Phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty TNHH TM sơn thanh (Trang 29 - 45)

2.3.1 Nhân tố sản lượng tiêu thụ

Sản lượng tiêu thụ là khối lượng, số lượng hàng hoá bán ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.Và như thế nó có ảnh hưởng ra sao đối với lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.Như chúng ta đã biết:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Tức là Lợi nhuận = Q * P – ( Q * v + F) Trong đó: Q : Sản lượng tiêu thụ

P : Giá bán v : Biến phí F :Định phí

Vậy nếu như các nhân tố khác không thay đổi thì nếu sản lượng tiêu thụ tăng lên tức là lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên.Sản lượng tiêu thụ của công ty TNHH TM Sơn Thanh qua 2 năm gần đây như thế nào? Qua bảng số liệu dưới đây chúng ta sẽ rõ hơn về tình hình tiêu thụ của công ty :

BẢNG 2.8 : TÌNH HÌNH SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY NĂM 2009 -2010 (ĐVT : Tấn )

TT Tên quy cách vật tư sản phẩm hàng hoá

Mã hàng Năm 2009 Năm 2010 Mức chênh lệch Tuyệt đốiTương

đối

1 Thép buộc ly 153 245 92 23.1

2 Thép D10 PMH 785 890 105 6.26

3 Thép D6- D8 BN 450 685 235 20.7

4 Thép D10 BN 360 453 93 11.44

5 Thép D12 BN 1336 1240 -96 -3.73

6 Thép D14- D25 BN 350 623 273 28.06

7 Thép D6- D8 MC 750 763 13 0.86

8 Thép D10 MC 530 630 100 8.62

9 Thép D12 MC 1885 2042 157 3.99

10 Thép D14- D25 MC 595 654 59 4.72

11 Thép D6- D8 TNS 325 478 153 19.05

12 Thép D6- D8 ĐM 489 352 -137 -16.3

13 Thép D10 ĐM 783 548 -235 -17.65

14 Thép D12 ĐM 654 589 -65 -5.23

15 Thép D14- D25 ĐM 450 565 115 11.33

16 Xi măng HM PCB 40 18005 25063 7058 16.39

( Nguồn số liệu : Phòng kế toán công ty) Qua bảng số liệu trên nhìn chung các mặt hàng đều tăng từ năm 2010 so với năm 2009, nhưng cũng có một số mặt hàng giảm.Như thép D12 mặc dù khối lượng tiêu thụ của mặt hàng này rất lớn trong 2 năm nhưng so với năm 2009 thì năm 2010 khối lượng của loại hàng này giảm đi hoặc chỉ tăng nhẹ ở các mã hàng khác nhau.Cụ thể là thép D12 mã hàng BN giảm 3.73%, mã hàng ĐM giảm 5.23%.Mặt hàng này giảm đây cũng là do nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này đã giảm sút hoặc do một số lý do của công ty như chất lượng, mẫu mã và khả năng bán hàng về loại này đã giảm.

Bên cạnh đó thì hầu hết tất cả các mặt hàng của công ty TNHH TM vật tư Bình Nguyên năm 2010 giảm so với năm 2009, điều này cho thấy khách hàng đã không còn ưa chuộng nhiều về loại mặt hàng này nữa mà chuyển sang nhiều loại hàng của các công ty khác có mẫu mã và chất lượng tốt hơn.

Nhưng nhìn chung hầu hết tất cả các mặt hàng đều tăng trong 2 năm gần đây.Đặc biệt là mặt hàng xi măng HM đã tăng lên 16.39 %, mặt hàng này tăng với tỷ lệ nhiều cũng do nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng nhất vẫn là do địa bàn huyện Quỳnh Lưu hiện nay đang phát triển thêm nghành nghề sản xuất Táp Lô, đây là sản phẩm sản xuất phải dùng đến một lượng xi măng lớn, tận dụng được điều này công ty đã phát triển luôn nghành nghề vận tải, cung cấp sản phẩm đến tận nơi mà khách hàng yêu cầu, đây là điều rất có lợi cho công ty, vừa phát triển thêm bên nghành vận tải vừa bán được sản phẩm nhiều hơn.Qua đó thì công ty vẫn phải nổ lực tăng sản lượng của mình hơn bằng các chiến lược khác nhau nhưng vẫn phải tính toán sao mang lại hiệu quả cho công ty nhiều nhất.

