Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là BVĐK hạng I. Bệnh viện có quy mô 2000 giường bệnh, trong đó có 40 Khoa, Phòng, Trung tâm trong đó có 08 Phòng chức năng, 01 Khoa dược, 17 Khoa lâm sàng, 05 Khoa cận lâm sàng và 09 Trung tâm (Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Khám chữa bệnh chất lượng cao, Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Trung tâm y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Trung tâm Xét nghiệm tự động hóa, Trung tâm Huyết học truyền máu và Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thận – lọc máu). Tổng số cán bộ viên chức bệnh viện là 1564 người.
Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D – 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động…). Chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Phú Thọ và khu vực.
Ban Giám đốc Bệnh viện luôn chú ý đến việc đổi mới phong cách làm việc và nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật nhằm phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất. Bình quân một ngày có trên 1000 lượt người đến khám, trên 1500 người bệnh được điều trị nội trú.Tuy lượng người bệnh đông xong Bệnh viện vẫn cố gắng sắp xếp bố trí khoa, phòng, nhân lực để phục vụ người bệnh được tốt nhất.
Trong những năm qua Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã có những bước phát triển đáng kể, chất lượng cán bộ, công nhân viên chức được nâng cao, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị được đầu tư đúng mức vì thế chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tăng lên và đã tạo được lòng tin trong nhân dân, ngày càng có nhiều người bệnh đến khám và điều trị.
Khoa Ngoại Thần Kinh hiện có 27 cán bộ, trong đó có 09 Bác sĩ (01 Tiến Sỹ, 01 bác sỹ chuyên khoa II, 01 bác sỹ nội trú, 06 bác sĩ ), 17 Điều dưỡng (01 điều dưỡng CKI, 12 cử nhân điều dưỡng đại học, 04 cao đẳng điều dưỡng) và 01 hộ lý.
Là một khoa thuộc khối điều trị ngoại khoa với nhiều lĩnh vực mới được triển khai nên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của
Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Sở Y tế, Đảng ủy bệnh viện, Ban giám đốc bệnh viện và các phòng ban chức năng của bệnh viện.
Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ.
Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, khoa đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình như: khám và điều trị nội trú các bệnh thuộc chuyên khoa hệ ngoại, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống, tham gia giảng dạy và là cơ sở đào tạo cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.
Chức năng điều trị của khoa Ngoại Thần Kinh là khám bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống.
Khoa đã triển khai và áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị: Năm 2018 khoa đã phẫu thuật 180- 200 ca u não ở những vị trí khó như cạnh đường giữa, u não thất, u tiểu não dưới kính vi phẫu. Phẫu thuật cột sống về các bệnh lý về cột sống: thoát vị đĩa đệm, cổ, lưng, hẹp ống sống, lún đốt sống do chấn thương hoặc trượt đốt sống, u tủy. Phẫu thuật thay đĩa đệm, tạo hình đốt sống ngực, lưng bằng phương pháp bơm CIMENT góp phần nâng cao uy tín của bệnh viện.
Trong năm 2019 khoa đã phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ khoảng 150 - 200 ca, hầu hết người bệnh ra viện ổn định sau phẫu thuật 7 ngày, có 01 trường hợp bị rò dịch não tủy do bị rách màng cứng đã được phẫu thuật lần 2 vá dò bằng keo sinh học sau đó người bệnh ổn định ra viện.
2.1. Kế hoạch chăm sóc 01 người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tại khoa Ngoại Thần Kinh:
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC (ngày thứ nhất)
Họ và tên người bệnh: NGUYỄN THỊ HỒNG THƠM Tuổi: 62 Giới: Nữ Buồng: Cấp cứu Giường: 10 Địa chỉ: Khu 6 – Đồng Thịnh – Yên Lập - Phú Thọ
Nghề nghiệp: Làm ruộng
Ngày vào viện: 7h10 ngày 21/08/2019
Lý do vào viện: Đau vùng cột sống cổ, tê 2 tay
Chăm sóc người bệnh giờ thứ 10 sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4C5
Nhận định Chẩn đoán Điều
Dưỡng
Lập KHCS Thực hiện KHCS Đánh giá
1. Hiện tại: lúc 7h ngày 29/08/2019
* Toàn trạng:
- Người bệnh tỉnh, mệt, tiếp xúc được.
