kết quả tốt để có tài năng, trí tuệ.
- Rèn luyện tốt để có thể lực tốt.
=> lập nghiệp xây dựng đất nước.
ĐỀ 12: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Ở rừng mùa bày thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết.
Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xẻ không khí ta từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má.
(Trích SGK Ngữ văn 9, NXB Giáo dục 2018)
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Tác phẩm được trần thuật từ ngôi kể nào? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tác phẩm?
3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt được sử dụng trong đoạn trích trên.
4. Hãy viết đoạn văn tổng – phân – hợp (khoảng 10 – 12 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật “tôi” trong tác phẩm em vừa xác định ở trên.
Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu có thành phần phụ chú (gạch chân, chú thích rõ)
GỢI Ý :
1. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê
2. Ngôi kể: truyện kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính – Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể:
+ Phù hợp với nội dung tác phẩm + Câu chuyện chân thực hơn
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới nội tâm nhân vật + Tạo nên điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn
3. Câu đặc biệt: “Mưa”. “Nhưng mưa đá”. “Gió”
Vai trò: Tạo nhịp nhanh, gợi tả sự hồi hộp của Phương Định, diễn tả chân thực và sinh động tâm lý của Phương Định khi đang lắng tai, tập trung chú ý vào sự xuất hiện các dấu hiệu của cơn mưa đá. Qua đó ta thấy được niềm vui, niềm hân hoan của Phương Định khi thấy mưa đá trên cao điểm
4. a. Hình thức:
– Đúng đoạn tổng – phân – hợp, đủ số câu – Có thành phần phụ chú và phép thế Quảng cáo
b. Nội dung: Làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định
*Câu chủ đề: Phương Định là người con gái hồn nhiên, trong sáng, có tâm hồn lãng mạn, giàu mơ mộng, trẻ trung, yêu đời.
– Tự tin về vẻ đẹp, thích soi gương, thích làm duyên và tỏ ra kiêu kì + Tự nhận xét mình là “Cô gái khá”
+ Được nhiều người để ý nhưng lại tỏ ra hờ hững, kiêu kì
+ Cô không đi khom cũng chính vì sợ mất đi nét kiêu kì của mình – Phương Định là người nhạy cảm, hay mơ mộng, hồi hưởng:
+ Phương Định thường nhớ về ngày tháng thanh bình ở thủ đô.
+ Một cơn mưa đá rơi xuống làm cô thẫn thờ, tiếc nuối và nỗi nhớ về kí ức đẹp lại dạt dào xô về
– Là người lạc quan, trẻ trung, yêu đời:
+ Cô thích hát: “Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nào đó rồi bịa lời ra mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình”, “Tôi thích nhiều bài”
+ Cô thích mưa đá đến mức “vui thích cuống cuồng”, những niềm vui con trẻ lại “ nở tung ra say sưa, tràn đầy”.
*Nghệ thuật:
– Trần thuật theo ngôi kể thứ nhất tạo điều kiện thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả nội tâm nhân vật và tạo điểm nhìn phù hợp.
– Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật chân thực mà tinh tế – Kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động
– Ở những đoạn có tính chất hồi tưởng, nhịp kể chậm, gợi nhớ những kỉ niệm thời niên thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình nơi quê hương.
ĐỀ 13 : Đọc đoạn trích sau:
Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung , che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm
mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 2) CÂU HỎI :
1. Đoạn trích trên rú từ văn bản nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản đó.
2. Trong phân ngữ liệu in đậm, tác giả đã sử dụng phép liên kết câu nào?
3. Đoạn trích trên miêu tả suy nghĩ của nhân vật Phương Định trong hoàn cảnh nào?
Điều gì đã khiến cô có thể : “đành hoàng mà bước tới” trong hoàn cảnh đó?
4. Từ đoạn trích trên và bằng những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.
GỢI Ý:
1. Văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
Tác phẩm sáng tác năm 1971 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng ác liệt.
2. – Phép lặp: quả
– Phép thế: “quả” thế cho “quả bom”
3. Trong một lần Phương Định đi phá bom: cô phải đào đất quanh bom, châm ngòi và đợi bom nổ. Ban đầu cô đi khom nhưng sau đó cô tự cảm thấy có ánh mắt các anh cao xạ đang dùng ống nhòm dõi theo, lòng tự trọng đã không cho phép cô đi khom mà đàng hoàng bước tới
4. * Giải thích : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
* Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
– Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( lấy dẫn chứng)
– Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
– Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
* Ý nghĩa của lòng dũng cảm:
+ chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống + chiến thắng chính bản thân để mình được hoàn thiện hơn
+ Dũng cảm tố cáo cái xấu cái ác còn giúp xã hội tốt đẹp, văn minh hơn
* Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
* Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
+ Liên hệ bản thân đã dung cảm trong những việc gì…
+ Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
+Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
ĐỀ 14:[…] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhỏm dậy môi hé mở:
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.
(Trích Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) 1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm nào?