2.3.2 Nhân tố giá bán sản phẩm

Giá bán cũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.Nếu như các nhân tố khác không thay đổi như là sản lượng, chi phí thì khi giá bán tăng đồng nghĩa với lợi nhuận sẽ tăng lên.Nhưng trong nền kinh tế thị trường ngày nay, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng với những chiến lược khác nhau thì việc tăng giá lên thường đi đôi với sản lượng tiêu thụ sẽ giảm đi một phần nào đó.Tức là giá bán không phải chỉ do doanh nghiệp quyết định, mà còn do quan hệ cung cầu về sản phẩm, hàng hoá quyết định.Vì vậy, giá bán sản phẩm sẽ thay đổi theo xu hướng thuận chiều với lợi nhuận nhưng lại ngược chiều với khối lượng sản phẩm bán ra.Nên mỗi doanh nghiệp luôn phải biết cân nhắc để làm sao kết quả cuối cùng sẽ có lợi nhất đối với doanh nghiệp mình.Công ty TNHH TM Sơn Thanh cũng là công ty hiểu rất rõ tầm quan trọng của giá bán.Nhưng công ty chỉ là công ty thương mại, chuyên mua bán chứ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên giá cả phụ thuộc vào giá chính của công ty sản xuất, sau khi mua hàng về sẽ dựa trên tình hình thị trường và các chi phí liên quan khác để đưa ra một mức giá bán phù hợp.Sau đây là mức giá biến động trong 2 năm gần đây của công ty

BẢNG 2.9 : GIÁ BÁN CÁC MẶT HÀNG TRONG 2 NĂM 2009 – 2010 TT

Tên quy cách vật tư sản phẩm hàng hoá

hàng ĐVT Năm 2009 (1000đ)

Năm 2010 (1000đ)

