Trong quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện nước thải được thu từ hai khu vực chính là khu vực nước thải chứa dầu và khu vực nước thải thông thường. Trong đó khu vực nước thải chứa dầu được gom từ khu vực chứa các bể dầu, khu vực có các thiết bị được tra dầu thường xuyên như turbine và các bơm, quạt. Nước thải thông thường được gom từ các khu vực như từ nhà than, khu vực lấy mẫu, khu vực vận hành. Ta có 2 chu trình xử lý chính của nước thải trong nhà máy.
2.1.1 Chu trình xử lý nước thải chứa dầu Nước thải chứa dầu
Hồ chứa nước thải có dầu máy lọc dầu
Bơm Bồn lắng dầu
Máy lọc dầu Bồn xử lý dầu
Bồn xử lý nước thải chứa dầu Xe tải chở đi
Hồ chứa nước thải
Hình 6: Chu trình xử lý nước thải chứa dầu [2, 3]
2.1.2 Chu trình xử lý nước thải thông thường
Nước thải thường ngày Nước thải định kỳ (sửa chữa, bảo trì)
Hồ chứa nước thải thường xuyên Bơm Hồ chứa nước thải định kỳ
Bể điều chỉnh độ pH NaOH, HCl
Bể làm keo tụ Al2O3 8%
Bể kết bông A-polimer 0,1 %
Bể lắng Bơm Bể lắng bùn
Bể chứa nước lắng Bơm
Màng lọc nhiều lớp C-polymer 0.1% dehydrator
Màng lọc than hoạt tính Phễu chứa
Bể trung hòa NaOH, HCl Xe tải
Bể chứa Bơm Bể chứa nước cấp
Hình 7: Công nghệ xử lý nước thải trong nhà máy nhiệt điện [2, 3]
Nước thải và nước gom từ nhà máy cần phải qua các công đoạn xử lý. Quá trình xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện than gồm hai giai chính:
- Xử lý nước sơ bộ (keo tụ, lắng, lọc).
- Xử lý nước bằng phương pháp trao đổi ion (khử muối).
Hình 8 : Sơ đồ công nghệ xử lý nước trong nhà máy nhiệt điện than [2, 3]
2.1.3 Thuyết minh chu trình
Nước thải trong nhà máy được thu gom từ 3 nguồn chính:
1- Nước thải hàng ngày sinh ra do việc lấy mẫu, rửa thiết bị, nước từ khu rửa hóa chất và nước mưa từ các khu vực sản xuất.
2- Nước thải định kỳ: Khi nhà máy sửa chữa, bảo trì và lấy từ khu vực chứa than.
3- Nước thải chứa dầu: Khi vệ sinh thiết bị, động cơ của nhà máy.
Qua hệ thống ống dẫn và bơm, nước thải được chuyển về bể chứa chính và bể chứa nước thải định kỳ, tại đây nước thải được xử lý sơ bộ bằng biện pháp sục khí bằng khí nén thông qua hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh cặn lắng và làm thoáng sơ bộ, qua đó oxi hóa một phần chất hữu cơ sau đó được bơm sang bể trung hòa, tại đây HCl 10% hoặc NaOH 10% được cho vào để tạo ra pH phù hợp cho quá trình keo tụ ở bể tạo keo, pH được khống chế trong khoảng 6 ÷ 6,5. Sau thời gian xử lý ở bể trung hòa, nước sẽ được để chảy tràn sang bể keo tụ sau đó tràn sang bể tạo bông. Tại bể keo tụ và bể tạo bông, các chất keo tụ và polymer được bơm vào để tạo bông lắng với các chất rắn chứa trong nước. Tại bể keo tụ thì phèn nhôm là chất keo tụ có chứa Al2(SO4)3 được bơm chất vào chất này sẽ trung hoà các điện tích của các hạt keo hoà tan trong nước, ngăn cản sự chuyển động hỗn loạn của các ion giúp cho việc liên kết tạo bông keo tụ thuận lợi. Tại bể tạo bông A-polymer 0,1 % sẽ được bơm vào để tạo sự dính kết giữa các hạt keo lại với nhau tạo ra các hạt có kích thước lớn dễ lắng. Sau đó nước được cho chảy sang bể lắng. Qua bể lắng nước và bùn được tách ra nhờ quá trình lắng. Sau đó nước được bơm đến hồ chứa, rồi tiếp tục được lọc ở bể lọc nhiều lớp MDF để lọc chất rắn còn sót lại (dùng cát và than anthracite). Sau đó nước được bơm lên bể chứa than hoạt tính để tiếp tục quá trình lọc xử lý các hoá chất nếu còn lại. Sau khi đo được thông số đạt yêu cầu, nước tại đây sẽ được chảy sang bể điều chỉnh pH lần cuối bằng HCl và NaOH để đạt tiêu chuẩn [10]. Thiết bị đo được lắp đặt và lấy mẫu thường xuyên để đảm bảo pH 6÷9 và các thông số phù hợp trước khi bơm vào đường cấp. Nếu không đạt sẽ được bơm lại bể chứa để tiếp tục xử lý.
Bùn sau khi tách ra được đưa đến bể bùn, tại đây nước tiếp tục được tách ra và bơm về bể chứa, bùn sau đó được trộn với C-polymer để đẩy nhanh quá trình dehydrate, sau đó được thu gom về kho.
Nước thải chứa dầu từ nhà máy chuyển đến hồ chứa trước khi dầu được tách, dầu nổi được thu hồi nhờ hệ thống thu hồi dầu và nước được chuyển về bể chính.
Với các nhà máy nhiệt điện than điển hình ở Việt Nam, ta lựa chọn công suất của hệ thống xử lý là 200 m3/h nước thải để tính toán và lựa chọn các thiết bị phù
hợp cho xử lý nước thải của nhà máy (tùy theo tình hình thực tế như lượng mưa, mặt bằng sản xuất,..). Ta tính toán sơ bộ cho các thiết bị chính.