2. Nội dung chính của đoạn trích trên?
3. Tác dụng của việc dùng ngôi kế thứ nhất?
4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp, chỉ ra các thành phần câu trong câu văn:
Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.
GỢI Ý:
1. Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971
2.Nội dung chính của đoạn trích; Cảm xúc của Phương Định trước cơn mưa đá 3.Tác dụng của việc dụng ngôi kể thứ nhất: diễn tả một cách chân thực và sinh động, tự nhiên những cảm xúc của nhân vật Phương Định.
4. Câu văn “Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi” gồm các thành phần câu sau:
- Thành phần tình thái: bỗng chốc
- Thành phần trạng ngữ: sau một cơn mưa đá - Thành phần chủ ngữ; chúng
- Thành phần vị ngữ: xoáy mạnh như song trong tâm trí tôi.
ĐỀ 15. Cho đoạn văn sau:
ô …Chỳng tụi bị bom vựi luụn. Cú khi bũ trờn cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chỳng tụi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen… ằ
(Trích “Những ngôi sao xa xôi” -Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập II ) Câu 1: “Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn văn trên là những ai? Họ làm nhiệm vụ gì? Nụ cười và những lời nói đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp nào ở họ?
Câu 2: Tại sao trong truyện, có lúc người kể chuyện xưng “tôi”, nhưng trong đoạn trích này lại xưng là “chúng tôi” ? Tác dụng của cách thay đổi đại từ xưng hô đó?
Câu 3: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn in đậm trên thuộc kiểu câu gì? Câu văn
“Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc, khiến em liên tưởng tới câu thơ nào trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
Chép lại chính xác khổ thơ có câu thơ đó?
GỢI Ý.
Câu 1: Học sinh nêu được:
- Nhân vật “chúng tôi” ở đây là : Phương Định, chị Thao và Nho. Họ là ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ trinh sát mặt đường trên một vùng trọng điểm ở Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
- Nụ cười và những lời nói đùa gọi nhau của các nhân vật ấy thể hiện vẻ đẹp của tình thần lạc quan, lòng dũng cảm không sợ không hy sinh trong hoàn cảnh khốc liệt và hiểm nguy của chiến tranh.
Câu 2: Học sinh nêu được:
- Có lúc người kể chuyện xưng “tôi” những trong đoạn trích lại xưng “chúng tôi” vì:
+ Nhân vật xưng “tôi”: khi kể về bản thân mình, kể về những cảm giác, suy nghĩ của cá nhân.
+ Xưng “chúng tôi”: khi nhân vật kể chung về tổ trinh sát mặt đường.
- Tác dụng: Thay đổi đại từ xưng hô phù hợp với nội dung truyện sẽ góp phần tạo ra một điểm nhìn phù hợp để làm rõ đặc điểm chung của tổ trinh sát mặt đường: các cô gắn bó với nhau như một khối thống nhất nhưng cũng làm nổi bật cá tính riêng sinh động của nhân vật
“tôi”.
Câu 3: Học sinh nêu được:
- Câu in đậm là câu rút gọn
- Câu văn: Cười thì hàm răng lóa lên trên khuôn mặt nhem nhuốc gợi liên tưởng đến câu thơ : “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”.Khổ thơ có câu thơ đó trong bài thơ “ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” “ Phạm Tiến Duật là :
Không có kính ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.”
ĐỀ 16 :
\ Tôi rửa cho Nho bằng nước đun sôi trên bếp than. Bông băng trắng. Vết thương không sâu lắm, vào phần mềm. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. Tôi tiêm cho Nho. Nho lim rim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. Chị Thao luẩn quẩn bên ngoài, lúng túng như chẳng biết làm gì mà lại rất cần được làm việc.
(Trích Ngữ văn 9,tập hai, NXB Giáo dục, 2015) 1. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Nho lim rim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm. ” Chỉ ra một câu phủ định trong những câu văn đã cho.
2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai, được miêu tả ở hoàn cảnh nào? Những câu văn trên giúp em hiểu thêm nét đẹp gì ở các nhân vật?
3. Cũng sử dụng cách kể theo ngôi kể thứ nhất, trong một văn bản khác, Đ.Đi – phô viết: “Tôi đeo gùi sau lưng khoác súng bên vai, và giương trên đầu một chiếc dù lớn bằng da dê, xấu xí vụng về, nhưng lại là thứ cần thiết nhất cho tôi…..”
a. Ghi lại tên văn bản có chứa câu văn trên. Cuộc sống một mình của nhân vật
“tôi” trong đoạn trích kể từ khi 27 tuổi khiến em liên tưởng tới nhân vật nào đã học trong chương trình Ngữ văn 9.
b. Từ văn bản nào có chứa câu văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng nửa trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về nghị lực vượt khó của mỗi người trong cuộc sống.
GỢI Ý :
Câu 1: HS tìm đúng
- Thành phần biệt lập (Đề 1: có lẽ - tình thái) - Câu phủ định Câu 2: Hs nêu đúng
- Nhân vật tôi: Phương Định
- Hoàn cảnh: sau một lần đi phá bom, Nho bị thương ….