Mức chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối

1 Thép buộc ly Kg 17 19 2 11.7

2 Thép D10 PMH Kg 15.3 15.8 0.5 3.26

3 Thép D6- D8 BN Kg 15 15.5 0.5 3.33

4 Thép D10 BN Kg 15.3 15.8 0.5 3.26

5 Thép D12 BN Kg 15.2 15.7 0.5 3.28

6 Thép D14- D25 BN Kg 15.1 15.6 0.5 3.31

7 Thép D6- D8 MC Kg 15 15.5 0.5 3.33

8 Thép D10 MC Kg 15.3 15.8 0.5 3.26

9 Thép D12 MC Kg 15.2 15.7 0.5 3.28

10 Thép D14- D25 MC Kg 15.1 15.6 0.5 3.31

11 Thép D6- D8 TNS Kg 14.8 15.2 0.4 2.7

12 Thép D6- D8 ĐM Kg 14.9 15.5 0.6 4.03

13 Thép D10 ĐM Kg 15.2 15.8 0.6 3.94

14 Thép D12 ĐM Kg 15.1 15.7 0.6 3.97

15 Thép D14- D25 ĐM Kg 15 15.5 0.5 3.33

16 Xi măng HM PCB 40 Tấn 950 1000 50 5.26

(Nguồn số liệu : phòng kế toán công ty ) Qua số liệu trên ta thấy giá bán bình quân của tất cả các mặt hàng năm 2010 đã tăng lên so với năm 2009, các mặt hàng gần như tăng giá tương đương nhau ,đây cũng là do yếu tố thị trường quyết định, theo đánh giá của hiệp hội thép Việt Nam thì thép các chủng loại đều tăng lên là do phôi thép mà chúng ta nhập khẩu từ nước ngoài tăng lên, và do quản lý của mỗi doanh nghiệp sản xuất không hợp lý, dẫn đến chi phí tăng kéo theo giá bán tăng lên. Mặc dù với việc tăng giá bán lên ảnh hưởng đến công ty nhưng công ty cũng có nhiều chiến lược nhằm trấn an khách hàng, giúp cho lượng tiêu thụ của công ty trong 2 năm qua vẫn tăng lên.Đồng thời thì công ty cũng có những kiến nghị đối với nhà nước trong việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với phôi thép và các công ty sản xuất nên quản lý tốt hơn tránh tình trạng gây lãng phí nguồn lực dẫn đến việc tăng giá các mặt hàng quá mạnh trong thời gian gần đây.

2.3.3 Nhân tố chi phí

Chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời gian nhất định để thu đựơc doanh thu trong thời gian đó.

Như chúng ta đã biết : Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Tức là chi phí có ảnh hưởng ngược chiều đối với lợi nhuận, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi thì khi chi phí nhỏ thì doanh nghiệp sẽ thu được về nhiều lợi nhuận và ngược lại chi phí càng lớn thì lợi nhuận càng nhỏ.Tuy vậy nhưng khi sử dụng chi phí thì chúng ta cũng phải xét trong mối quan hệ tổng thể với nhiều yếu tố khác nữa, không phải cứ chi phí t ăng thì lợi nhuận sẽ giảm, nếu như chi phí tăng nhưng tỷ lệ tăng đó nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng sẽ tăng

lên. Nên khi xét đến một vấn đề nhất định thì phải đặt nó trong mối liên hệ với các yếu tố khác nữa. Vậy đối với công ty TNHH TM Sơn Thanh thì việc sử dụng nguồn chi phí này như thế nào ?

BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CHI PHÍ TRONG 2 NĂM 2009- 2010

(ĐVT : 1000 đ) Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền Tỷ

trọng(%) Số tiền Tỷ

trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) 1. Chi phí

tài chính 658.489 7.7 965.148 8.31 306.659 46.57 2. Chi phí

bán hàng và quản

lý DN

7.827.813 92.2 10.536.029 90.7 2.708.216 34.6

3. Chi phí

khác 5.610 0.1 114.245 0.99 108.635 1936

4. Tổng

chi phí 8.491.912 100 11.615.422 100 3.123.510 36.78

(Nguồn số liệu: Phòng kế toán công ty)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy về tỷ lệ chi phí của công ty theo các hoạt động. Trong năm 2009 thì chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cụ thể là chiếm 92.2 % trong tổng chi phí của năm. Trong năm 2010 chi phí bán hàng và

cung cấp dịch vụ của công ty cũng tăng lên 2.708.216 nghìn đồng chiếm 34.6 % nhưng xét về tỷ trọng trong tổng chi phí của năm thì tỷ lệ này lại giảm đi.Điều này cho thấy trong năm 2010 thì mặc dù các hoạt động của công ty đều tăng lên nhưng tỷ lệ đồng đều hơn giữa các loại chi phí so với năm 2009.

Về chi phí tài chính năm 2010 so với năm 2009 thì tăng lên cụ thể là 306.659 nghìn đồng, tương ứng 46.57 %. Công ty trong năm 2010 đã vay nợ ngân hàng và các nhà cung cấp nhiều hơn để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình đồng nghĩa với việc đó thì tiền lãi phải trả cũng nhiều hơn. Nhưng quan trọng là về tầm nhìn của công ty trong hoạt động kinh doanh, so với doanh thu mang lại thì số tiền lãi khá cao cũng là một điều tất yếu, quan trọng là công ty đã tận dụng được các nguồn vốn một cách triệt để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .

