KIẾN THỨC VỀ KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 40 - 46)

1. Theo anh/chị khi giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người điều dưỡng thực hiện chào hỏi thân mật đối tượng giáo dục sức khỏe?

a. Đúng b. Sai/không biết

Mã phiếu điều tra:

………..

2. Theo anh/chị khi thực hiện giáo dục sức khỏe, điều dưỡng cần nêu rõ lý do, ý nghĩa của buổi giáo dục sức khỏe để cho đối tượng hiểu rõ, giúp họ hợp tác tốt trong quá trình trao đổi.

a. Đúng b. Sai/không biết

3. Theo anh/chị trong lúc mở đầu cuộc nói chuyện, điều dưỡng nên quan tâm đến các đặc điểm, các vấn đề liên quan đến người bệnh và gia đình, tạo sự gần gũi, thân thiện.

a. Đúng b. Sai/không biết

B. Kiến thức về kỹ năng quan sát

4. Theo anh/chị khi thực hiện giáo dục sức khỏe, điều dưỡng nên có sự quan sát tổng thể các sự kiện, hiện tượng liên quan đến các vấn đề, chủ đề sức khỏe mà chúng ta chuẩn bị nói chuyện.

a. Đúng b. Sai/không biết

5. Theo anh/chị trong buổi tiếp xúc nói chuyện với người bệnh, điều dưỡng nên quan sát bao quát để biết được mức độ quan tâm, chú ý của người bệnh với mình như thế nào, để từ đó có các điều chỉnh hợp lí trong giao tiếp, ứng xử.

a. Đúng b. Sai/không biết

6. Theo anh/chị khi có điều kiện, điều dưỡng nên yêu cầu gia đình mô tả hoặc thực hiện một số hành động liên quan đến các hoạt động nâng cao sức khỏe để nắm được tình hình hiểu biết của người bệnh về vấn đề.

a. Đúng b. Sai/không biết

7. Theo anh/chị khi giáo dục sức khỏe, nếu phát hiện được những vấn đề có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, điều dưỡng có thể trao đổi ngay với người bệnh để có hướng giải quyết.

a. Đúng b. Sai/không biết

C. Kiến thức về kỹ năng lắng nghe

8. Theo anh/chị kỹ năng lắng nghe nghĩa là nghe một cách chủ động, nhìn vào mắt người nói và biểu hiện sự thân thiện, khích lệ người nói.

a. Đúng b. Sai/không biết

9. Theo anh/chị thể hiện sự lắng nghe còn ở sự đồng cảm, sự thấu hiểu thể hiện qua cử chỉ, dáng điệu.

a. Đúng b. Sai/không biết

10. Khi giáo dục sức khỏe điều dưỡng không nên đột ngột ngắt lời người nói, làm việc khác, hoặc nhìn đi nơi khác và thể hiện sự sốt ruột, khó chịu.

a. Đúng b. Sai/không biết

D. Kiến thức về kỹ năng đặt câu hỏi

11. Theo anh/chị trong quá trình GDSK, việc đặt câu hỏi để tìm hiểu vấn đề, để đánh giá mức độ hiểu biết và thái độ của đối tượng là rất cần thiết.

a. Đúng b. Sai/không biết

12. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng sử dụng câu hỏi đóng để đánh giá nhanh, để biết được tình hình chung của người bệnh.

a. Đúng b. Sai/không biết

13. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng sử dụng câu hỏi mở là để đánh giá quan điểm, thái độ của người bênh về một vấn đề, các nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng, cách giải quyết, các đề xuất cho một việc cụ thể.

a. Đúng b. Sai/không biết

14. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng cần đặt câu hỏi có liên quan với chủ đề GDSK không nên hỏi lan man gây mất tập trung, ảnh hưởng đến kết quả.

a. Đúng b. Sai/không biết

15. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng không nên hỏi kiểu kiểm tra kiến thức hoặc hỏi liên tục gây ức chế đối tượng.

a. Đúng b. Sai/không biết

16. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng nên kết hợp các dạng câu hỏi tùy thuộc vào ý đồ và tình huống

a. Đúng b. Sai/không biết

17. Theo anh/chị khi GDSK khi phát hiện người bệnh có những thiếu hụt kiến thức hoặc hiểu sai vấn đề người điều dưỡng cần cung cấp thông tin bổ sung thích hợp, giải thích, làm rõ cho người bệnh.

a. Đúng b. Sai/không biết

18. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng cần đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với người bệnh, để giúp người bệnh có câu trả lời đúng trọng tâm, có đủ thông tin.