- Da: không xanh, niêm mạc:
hồng nhạt
- Thể trạng : trung bình Chiều cao: 1m 56. Cân nặng:
50kg. BMI = 20.57
1. Nguy cơ suy hô hấp liên quan đến tăng tiết đờm do phù nề vùng tủy cổ
* Kết quả mong đợi:
NB thở êm,
1. Giảm nguy cơ suy hô hấp cho người bệnh - TD tần số thở, kiểu thở, tình trạng da - niêm mạc, SpO2 1 giờ/lần.
- 7h15: Đặt NB nằm ngửa ở tư thế bất động thoải mái trên nền cáng cứng, cột sống cổ thẳng trục theo đường cong sinh lý, không gối đầu.
-7h20: Cho NB thở oxy hỗ trợ 3 lít/phút - 7h25: Đo DHST
+ Mạch: 83 lần/phút + T0 : 37 0 C
+ HA: 110/65mmHg
- DHST ổn định - Người bệnh đỡ đau vết mổ - Không xảy ra tai
- Dấu hiệu sinh tồn:
+ Mạch: 92 lần/phút + T0 : 37 0 C
+ HA: 110/65mmHg + N.thở: 25 lần/ phút - Không phù, không xuất huyết dưới da.
- Hạch ngoại biên không to, tuyến giáp không sờ thấy.
*Cơ năng:
- Người bệnh đau nhiều vết mổ.
- Buồn nôn, không nôn.
- Chưa tự vận động được, tê nhiều hai chân.
- Người bệnh nhịn ăn.
- Đêm qua người bệnh không ngủ được.
- Vệ sinh thân thể kém, có 1 người nhà chăm sóc.
không khó thở sau 24h
- TD mạch, huyết áp 15 phút/lần đến 3h/lần.
- Theo dõi liệt cơ hô hấp do thuốc giãn cơ
- Theo dõi phù nề thanh quản do đặt ống nội khí quản.
+ N.thở: 24 lần/ phút, nhịp thở nhanh, SPO2= 98%
- 7h30: HD NB không được tự ý tháo bỏ nẹp cố định cột sống cổ, không tự ý xoay trở mình, tránh các cử động cổ đột ngột: cúi, ưỡn, xoay.
HD NB tập thở, tập ho khạc đờm.
biến
2. Đau, sưng nề vết mổ do can thiệp phẫu thuật.
* Kết quả mong đợi:
- Đỡ đau vết mổ sau 24h
- Đỡ sưng nề vết mổ
- Theo dõi sát
2. Giảm đau, giảm sưng nề vết mổ cho người bệnh
- Tư thế
- Động viên, giải thích.
-Theo dõi toàn trạng 6h/lần - Theo dõi DHST 3h/lần
- 7h30 : Cho NB nằm nghỉ ngơi tại giường, giữ khoa phòng yên tĩnh, động viên, giải thích đề người bệnh yên tâm điều trị.
- 8h : Người bệnh tỉnh, vết mổ nề, dẫn lưu ra dịch hồng loãng, không đông, khoảng
50ml/12h.
- 9h: Truyền tĩnh mạch Paracetamol 1g X 100ml ( Truyền TM XXXgiọt/phút) - 9h5: Tiêm bắp
Alphachymotrypsin X 01 ống
*Thực thể:
- Vết mổ vùng cổ trước bên phải dài 5 cm. Vết mổ nề, không sole chồng mép, dịch thấm băng.
- Bụng mền, không chướng.
- Dẫn lưu vết mổ dịch qua dẫn lưu khoảng 60 ml/24h, dịch màu hồng, không đông.
- Sond bàng quang ra nước tiểu màu vàng trong, không lắng cặn, số lượng khoảng 800ml/12h.
