Chương 3 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Thực trạng cơ chế quản lý vốn của Nhà nước
3.1.2.4. Cơ chế người đại diện
Người đại diện đã phối hợp với SCIC thực hiện các giải pháp cơ cấu thành công tại nhiều doanh nghiệp mà ví dụ điển hình như trường hợp CTCP sứ Hải Dương đã mời được đối tác chiến lược, ngay trong tháng đầu tiên sau khi tái cơ cấu đã cắt lỗ, từng bước khôi phục thương hiệu sứ truyền thống.
Ngoài ra, việc tái cơ cấu kết hợp với việc tham gia của cổ đông chiến lƣợc đã đƣợc thực hiện tại nhiều doanh nghiệp nhƣ: Vinamilk, Bảo Minh, Vinare, Vinaconex, Thương mại Tràng Tiền, Muối Ninh Thuận, Du lịch Đà Nẵng,...
Nhiều người đại diện đánh giá cao vai trò của SCIC trong việc đề xuất với các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về việc hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt đƣợc đó, vẫn còn một số tồn tại trong công tác phối hợp giữa người đại diện và SCIC.
Một số người đại diện chưa tuân thủ đầy đủ, không báo cáo, lấy ý kiến của SCIC trước khi biểu quyết tại hội đồng quản trị hoặc đại hội cổ đông. Cá biệt, một
số người đại diện nhận thức không đúng là đã được Bộ, được UBND tỉnh, thành phố cử làm đại diện thì có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền cổ đông Nhà nước, không cần xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn là SCIC...
Một số trường hợp người đại diện biểu quyết mà không xin ý kiến của SCIC hoặc biểu quyết khác ý kiến của SCIC, không đảm bảo quyền lợi của SCIC nhƣ:
phát hành cho cổ đông hiện hữu nhƣng không phát hành cho SCIC (thực chất là pha loãng cổ phần Nhà nước), phát hành cổ phần cho đối tượng khác theo giá thấp, pha loãng cổ phần Nhà nước, sử dụng phần lớn lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, quyết định đầu tư lớn không đúng thủ tục,...
Một số người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ của các bộ, ngành, địa phương do không trực tiếp quản lý doanh nghiệp nên chưa thực sự là người bảo vệ quyền lợi trực tiếp của SCIC tại doanh nghiệp và chƣa có nhiều hỗ trợ thiết thực đối với doanh nghiệp,... Hơn nữa, người đại diện tại các doanh nghiệp còn chậm trễ trong việc đôn đốc, thu hồi công nợ về SCIC. Hoặc có tình trạng một số người đại diện vẫn coi SCIC là một cơ quan chủ quản hơn là một cổ đông thực sự, cho rằng SCIC chịu trách nhiệm xử lý cả các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách.
SCIC cũng nhận thức rằng phối hợp tốt với người đại diện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, với số lượng doanh nghiệp nhiều, lực lượng cán bộ còn mỏng nên ở một số trường hợp, cán bộ SCIC chưa tới doanh nghiệp để trợ giúp và tƣ vấn.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp giữa người đại diện và SCIC, khung pháp lý về người đại diện phải tiếp tục được hoàn thiện, trong đó phải nhanh chóng ban hành khung pháp lý chi tiến hơn quy định về cơ chế đối với người đại diện cũng như mối quan hệ phối hợp giữa người đại diện với cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước (không chỉ dành riêng cho SCIC).
Về phía SCIC, trong khi chờ các quy định pháp luật, Tổng công ty tiếp tục chủ động hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa người đại diện và Tổng công ty theo hướng:
SCIC là cổ đông thực sự tại doanh nghiệp, thông qua người đại diện để thực hiện
quyền và nghĩa vụ cổ đông Nhà nước, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành và sử dụng vốn, góp phần bảo toàn và phát triển phần vốn Nhà nước.
Cùng với đó, SCIC sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn đánh giá, lựa chọn người đại diện tại các doanh nghiệp;
đồng thời tăng cường mối quan hệ phối hợp 3 bên (Địa phương-người đại diện và SCIC) trong quản lý doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, vốn Nhà nước nhiều, SCIC cử người trực tiếp hoặc phối hợp với người đại diện (là lãnh đạo doanh nghiệp). Đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, phần vốn Nhà nước không nhiều, thuộc các lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước không cần nắm giữ vốn, SCIC dự kiến giảm dần số lượng người đại diện tại một doanh nghiệp.
Tại một số doanh nghiệp, SCIC thí điểm trực tiếp thực hiện quyền cổ đông, quản lý phần vốn Nhà nước thông qua phương thức: doanh nghiệp cung cấp thông tin, báo cáo dành cho cổ đông (không cử người đại diện)”.
3.1.2.5. Vai trò hoạch định chiến lược của SCIC
Từ khi nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được chuyển về SCIC, các doanh nghiệp đã có những thuận lợi hơn do công việc đƣợc trao đổi với những người cùng mục tiêu kinh doanh và có tầm nhìn rộng ra cả ngành hàng trên phạm vi cả nước và thế giới, SCIC cũng tham mưu được cho doanh nghiệp những chiến lược kinh doanh ở tầm cao hơn.
Bên cạnh thuận lợi này, còn có những khó khăn nhƣ: trách nhiệm và lợi ích đối với địa phương ít hơn, từ đó sự gắn bó giữa doanh nghiệp và địa phương phần nào bị giới hạn, vì thế sự thông cảm và quan tâm chia sẻ của địa phương đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
SCIC cũng là một cổ đông, có quyền và nghĩa vụ nhƣ mọi cổ đông khác. Vì thế không thể đòi hỏi SCIC một trách nhiệm nghĩa vụ đặc biệt nào khác. Tuy nhiên, vì là Nhà nước, nên SCIC ngoài tìm kiếm lợi nhuận còn phải thực hiện chức năng