a. Đúng b. Sai/không biết

E. Kiến thức về kỹ năng giải thích

19. Trong quá trình GDSK người điều dưỡng cần nắm vững các nội dung liên quan đến chủ đề, đến vấn đề sức khỏe mà người bệnh quan tâm.

a. Đúng b. Sai/không biết

20. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng nên giải thích một cách trình tự, lô gic, đầy đủ, rõ ràng.

a. Đúng b. Sai/không biết

21. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng nên sử dụng từ ngữ dễ hiểu, phù hợp với văn hóa địa phương.

a. Đúng b. Sai/không biết

22. Theo anh/chị trong quá trình giải thích người điều dưỡng nên sử dụng các phương tiện trực quan (tài liệu hướng dẫn, tranh ảnh) để minh họa đối tượng hiểu rõ vấn đề.

a. Đúng b. Sai/không biết

23. Theo anh/chị khi GDSK nếu có những vấn đề vướng mắc, những câu hỏi mà người bệnh đặt ra, cần dành thời gian để giải thích, trình bày một cách đầy đủ. Nếu chưa có khả năng trả lời ngay, nên hẹn người bệnh một dịp khác thích hợp.

a. Đúng b. Sai/không biết

24. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng luôn thể hiện sự tôn trọng đối tượng trong khi giải thích hoặc trả lời câu hỏi.

a. Đúng b. Sai/không biết

F. Kỹ năng sử dụng tài liệu GDSK

25. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng cần chuẩn bị đầy đủ những tài liệu, phương tiện, vật liệu liên quan.

a. Đúng b. Sai/không biết

26. Mục đích của việc sử dụng các tài liệu, vật liệu sử dụng thích hợp, đúng thời điểm là để minh họa, làm rõ nội dung GDSK và làm tăng hiệu quả GDSK.

a. Đúng b. Sai/không biết

27. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng nên sử dụng các tài liệu, vật liệu truyền thông đã được chính thức lưu hành, có cơ sở khoa học.

a. Đúng b. Sai/không biết

G. Kỹ năng khuyến khích, động viên, khen ngợi

28. Theo anh/chị khi GDSK khi muốn góp ý cho người bệnh, người điều dưỡng nên bắt đầu bằng sự khen ngợi. Cố gắng tìm những điểm tốt dù là nhỏ của đối tượng để khen ngời, khuyến khích, nhằm động viên, tạo sự tự tin cho họ.

a. Đúng b. Sai/không biết

29. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng không nên phê phán những hiểu biết sai, những việc làm chưa đúng hay chưa làm của người bệnh, một cách gay gắt.

a. Đúng b. Sai/không biết

30. Theo anh/chị khi GDSK người điều dưỡng sử dụng nên tạo điều kiện tiếp tục hỗ trợ người bệnh thực hiện theo những yêu cầu hay thực hành những kỹ năng cần thiết.

a. Đúng b. Sai/không biết

Xin chân thành cảm ơn các anh/chị

Sơn La, ngày tháng 7 năm 2019 Người trả lời phỏng vấn

Phụ lục 2

PHIẾU LẤY Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHOẺ CỦA ĐIỀU DƯỠNG

Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng truyền thông GDSK tại bệnh viện, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, chúng tôi tổ chức khảo sát để tìm hiểu nguyện vọng của người bệnh. Các ý kiến của người bệnh sẽ giúp bệnh viện khắc phục khó khăn, từng bước cải tiến chất lượng để phục vụ người bệnh tốt hơn. Chúng tôi xin đảm bảo giữ bí mật thông tin và không ảnh hưởng đến việc điều trị. Xin trân trọng cảm ơn!

THÔNG TIN NGƯỜI BỆNH

1. Họ tên NB: 2. Giới tính: Nam/Nữ 3. Tuổi:

4. Nghề nghiệp:

5. Tình trạng bệnh:

- Bệnh đang mắc:

- Bệnh kèm theo:

- Vào viện lần thứ mấy:

- Thời gian nằm viện đợt này:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GDSK CỦA ĐIỀU DƯỠNG

Xin Ông/Bà vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây(bằng hình thức khoanh tròn vào những ý mà ông/bà cho là đúng)

1. Trong thời gian nằm viện, ông/bà có được tư vấn GDSK không?

a. Có b. Không 2. Số lần ông/bà được tham gia tư vấn:

a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần

d. Khác:………

3. Ông/bà được tư vấn ở các thời điểm nào (Nhiều lựa chọn) a. Khi làm thủ tục nhập viện

b. Trong thời gian nằm viện c. Trước khi ra viện

d. Cả 3 thời điểm trên

4. Khi vào viện ông/bà có được hướng dẫn nội quy bệnh viện, khoa phòng không?

a. Có b. Không

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)