- Người bệnh cử động được 2 tay.
2.Kết quả cận lâm sàng :
* Xét nghiệm máu +CTM :Nhóm máu: (B) SLHC: 3.94 x1012T/l SLBC: 10,68 x109/l HST : 112 g/l Hematocrit: 42.7%
Tiểu cầu: 405 x109/l
người bệnh - Không chảy máu vết mổ
- Thực hiện y lệnh thuốc - TD vận động, cảm giác tứ chi
3. Người bệnh có dẫn lưu vết mổ
* Kết quả mong đợi:
- Thay băng hàng ngày, đúng
nguyên tắc vô khuẩn.
- Không chảy máu vết mổ, theo dõi sát dịch qua dẫn lưu vết mổ.
3. Chăm sóc vết mổ, dẫn lưu vết mổ
- Thay băng 1 lần/
ngày
-Theo dõi toàn trạng, DHST - Theo dõi ống dẫn lưu về: màu sắc, tính chất, số lượng.
- Thực hiện y lệnh thuốc
- 8h : Thay băng vết mổ, sát khuẩn chân và thân ống dẫn lưu bằng nước muối sinh lý và dung dịch sát khuẩn Betadin10%, đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
- 8h15: Chăm sóc dẫn lưu : ống dẫn lưu được nối với chai vô khuẩn có đựng dung dịch sát khuẩn. Dịch qua dẫn lưu màu hồng nhạt, không đông, số lượng khoảng 20ml/3h.
- 8h45: Đo DHST + Mạch: 83 lần/phút + T0 : 37 0 C
+ HA: 130/80 mmHg + N.thở: 19 lần/ phút
- Thay băng đúng quy trình kỹ thuật - Dẫn lưu hoạt động tốt, không bị gập tắc dẫn lưu.
+ Đông máu cơ bản:
- Thời gian Thrombin: 88.0%
- Thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần: 34.3
- Fibrinogen: 3.51 + Sinh hóa máu:
- Glucose: 4.11 mmol/L - Urê: 3.87 mmol/L - Creatinin: 65 mmol/L - Protein:77.5 g/L - Albumin: 42.1g/L - GOT: 29.3U/L - GPT: 26.7 U/L - Na+: 138 mmol/L - K+: 3.9 mmol/L - Cl- : 99 mmol/L + Miễn dịch:
- HBsAg: Âm tính - HCV: Âm tính - HIV : Âm tính
- 9h: Tiêm tĩnh mạch:
Cephalothin 2g x 1 lọ Nước cất 10ml x 2 ống
4. Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do nhịn ăn dài ngày
* Kết quả mong đợi:
- Đảm bảo đủ năng lượng cần thiết cho người bệnh.
4. Giảm nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng cho người bệnh
- Theo dõi toàn trạng, DHST - Thực hiện y lệnh thuốc
-9h15: Truyền dịch Glucose 50 /0. Truyền dịch Natriclorid 90/00.
( XXXgiọt/phút) - 9h45: Đo DHST + Mạch: 83 lần/phút + T0 : 37 0 C
+ HA: 110/65mmHg + N.thở: 19 lần/ phút -15h : Truyền tĩnh mạch Mgtan 960ml
( XXXgiọt/phút).
- 16h: Đã hướng dẫn chế độ ăn: Khi người bệnh trung tiện cho người bệnh ăn từ lỏng đến đặc, ăn nhiều bữa trong ngày, uống sữa giàu năng lượng như sữa Ensua. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn tăng đạm, vitamin và muối
- Không xảy ra tai biến - Thực hiện y lệnh truyền dịch đầy đủ, đúng giờ - Người bệnh tỉnh, mệt mỏi
Chụp Xquangcột sống cổ: Hình ảnh mỏ xương thoái hóa bờ thân các đốt sống cổ C4C5
Chụp cộng hưởng từ: Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C4C5. Hẹp ống sống cổ độ II.
- Điện tim: Nhịp xoang tần số 87 lần/ phút. Trục trung gian
Các kết quả cận lâm sàng khác không có gì bất thường.