Về chi phí khác của công ty năm 2010 cũng tăng lên nhiều so với năm 2009, cụ thể là tăng lên 108.635 nghìn đồng, điều này công ty nên xem xét lại các loại chi phí phát sinh này, nguồn gốc của chi phí này để tìm cách khắc phục nếu như đó là các loại chi phí không đáng có.

Chi phí là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty, nếu như các chi phí này là phù hợp thì đó là điều tất yếu phải bỏ ra. Nhưng công ty nên có những biện pháp quản lý tốt hơn nữa đối với các loại chi phí không đáng có, không hợp lý.

Điều này sẽ góp phần rất lớn trong việc tăng lợi nhuận của công ty lên.

2.4 Những vấn đề đặt ra đối với công ty

2.4.1 Những kết quả đạt được

Tuy mới thành lập cách đây không lâu nhưng công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể :

- Cuối năm 2010 công ty được Công ty xi măng Hoàng Mai trao tặng giải thưởng là công ty tiêu thụ mặt hàng này với khối lượng lớn thứ 2 tỉnh Nghệ An.

- Công ty đã xây dựng chiến lược kinh doanh ngày càng hợp lý hơn.Mặt hàng mà công ty kinh doanh không những bị chi phối bởi môi trường trong nước mà còn bị ảnh hưởng rất mạnh mẽ từ sự biến động của tình hình thế giới.Tuy mới thành lập cách

đây không lâu nhưng công ty thấy rằng xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với sự phát triển và sinh lời của công ty .Công ty đã tiến hành cũng cố các mối quan hệ lâu dài đối với khách hàng như là có chính sách ưu đãi, hỗ trợ thêm trong việc vận chuyển ….

-Công ty đã tổ chức sắp xếp lực lượng lao động một cách hợp lý hơn.Nhân viên công ty khi được tuyển dụng đều phải làm hợp đồng đối với công ty và phải chịu một phần trách nhiệm khi làm hư hỏng cơ sở vật chất của công ty, đối với bên vận chuyển thì khi xảy ra tai nạn, bên phần bán hàng thì kiểm kê số tiền đủ hay thiếu … Điều này làm cho mỗi người có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

- Đa số lực lượng lao động của công ty đều là người trẻ nên sẽ phát huy được tính sáng tạo, nhanh nhạy, sức khoẻ, độ dẻo dai.Mà với tính chất công việc của công ty thì các yếu tố đó rất cần thiết.

-Trong những năm qua thì công ty đã tích cực khai thác, thăm dò tìm kiếm thị trường. Nhận thấy công tác thị trường là cực kì quan trọng trong tình hình nền kinh tế hiện nay. Công ty đã liên hệ với một số đại lý nhỏ ở các vùng miền núi phía Tây, đây là vùng có tiềm năng, nhưng do địa hình khá hiểm trở, con đường vận chuyển còn tương đối khó khăn. Nhưng công ty đã mạnh dạn kí kết các hợp đồng, cam kết là nơi cung cấp hàng cho các đại lý này, và có thể thực hiện luôn công tác vận chuyển nếu các đại lý cần. Điều này làm cho thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng, khai thác tiềm năng của các thị trường khác nhau.

-Để góp phần nâng cao lợi nhuận công ty đã tiến hành đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của mình như : cho thuê tài sản cố định chưa cần dùng, tham gia đầu tư liên doanh ….

2.4.2 Những tồn tại, yếu kém

-Việc quản lý chi phí của công ty là chưa tốt, nhiều chi phí phát sinh mà không có chứng từ hợp lệ. Các chi phí về dịch vụ mua ngoài, tiền nước, tiền điện, internet…. còn quá cao.