3. Tiền sử bệnh, hoàn cảnh kinh tế, tâm lý người bệnh.
- Tiền sử bệnh
Bản thân: Khỏe mạnh Gia đình : Khỏe mạnh
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình : Bình thường
- Tâm lý người bệnh và gia đình người bệnh : Lo lắng về tình trạng bệnh
khoáng.
5. Nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng do đặt sonde niệu đạo- bàng quang.
* Kết quả mong đợi:
- Rút sonde bàng quang sớm
- Không nhiễm khuẩn đường tiết niệu
5. Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng cho người bệnh.
- Chườm ấm vùng hạ vị
- Theo dõi toàn trạng, DHST - Thực hiện y lệnh thuốc
- 8h20 : Đã hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể sạch sẽ cho người bệnh, tránh làm ướt vết mổ.
- 8h30 : Giúp người bệnh vệ sinh thân thể, bộ phận sinh dục ngoài bằng nước ấm, hướng dẫn người nhà kẹp sonde bàng quang cứ 3h tháo ra cho nước tiểu chảy ra một lần.
- 14h: Tiêm tĩnh mạch:
Cephalothin 2g x 1 lọ Nước cất 10ml x 2 ống - 15h: Đo DHST + Mạch: 83 lần/phút + T0 : 37 0 C
+ HA: 110/65mmHg + N.thở: 19 lần/ phút
- Người bệnh không sốt, sonde bàng quang ra nước tiểu vàng trong, không lắng cặn.
- Trình độ văn hóa:12/12.
6. Người bệnh và gia đình lo lắng về tình trạng bệnh do thiếu hụt kiến thức về bệnh
* Kết quả mong đợi:
- Người bệnh và gia đình yên tâm điều trị, phối hợp với NVYT trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh.
6. Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình người bệnh
- Động viên, giải thích
- Hướng dẫn chế độ vệ sinh
- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi - Hướng dẫn chế độ ăn.
- 16h: Ngồi nói chuyện với người bệnh và gia đình người bệnh:
+ Động viên, giải thích về tình trạng bệnh để người bệnh và gia đình người bệnh không lo lắng quá mức ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Phổ biến nội quy khoa phòng để người bệnh và người nhà thực hiện.
+ Hướng dẫn người nhà vệ sinh thân thể sạch sẽ cho người bệnh: lau người, thay quần áo ngày 1 lần, vệ sinh răng miệng sau khi ăn.
+ Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi: cho người bệnh nghỉ ngơi tại giường, vận động đi lại trong phòng bệnh.
+ Hướng dẫn chế độ ăn: Khi người bệnh trung tiện cho người bệnh ăn từ lỏng đến đặc, ăn nhiều bữa trong ngày, uống sữa giàu năng lượng như sữa Ensua. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn tăng đạm, vitamin và muối khoáng.
- NB và gia đình tiếp thu và thực hiện tốt.
- Người bệnh và gia đình đã yên tâm điều trị hơn.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ nhất
- Dấu hiệu sinh tồn ổn định, người bệnh không bịsuy hô hấp - NB không bị chảy máu, tác dụng của thuốc gây mê.
- NB không nôn, không chướng bụng.
- Ống dẫn lưu, sonde bàng quang được chăm sóc tốt.
- NB đỡ đau vết mổ. Được chăm sóc về dinh dưỡng, vận động, vệ sinh cá nhân.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 2 (30/08/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng
- Đau vết mổ do can thiệp phẫu thuật.
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
-Nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đặt Sonde bàng quang.
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém, nhịn ăn dài ngày.
- Hạn chế vận động do đau vết mổ.
- Lo lắng do thiếu hụt kiến thức về bệnh.
* Mục tiêu mong đợi - Người bệnh đỡ đau vết mổ.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Đảm bảo dinh dưỡng.
- Người bệnh được tập vận động sớm.