- Công ty vốn chưa chú trọng đến chiến lược Marketing tiếp cận thị trường tiêu thụ. Công ty chỉ dừng lại ở việc khái quát chung về việc nghiên cứu tình hình giá cả thị trường, tình hình kinh tế trong nước nhưng chưa thật sự mở rộng thị trường sang

các tỉnh lân cận như Hà Tĩnh, Thanh Hoá …Đây là những thị trường có sức tiêu thụ lớn mà công ty nên khai thác trong thời gian tới.

- Trình độ công nhân viên trong công ty chủ yếu là sơ cấp và thường là những người quen biết trong gia đình nên có tình trạng ỷ thế, thích làm, thích nghỉ không có thời gian cụ thể khiến cho công ty gặp khá nhiều khó khăn, có lúc thiếu nhân viên có lúc lại thừa.

- Công ty vẫn quản lý vốn lưu động chưa thật sự tốt, vẫn có tình trạng tồn hàng ở trong kho nhiều dẫn đến việc bảo quản khá khó khăn vì do tính chất của mặt hàng là dễ hư hỏng nhất là trong mùa mưa. Và điều này cũng làm cho vòng quay của vốn giảm.

Trên cơ sở xem xét, tìm hiểu, nắm bắt tình hình thức tế của công ty trong quá trình thực tập, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận đối với công ty TNHH TM Sơn Thanh trong thời gian tới.

2.5 Một số giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty TNHH TM Sơn Thanh

2.5.1 Phương hướng hoạt động của công ty trong năm 2011

Trong năm 2011 đây là năm có ý nghĩa cực kì quan trọng, đánh dấu 10 năm phát triển của công ty.Phát huy kết quả đạt được trong năm 2010, với khí thế mới toàn bộ nhân viên công ty trên dưới một lòng, đoàn kết nhất trí, nổ lực phấn đấu vì sự phát triển phồn vinh của công ty trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.Trong năm 2011 thì công ty tập trung phấn đấu nhằm vào các mục tiêu sau đây:

- Doanh thu : 200 tỷ đồng

- Nộp ngân sách : 600 triệu đồng

- Lợi nhuận : 1.5 tỷ đồng

- Thu nhập bình quân : 2.5 triệu đồng

* Để thực hiện các mục tiêu trên công ty cần tập trung giải quyết các vấn đề có tính định hướng sau :

- Cũng cố thị trường hiện tại, tiếp tục có mối quan hệ tốt và lâu dài với các khách hàng lâu năm của công ty.Đặc biệt là các vùng ở xa như khu vực miền núi phía Tây. Đồng thời tiếp tục khai thác các khu vực thị trường tiềm năng mới như ở Hà Tĩnh và Thanh Hóa.

- Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, giảm các loại chi phí không đáng có, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng nhanh vòng quay vốn. Giảm số phải thu từ phía khách hàng, nhất là các khoản nợ khó đòi của các khách hàng lẻ.

- Luôn có công tác khuyến khích, bồi dưỡng nhân viên, quan tâm đến đời sống của nhân viên để nhằm tạo ra mối quan hệ khăng khít của nhân viên với công ty, để nhân viên coi công ty như là ngôi nhà thứ hai của chính mình. Phát huy khả năng sáng tạo, làm việc hết mình, phục vụ lợi ích chung của toàn công ty.

- Công ty luôn đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể để nhằm đối phó với các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như tiềm ẩn, tiếp tục giữ vững thị trường.

2.5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty TNHH TM Sơn Thanh

Mặc dù trong những năm gần đây công ty đã có những điểm hoàn thành kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra trong các năm nhưng vẫn không thể tránh được các thiếu sót chưa được điều chỉnh.Do vậy để xác định nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận và khắc phục những khó khăn trước mắt của công ty là một việc làm cần thiết.Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH TM Sơn Thanh cùng với kiến thức chuyên môn đã học, em đã có những đánh giá riêng của mình về công ty đồng thời kiến nghị một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận của công ty như sau:

Như chúng ta đã biết :

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng lợi nhuận tại công ty TNHH TM sơn thanh (Trang 29 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w