- Người bệnh giảm lo lắng về bệnh.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 2
- Vết mổ được chăm sóc đúng quy trình, NB đau nhẹ vết mổ, vết mổ không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
- Đo dấu hiệu sinh tồn 6h/lần.
- NB được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ qua đường tĩnh mạch.
- Người bệnh được tập vận động tốt, NB đỡ lo lắng về bệnh.
- Người bênh đã trung tiện và được rút sonde niệu đạo – bàng quang.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 3 (31/08/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng
- Đau vết mổ do can thiệp phẫu thuật.
- Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Người bệnh còn dẫn lưu vết mổ.
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém.
- Hạn chế vận động do đau vết mổ.
- Ngủ kém do lo lắng về tình trạng bệnh.
* Mục tiêu mong đợi - Người bệnh đỡ đau vết mổ.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Rút dẫn lưu vết mổ theo chỉ định - Đảm bảo dinh dưỡng.
- NB được hướng dẫn luyện tập, phục hồi chức năng.
- Đảm bảo giấc ngủ cho người bệnh.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 3
- Vết mổ được chăm sóc đúng quy trình, NB đau nhẹ vết mổ, vết mổ không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
- Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
- NB được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- NB được hướng dẫn luyện tập, phục hồi chức năng.
- Người bênh đã rút dẫn lưu vết mổ.
- Động viên người bệnh yên tâm điều trị.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 4 (01/09/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng - Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém.
- Hạn chế vận động do tê 2 tay, căn mỏi cơ.
- Lo lắng do thiếu hụt kiến thức về bệnh.
* Mục tiêu mong đợi
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- NB được hướng dẫn luyện tập, phục hồi chức năng.
- Người bệnh yên tâm điều trị.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 4
- Vết mổ được chăm sóc đúng quy trình, vết mổ không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
-.Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
- NB được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- Người bệnh được tập vận động tốt, NB đỡ lo lắng về bệnh.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 5 (02/09/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng - Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém.
- Hạn chế vận động do tê 2 tay.
- Lo lắng do thiếu hụt kiến thức về bệnh.
* Mục tiêu mong đợi
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- NB được hướng dẫn luyện tập, phục hồi chức năng.
- Người bệnh yên tâm điều trị.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 5
- Vết mổ được chăm sóc đúng quy trình, vết mổ không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
- Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
- NB được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- Người bệnh được tập vận động tốt, NB đỡ lo lắng về bệnh.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 6 (03/09/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng - Nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng do ăn kém.
- Hạn chế vận động do tê 2 tay.
- Lo lắng do thiếu hụt kiến thức về bệnh.
* Mục tiêu mong đợi
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.
- NB được hướng dẫn luyện tập, phục hồi chức năng - Người bệnh yên tâm điều trị.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 6
- Vết mổ được chăm sóc đúng quy trình, vết mổ không có biểu hiện nhiễm trùng.
- Thực hiện y lệnh thuốc an toàn, đầy đủ, đúng giờ.
- Đo dấu hiệu sinh tồn 2 lần/ ngày.
- NB được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
- Người bệnh được tập vận động tốt, NB đỡ lo lắng về bệnh.
Chăm sóc người bệnh ngày thứ 7 (04/09/2019)
* Chẩn đoán điều dưỡng
- Người bệnh có chỉ định: cắt chỉ vết mổ, ra viện 8h 05/9/2019.
- Lo lắng về khả năng tự chăm sóc người bệnh sau khi ra viện.
* Mục tiêu mong đợi - Vết mổ khô, liền tốt.
- Hướng dẫn người bệnh các thủ tục ra viện.
- Người bệnh được tư vấn giáo dục sức khỏe trước khi ra viện.
- Người bệnh tái khám định kỳ theo hẹn.
* Những nội dung thực hiện được ngày thứ 7 - Vết mổ được cắt chỉ đúng quy trình.
- Thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ, đúng giờ.
- NB được phát tờ rơi tư vấn giáo dục sức khỏe trước khi ra viện.
- NB và gia đình yên tâm trước khi ra viện.
- Hoàn thành các thủ tục cho người bệnh ra viện.